Doanh nghiệp
Công xưởng mới của Samsung ở Ấn Độ không ảnh hưởng đến hoạt động tại Việt Nam
Nhà máy Noida của Samsung tại Ấn Độ vừa đi vào hoạt động và vượt qua Samsung Electronics Thái Nguyên trở thành nhà máy sản xuất ra nhiều điện thoại di động Samsung nhất trên thế giới
Vừa qua, Samsung đã khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của mình tại Noida, Ấn Độ. Mở rộng quy mô từ 67 triệu chiếc, nhà máy tại đây sẽ xuất xưởng tới 120 triệu chiếc smartphone một năm.
Samsung ra quyết định vào 6/2017 với khoản đầu tư thêm trị giá khoảng 720 triệu USD, chỉ sau một năm nhà máy này đã đi vào hoạt động. Những con số đáng chú ý khác của Samsung Noida là nhà máy được xây dựng trên diện tích 14,2 ha, lực lượng lao động lên đến 70.000 người và đã được rón vốn từ 1995.
Trước đó, Việt Nam được biết đến là công xưởng sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất của Samsung. Chỉ riêng trong 2017, Samsung bán ra khoảng 300 triệu smartphone trên toàn cầu và Việt Nam chiếm hơn 50% với 173 triệu chiếc. Số lượng lao động trong mảng smartphone của Samsung tại Việt Nam là 110.000 người.
Xét trên quy mô đơn lẻ, Samsung Noida ở Ấn Độ là nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất thế giới (120 triệu chiếc). Nhưng xét về tổng số lượng, Việt Nam vẫn đứng số một đối với Samsung (173 triệu chiếc riêng 2017). Thực tế SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) xuất khẩu điện thoại đi rất nhiều nước, chủ yếu là châu Âu và không có Ấn Độ.
Bình luận về sự kiện này, phía Samsung Việt Nam (SEV) cho biết: "Nhà máy tại Ấn Độ sẽ sản xuất điện thoại di động cho thị trường nội địa của Ấn Độ, trong khi từ trước đến nay Samsung Việt Nam chưa bao giờ xuất khẩu các sản phẩm điện thoại "Made-in Vietnam" sang tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ".
Điều này đồng nghĩa, không hề có sự liên quan và ảnh hưởng giữa việc có thêm nhà máy sản xuất tại Ấn Độ và hoạt động của các cơ sở tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Sau 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Samsung là 28 tỷ USD (15 tỷ trong Quý 1 và 13 tỷ trong Quý 2), cao hơn 23,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của Samsung sẽ đạt 58 tỷ USD trong năm 2018, tăng khoảng 7% so với năm 2017.
"Điều này cũng một lần nữa khẳng định việc xây dựng thêm nhà máy ở Ấn Độ không ảnh hưởng gì tới hoạt động của các nhà máy ở Việt Nam", đại diện Samsung Việt Nam (SEV) nhấn mạnh.
Hiện tại, ngoài chỉ số kim ngạch xuất khẩu, tỉ lệ nội địa hóa của Samsung Việt Nam cũng rất được quan tâm. Đối với dòng sản phẩm điện thoại di động "Made-in Vietnam", tỉ lệ này là 57%.
Samsung cho biết, giai đoạn 2015 - 2016, Việt Nam có 20 công ty là nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung và hiện con số này đã nâng lên 29.
Theo kế hoạch đến năm 2020, Samsung Việt Nam sẽ thiết lập hệ thống giao dịch trực tiếp với 50 doanh nghiệp và việc cung cấp các linh kiện chính của Samsung sẽ tập trung vào việc hỗ trợ bảo đảm trình độ kỹ thuật riêng biệt hóa trong phạm vi cho phép.
Bên cạnh đó, Samsung cũng có kế hoạch tăng cường tư vấn, hỗ trợ và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Việt Nam nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh về sản xuất và chất lượng cho doanh nghiệp nội địa.
Nơi sản xuất nhiều điện thoại Samsung nhất thế giới: 60.000 nhân công, ăn 13 tấn gạo mỗi ngày
Samsung và LG với cuộc chiến thị phần điện thoại thông minh
Mặc dù là những ông lớn trong thị trường điện thoại thông minh, Samsung và LG đang phải đối mặt với viễn cảnh khá ảm đạm khi mất dần thị phần tại các thị trường mới nổi.
Samsung Electronics gia tăng lợi nhuận trở lại sau nhiều sự cố
Theo công bố mới đây từ Samsung Electronics, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này tiếp tục gia tăng hơn một nửa trong quý đầu năm nay.
Samsung hỗ trợ đào tạo 200 chuyên gia tư vấn Việt Nam
Chương trình khai mạc ngày 17/4, thực hiện trong vòng 2 năm 2018 - 2019 với 8 khóa học, mỗi khóa học kéo dài 12 tuần, mỗi năm đào tạo 100 chuyên gia.
Nơi sản xuất nhiều điện thoại Samsung nhất thế giới: 60.000 nhân công, ăn 13 tấn gạo mỗi ngày
Nhân công giá rẻ làm việc trong các nhà máy Samsung giúp họ tạo ra những chiếc smartphone với giá thành rẻ hơn so với đối thủ Apple.
Quản trị chiến lược thực chiến: Bí quyết dẫn dắt doanh nghiệp bứt phá
"Quản trị chiến lược thực chiến" không chỉ là cuốn sách mà là kim chỉ nam để doanh nghiệp của bạn vững bước vượt qua mọi thử thách trên con đường phát triển.
Ngân hàng bi quan hơn về tăng trưởng lợi nhuận năm 2024
Chỉ có gần 80% ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 86,2% của kỳ điều tra trước.
Bỏ học, chăn bò tới ông chủ chuỗi tinh dầu Nada Oils
Chàng trai Hà Tĩnh ngày nào giờ đã startup tiến vào một "đại dương xanh" với mô hình chuỗi tinh dầu phục vụ các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng và spa.
FPT thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và bán lẻ
Bán lẻ và năng lượng là những ngành then chốt tại Đức và cũng là những lĩnh vực mà FPT Software đã tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyển đổi số.
Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ USD vào một doanh nghiệp Việt
Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.
Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.
Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.