Công bố biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam
Hường Hoàng
Thứ năm, 03/11/2022 - 08:53
Mới đây, hình ảnh chú chim hạc với dòng chữ “VIET NAM GI” trên nền vàng, viền đỏ đã chính thức trở thành biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia của Việt Nam.
Nhu cầu cấp thiết phải có một chỉ dẫn địa lý quốc gia
Từ khi Luật sở hữu trí tuệ ra đời vào năm 2005, Việt Nam đã bảo hộ được 120 chỉ dẫn địa lý, trong đó có 108 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 12 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
Tuy đã bảo hộ thành công nhiều chỉ dẫn địa lý trong và ngoài nước, Việt Nam vẫn thiếu một dấu hiệu nhận biết chung cho những chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam, dẫn đến tình trạng khó khăn trong quản lý chỉ dẫn địa lý.
Điều này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một biểu trưng chỉ dẫn địa lý chung, nhằm hỗ trợ hoạt động quảng bá, giới thiệu những sản phẩm của Việt Nam ra thị trường, đặc biệt là thị trưng nước ngoài.
Từ đó, đề án "Thiếtkế biểu tượng chỉ dẫn địa lý Quốc gia" của Bộ Khoa học và Công nghệ với sựtài trợ của Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) đã ra đời. Đây làmột trong những dự án có ý nghĩa đặc biệt nhằm tạo nên một dấu hiệu nhận biếtchung, thể hiện đầy đủ những giá của chỉ dẫn địa lý Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của KIPO thông qua Hiệp hội Xúctiến sáng chế Hàn Quốc (KIPA), dự án đã lựa chọn được Biểu trưng chỉ dẫn địa lýquốc gia cho Việt Nam và đã chính thức được Bộ KH&CN phê duyệt và ban hànhvào ngày 28/10 vừa rồi.
Lợi ích của biểu trung chỉ dẫn địa lý quốc gia
Theo ông Yoon Seiyoung, Trưởng Văn phòng Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác quốc tế, Phòng Thương mại hợp tác (KIPO), biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia của Việt Nam sẽ giúp cho người tiêu dùng trên thế giới sẽ biết được tính xuất sắc của sản phẩm, mang đặc tính, bản sắc của một khu vực cụ thể, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương và sự phát triển kinh tế chung của Việt Nam.
Theo các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc, để biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia có thể phát huy được hết vai trò của mình, Việt Nam cần có những chính sách cụ thể quy định về việc sử dụng biểu trưng này, như một công cụ để quản lý và kiểm soát và quảng bá.
Cụ thể, Việt Nam cần xây dựng quy chế quản lý sử dụng biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia; đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận đối với biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia tại Việt Nam.
Cùng với đó, chúng ta cần xác định được tổ chức đủ năng lực kiểm nghiệm và chứng nhận sản phẩm; cấp quyền sử dụng biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia cho một số chủ thể; đồng thời truyền thông tăng cường khả năng nhận biết biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia tại thị trường trong nước.
Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết, việc xây dựng thành công biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia sẽ giúp nhà nhập khẩu và người tiêu dùng định vị được sản phẩm đại diện của Việt Nam.
Chỉ dẫn địa lý quốc gia giúp cho cộng đồng yên tâm về xuất xứ, chất lượng sản phẩm. Không chỉ thế, các tổ chức quản lý kiểm soát được số lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường và các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ dễ dàng phát hiện được các hành vi xâm phạm đối với chỉ dẫn địa lý.
Thứ trưởng Giang nhận định: "Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam sẽ trở thành một dấu hiệu quan trọng để các cơ quan và tổ chức hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý".
Là một đất nước có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, qua hàng nghìn năm, Việt Nam đã phát triển được một hệ thống sản phẩm đặc sản, tiểu thủ công nghiệp mang đậm giá trị văn hóa, dân tộc đặc thù.
Đó là lợi thế lớn cho sự phát triển về nông nghiệp của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những cơ hội của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Với vai trò là cơ quan quản lýNhà nước về sở hữu công nghiệp, những năm qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã thúc đẩyhiệu quả hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý một cách toàn diện từ tư vấn hoạch địnhchính sách cho đến thực thi các chương trình, dự án hỗ trợ các chủ thể trong việcxác lập quyền, quản lý và quảng bá chỉ dẫn địa lý.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý có tác động nhất định tới giá trị của sản phẩm. Theo đó, sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, giá bán của sản phẩm có xu hướng tăng. Cụ thể, cam Cao Phong có giá tăng gần gấp đôi; mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 75-80%; nước mắm Phú quốc tăng 30-50%; chuối ngự Đại Hoàng tăng 130-150%; bưởi Luận Văn (Thanh Hóa) giá tăng 3,5 lần...
Ông Bùi Kim Đồng, Trung tâm phát triển hệ thống nông nghiệp cho biết, những doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội có nhu cầu sử dụng chỉ dẫn địa lý quốc gia cần phải làm những thủ tục đăng ký cấp lên Cục Sở hữu trí tuệ.
Đơn vị được cấp chỉ dẫn địa lý quốc gia phải đạt chứng nhận chất lượng, nguồn gốc từ tổ chức chứng nhận độc lập. Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ thẩm định và cấp quyền sử dụng biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia.
Các trường đại học, viện nghiên cứu là một trong những cái nôi của hoạt động đổi mới sáng tạo ở mỗi quốc gia. Vì vậy, cần thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ, đồng thời có thêm những chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo động lực hiện thực hóa các ý tưởng thành sản phẩm hoàn chỉnh ở môi trường này.
Chỉ riêng 10 tháng đầu tiên của năm 2022, cơ quan chức năng đã xử lý 292 trường hợp bán hàng giả, hàng nhái xe máy và phụ tùng xe máy, đặt ra những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp trong thị trường này.
Mới đây, Legal 500 đã công bố danh sách 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam do tổ chức này bình chọn. Legal 500 là tổ chức uy tín quốc tế trong đánh giá và xếp hạng các công ty luật cũng như luật sư hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong năm qua, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán về những tác động toàn diện của metaverse và NFT đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: liệu luật pháp có nhất thiết phải tạọ ra những quy định mới để thích ứng với những thay đổi này hay không?
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.