Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19
Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ xuất khẩu yếu hơn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trên thế giới có nguy cơ kéo dài.
Kết thúc đợt tham vấn mới nhất với Việt Nam, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,1% trong năm 2024 nhờ đầu tư nước ngoài ổn định và các chính sách nới lỏng.
Tuy nhiên, “những rủi ro tiêu cực vẫn còn cao”, các thành viên ban điều hành của IMF nhận định trong bản đánh giá.
Xuất khẩu, vốn được coi là động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam, có thể yếu hơn nếu tăng trưởng toàn cầu không được như kỳ vọng, căng thẳng địa chính trị toàn cầu dai dẳng hoặc tranh chấp thương mại gia tăng.
Trong nước, với điều kiện tiền tệ nới lỏng, áp lực tỷ giá hối đoái kéo dài lâu hơn sẽ dẫn đến tác động truyền dẫn lớn hơn đến lạm phát.
Những yếu kém kéo dài của các thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp có thể tác động mạnh hơn dự kiến đến khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm suy giảm sự ổn định tài chính.
Theo IMF, hiện chính sách tài khóa vẫn còn nhiều dư địa trong khi việc nới lỏng chính sách tiền tệ còn ít. Do đó, chính sách tài khóa nên đi đầu trong việc hỗ trợ hoạt động kinh tế nếu cần.
Trong bối cảnh này, việc Việt Nam đẩy nhanh thực hiện đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được các thành viên ban điều hành IMF đánh giá cao. Nhưng cũng chỉ ra những vấn đề cần giải quyết, bao gồm mở rộng lưới an sinh xã hội để hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Theo IMF, Việt Nam cần củng cố khuôn khổ tài khóa, quy trình lập ngân sách và tăng huy động thu ngân sách trong trung hạn để hỗ trợ kế hoạch phát triển kinh tế đầy tham vọng. Cùng với đó, chính sách tiền tệ cần thận trọng khi không gian còn hạn hẹp.
Tăng cường sức chống chịu của hệ thống tài chính bằng cách củng cố các đệm vốn, loại bỏ dần các quy định về gia hạn nợ nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ và xử lý các khoản nợ xấu gia tăng sẽ đóng vai trò quan trọng.
Ngoài ra, IMF cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách cơ cấu và cải cách các chính sách về biến đổi khí hậu để đạt được tăng trưởng bền vững, xanh và toàn diện.
Việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế có thu nhập trung bình cao sẽ đòi hỏi các nỗ lực hơn để cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường cơ sở hạ tầng quan trọng và đầu tư vào nguồn nhân lực.
Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI.
Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn chưa quay lại thời điểm trước đại dịch do độ trễ tác động của chính sách tiền tệ và tăng trưởng tiêu dùng chưa có bước đột phá trên thị trường toàn cầu.
UBND tỉnh Vĩnh Long đã khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án Khu dân cư Phước Thọ để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh lần 1.
Phú Long vừa khai trương Phu Long Pavilion, nhằm giới thiệu các dự án trên toàn quốc và trải nghiệm căn hộ mẫu Essensia Sky thuộc quần thể Essensia Nam Sài Gòn.
Dịch vụ mới của Be Group đặt mục tiêu tạo ra hàng chục nghìn cơ hội tăng thu nhập cho người giúp việc tại Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ.
Gen Z với phong cách sống năng động và cá tính đã tạo nên một làn gió mới đầy màu sắc và năng lượng trong văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy sự cởi mở, kết nối và sáng tạo mạnh mẽ, đưa các giá trị cốt lõi đến gần hơn với mỗi cá nhân trong tổ chức.
Tập đoàn Bühler đẩy mạnh phát triển thiết bị ngành vật liệu công nghệ cao vào thị trường Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp xe điện tại đây.
Thương mại điện tử được dự báo có thể tăng trưởng tới 35% mỗi năm trong bốn năm tới.
Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.