Tiêu điểm
Công nghiệp thúc đẩy GDP quý III tăng 7,4%
Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng mạnh mẽ, với công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm nhấn khi tăng 11,41% - mức tăng cao nhất trong sáu năm qua.

Trong quý III/2024, GDP ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,58%, chỉ cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2021 trong giai đoạn 5 năm qua, và đóng góp 4,08% vào tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.
Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 9,11%, với công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm nhấn khi tăng 11,41% - mức tăng cao nhất trong sáu năm qua đóng góp 48,88% vào tổng giá trị tăng thêm. Khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,51%, đóng góp 47,04%.
Trong chín tháng đầu năm nay, GDP tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,20%, đóng góp 5,37% vào tổng giá trị tăng thêm. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,19%, đóng góp 46,22%, trong khi khu vực dịch vụ tăng 6,95%, đóng góp 48,41%.

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vào tháng 9/2024, dẫn đến mức tăng trưởng thấp hơn so với các năm trước.
Từ đầu năm nay đến nay, ngành nông nghiệp tăng 2,92%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,96%, nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,73%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục là động lực chính của nền kinh tế. Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp trong chín tháng đầu năm tăng 8,34%, đóng góp 2,71 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng tổng thể.
Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng 9,76%, đóng góp 2,44 điểm phần trăm, trong khi ngành xây dựng tăng 7,48%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm.
Các lĩnh vực thương mại, du lịch, và vận tải tiếp tục phát triển tích cực, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung.
Trong chín tháng đầu năm, giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ tăng 6,95%. Đặc biệt, các ngành dịch vụ quan trọng như bán buôn và bán lẻ tăng 7,56%, đóng góp 0,78 điểm phần trăm; vận tải và kho bãi tăng 11,03%, đóng góp 0,70 điểm phần trăm; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,47%, đóng góp 0,38 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,48%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm.
Cơ cấu nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2024 bao gồm: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,64%; công nghiệp và xây dựng chiếm 37,10%; dịch vụ chiếm 42,80%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,46%. So với cùng kỳ năm 2023, tỷ trọng của các khu vực lần lượt là 11,80%; 36,98%; 42,61%; và 8,61%.
Về sử dụng GDP trong 9 tháng đầu năm 2024, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,18%, đóng góp 62,66% vào tăng trưởng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,86%, đóng góp 36,68%; xuất khẩu tăng 16,94% và nhập khẩu tăng 17,05%, với chênh lệch xuất nhập khẩu đóng góp 0,66%.
Chính phủ đặt tham vọng GDP bình quân đầu người 7.500 USD năm 2030
IMF: Rủi ro cao với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ xuất khẩu yếu hơn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trên thế giới có nguy cơ kéo dài.
Đạm Cà Mau được dự báo tăng trưởng lợi nhuận kép 45% trong năm tới
Đạm Cà Mau được giới phân tích kỳ vọng đột phá với mức tăng trưởng lợi nhuận kép (CAGR) lên tới 45%/năm trong giai đoạn 2024-2025.
Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.