Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.
Vừa qua, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã tổ chức lễ công bố báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (Global Innovation Index 2023).
Theo đó, Việt Nam xếp hạng 46/132 quốc gia và nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022. Như vậy, từ năm 2017 đến nay, chỉ số GII của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 48 (năm 2022) và 46 (năm 2023).
Báo cáo xếp hạng dựa trên các yếu tố đầu vào và đầu ra. Theo đó, từ năm ngoài đến năm nay, xếp hạng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp đã tăng 2 bậc từ 57 lên 55.
Đầu vào của hoạt động đổi mới sáng tạo gồm 5 trụ cột: thể chế, nguồn nhân lực và hoạt động nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của thị trường và trình độ phát triển của doanh nghiệp.
Trong khi đó, đầu ra đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 1 bậc so với năm 2022, từ vị trí 41 lên 40. Đầu ra này bao gồm 2 trụ cột là sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.
Ngoài 6 quốc gia có thu nhập trung bình cao bao gồm Trung Quốc (xếp hạng 12), Malaysia (xếp hạng 36), Bulgaria (xếp hạng 38), Thổ Nhĩ Kỳ (xếp hạng 39) và Thái Lan (xếp hạng 43), còn lại, tất cả những quốc gia xếp trên Việt Nam đều là các nước có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập niên qua, gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Cộng hòa hồi giáo Iran.
Việt Nam cũng là 1 trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ phát triển đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp, gồm Ấn Độ, Cộng hòa Moldova và Việt Nam.
Năm 2023, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu có một số thay đổi về các chỉ số thành phần, nguồn dữ liệu và cách tính chỉ số thành phần. Trong đó có chỉ số mới về start-up như "giá trị của các doanh nghiệp kỳ lân". Về chỉ số này, Việt Nam xếp hạng thứ 33.
Về hoạt động chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D), Việt Nam xếp hạng 66, không có sự cải thiện so với các năm trước. Tuy nhiên, chi R&D của top 3 doanh nghiệp lớn đã có sự cải thiện đáng kể, xếp hạng 29, tăng 9 bậc so với năm 2022.
Dù còn nhỏ, nhưng giá trị các thương vụ đầu tư mạo hiểm cũng đã có sự cải thiện lớn so với năm 2022. Năm 2023, chỉ số này xếp hạng 60, tăng 17 bậc so với 2022.
Hoạt động quản lý chất lượng theo ISO có sự cải thiện lớn, tăng 15 bậc, từ vị trí 65 năm 2022 lên vị trí 50 năm 2023.
Tuy nhiên, một số chỉ số đổi mới xếp hạng của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Nhóm chỉ số bền vững sinh thái dù tăng 3 bậc so với năm 2022 nhưng chỉ ở thứ hạng 110.
Tương tự, các vấn đề về thể chế vẫn cần nhiều nỗ lực cải thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, chỉ số hiệu quả thực thi pháp luật chỉ xếp hạng 72, giảm 2 bậc so với năm 2022.
Thời gian vừa qua, bộ chỉ số này được Việt Nam và Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như một trong những công cụ quản lý điều hành quan trọng.
Đổi mới sáng tạo không chỉ là những giải pháp đột phá trong vận hành, quản trị doanh nghiệp, mà còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai, giúp đất nước sớm trở thành trung tâm công nghệ cao của toàn khu vực.
Một trong những trọng tâm của chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden là "thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam tập trung vào công nghệ và đổi mới sáng tạo". Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này là không có giới hạn.
Khép lại mùa 3, chương trình Huấn luyện đổi mới sáng tạo S-Growth Innnovation Coaching (SIC) đã mở ra một hành trình mới cho hoạt động đổi mới sáng tạo khởi nghiệp quốc gia – hành trình nhân bản và hội nhập.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.