Sở hữu trí tuệ
Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tại hội nghị "Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024", Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt dẫn lời WIPO cho biết, năm 2023, Việt Nam xếp hạng 46/132 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong bảy quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập niên qua.
Là một trong những khía cạnh biểu hiện của hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam, về sở hữu trí tuệ, năm 2023, Cục sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 156.413 đơn các loại, tăng 11% so với năm 2022. Trong đó, số đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng 8,5% và các loại đơn/yêu cầu khác tăng 14,1%.
Về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam cũng đã đạt được nhiều kết quả trong việc đẩy lùi nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thể hiện ở việc tăng mạnh cả số vụ xử lý và số tiền phạt.
Theo báo cáo của các địa phương, cả nước đã có hơn 3000 vụ xâm phạm quyền đã được xử lý, với tổng số tiền phạt gần 37 tỷ đồng, tăng ba lần về số vụ và tổng số tiền phạt so với năm 2022.
Hoạt động hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng đã được Cục sở hữu trí tuệ quan tâm, đẩy mạnh thông qua việc cung cấp 306 ý kiến chuyên môn cho các cơ quan thực thi quyền, tăng 40% so với năm 2022, tham dự 7 vụ việc đã kết thúc giải quyết tại tòa án.
Những kết quả trên cho thấy hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ở các địa phương đã đạt được một số thành tích nhất định, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuy vậy, theo ông Nguyễn Văn Bảy, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, trong tình hình hiện nay, khi các cam kết về kinh doanh quốc tế đang đặt ra các yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn, nhiệm vụ cải thiện tính hiệu quả của hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam càng trở nên cấp bách.
Điều này đòi hỏi nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, cán bộ các cơ quan thực thi cần thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ, để trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các cơ quan thực thi khác và với các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ở cả trung ương và địa phương.
Theo ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội, với việc đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, trong thời gian gần đây, số lượng đăng ký sở hữu công nghiệp tại thủ đô Hà Nội đã tăng lên đáng kể đã góp phần nâng cao giá trị tinh thần và vật chất cho xã hội.
Đặc biệt, là địa phương đứng đầu cả nước về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương và tổng số đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, Hà Nội càng khẳng định được vai trò của địa phương trong thúc đẩy công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho Thủ đô bứt phá, phát triển nhanh và bền vững.
Theo ông Sơn, một trong những nhiệm vụ và cũng là giải pháp quan trọng đối với Hà Nội là cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trong đó, thành phố tập trung vào bốn nhiệm vụ: đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường khoa học và công nghệ; tập trung phát triển khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường; lấy doanh nghiệp làm trọng tâm; hỗ trợ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn.
“Các kinh nghiệm của Hà Nội trong việc xây dựng và khai thác tài sản trí tuệ sẽ được học hỏi, nhân rộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển của hoạt động sở hữu trí tuệ của cả nước”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhận định.
LEGO đầu tư nhà máy tỷ đô và bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngay tại Việt Nam
Đăng ký sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Với những đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt của thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung vào hoạt động kiểm định chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc. Trong đó, việc đăng ký bảo hộ, khai thác và thực thi về sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
LEGO đầu tư nhà máy tỷ đô và bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngay tại Việt Nam
Là một trong những tập đoàn lớn nhất của Đan Mạch, cuối năm 2022, LEGO đã bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới tại Bình Dương. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến tập đoàn này còn nghi ngại đó là hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra hết sức phổ biến ở Việt Nam.
Lại vụ Peppa và sói Wolfoo: Quyền tài phán trong tranh chấp sở hữu trí tuệ xuyên biên giới
Mới đây, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã chính thức thụ lý vụ kiện Sconnect (chủ sở hữu phim hoạt hình Wolfoo) và eOne (chủ sở hữu phim hoạt hình Peppa Pig). Trước đó, Tòa án cấp cao Vương quốc Anh cũng đã tuyên bố các tòa án nước này có thẩm quyền xử lý vụ kiện.
Đề xuất giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng trực tuyến
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Tuy khung pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ đã được xây dựng khá toàn diện, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'
Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.
Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ
Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.
Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.
Messi 'bất ngờ' xuất hiện trong MV của Jack: Có vi phạm bản quyền?
Mới đây, việc nam ca sĩ Jack sử dụng hình ảnh của ngôi sao bóng đá người Argentina trong MV mới đã khiến cho cộng đồng mạng xôn xao. Bởi để có thể mời được một ngôi sao nổi tiếng thế giới xuất hiện trong một tác phẩm phim, ca nhạc, show diễn… là một việc vô cùng tốn kém cả về công sức lẫn tiền bạc.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.