Tiêu điểm
Công ty đứng sau Go-Viet gọi vốn thành công 1,2 tỷ USD
Go-Jek, tập đoàn khổng lồ trong mảng gọi xe công nghệ khu vực Đông Nam Á đã gọi vốn thành công 1,2 tỷ USD cho mục đích mở rộng hoạt động, đảm bảo nguồn vốn để cạnh tranh với Grab Holdings Inc.

Theo Bloomberg, lần gọi vốn trị giá 1,2 tỷ USD thành công mới đây đã giúp nâng tổng số tiền huy động được trong vòng gọi vốn hiện tại của Go-Jek, công ty mẹ của Go-Viet, lên gần 3 tỷ USD. Trong khi đó, mục tiêu huy động vốn đề ra cả năm của doanh nghiệp này là 2,5 tỷ USD. Khoản cấp vốn mới vừa được hoàn tất trong tuần qua, khi dịch Covid-19 bùng phát nhanh chóng và gây nhiều biến động thị trường trên toàn cầu.
Go-Jek không tiết lộ thông tin cụ thể nguồn vốn tài trợ này đến từ đâu. Trước đó Amazon.com Inc. được cho là một trong những doanh nghiệp có thực hiện đàm phán để tham gia vào vòng cấp vốn này.
Đây được đánh giá là một trong những thỏa thuận tài chính lớn nhất kể từ khi dịch bệnh do vi rút Corona gây ra bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 1/2020, làm trầm trọng thêm sự bất ổn kinh tế và đóng băng các hoạt động giao dịch trên toàn cầu.
Giao dịch này cũng xảy ra vào thời điểm các nhà đầu tư ngày càng cảnh giác trong việc định giá startup công nghệ, điển hình như việc SoftBank Group Corp gặp khó trong việc xác minh mức giá cao ngất ngưởng của những cái tên một thời được đánh giá là rất tiềm năng như WeWork và Oyo.
Số vốn mới giúp nâng cao vị thế của Go-Jek trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với Grab. Hai startup có giá trị lớn nhất Đông Nam Á được cho là đã thảo luận về khả năng của việc sáp nhập, song Go-Jek đã phủ nhận thông tin này và cho biết họ không có kế hoạch cho bất kỳ sự hợp nhất nào.
Theo Bloomberg, có thêm nguồn tài chính sẽ giúp Go-Jek có thêm lợi thế trong việc đàm phán nếu họ quyết định hoán đổi tài sản ở một số quốc gia hoặc tiến hành sáp nhập toàn diện. Dường như các nhà đầu tư khá lo lắng với cuộc đua “đốt tiền” của hai công ty này trong quá trình mở rộng hoạt động mảng gọi xe công nghệ, đặt món ăn trực tuyến hay thanh toán. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý ở Singapore, Indonesia và các quốc gia nhiều khả năng sẽ phản đối bất kỳ thỏa thuận nào làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài mảng gọi xe công nghệ, Go-Jek và Grab tại Đông Nam Á đang cạnh tranh mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác, bao gồm giao đồ ăn. Cả hai đều nhắm đến đích đến trở thành siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu của người dùng.
Từ cuối năm ngoái, Go-Jek đã tuyên bố tập trung vào chiến lược mở rộng thị trường quốc tế, nâng tỷ trọng của thị trường ngoài Indonesia lên bằng với tỷ trọng thị trường trong nước. Trong đó, Việt Nam, thị trường quốc tế đầu tiên và phát triển nhanh nhất của Go-Jek, được xem là một trong những thị trường trọng điểm trong chiến lược mở rộng của hãng này.
Go-Jek gia nhập Việt Nam từ tháng 8/2018 với dịch vụ gọi xe hai bánh và giao hàng mang thương hiệu Go-Viet. Sau này mở rộng thêm dịch vụ giao thức ăn và có kế hoạch sớm ra mắt dịch vụ gọi xe 4 bánh.
Go-Viet cùng với Grab và một số ứng dụng gọi xe của trong nước như FastGo, Be đang nắm giữ thị trường gọi xe trị giá 500 triệu USD của Việt Nam. Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 29%/năm, theo báo cáo của Google và Temasek.
Trong thông báo phát đi gần nhất, phía Go-Viet cho biết, tốc độ phát triển mỗi tháng của startup này lên đến 50% tại Việt Nam.
CEO Be Group: Malaysia có Grab, Indonesia có Go-Jek, vậy Việt Nam có gì?
Ứng dụng gọi xe be kết duyên cùng ví điện tử SmartPay
Thông qua liên kết với ví điện tử SmartPay, người dùng có thể thanh toán các dịch vụ di chuyển của be (bao gồm dịch vụ beBike, beCar).
Việt Nam đón thêm 2 tân binh gọi xe nội
Hiện có hơn 10 ứng dụng gọi xe đã và đang hoạt động tại Việt Nam gồm: vận tải hành khách, giao hàng, giao đồ ăn... Dự kiến, trong năm 2020 này, sẽ có thêm ít nhất 2 hãng gọi xe nội tham chiến thị trường tỉ USD là: Unicar và Zuumviet.
Ứng dụng gọi xe trong cuộc chiến chống đại dịch Corona
Hiện tại, beGroup là công ty gọi xe duy nhất trên thị trường trao tặng gói Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho các tài xế với quyền lợi lên tới 350 triệu đồng/người/năm.
Thêm đại gia Hàn Quốc nhảy vào thị trường gọi xe Việt Nam
Việt Nam là thị trường đầu tiên để Kakao Mobility thử nghiệm khả năng vận hành ở nước ngoài. Ở Hàn Quốc, các dịch vụ gọi xe như Kakao Mobility làm dấy lên nhiều tranh cãi. Có quan điểm cho rằng các dịch vụ như của Kakao Mobility nên bị cấm.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.