'Của chìm, của nổi' tại LienVietPostBank

Lam Giang Thứ tư, 04/05/2022 - 10:06

Con số kế hoạch lợi nhuận năm nay báo cáo là vậy, nhưng nhiều khả năng không hẳn vậy. 'Của chìm' khi cụ thể hóa tại LienVietPostBank sẽ tạo khác biệt cho phần 'của nổi'…

Một điểm thú vị tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa qua: phía ngân hàng liên tục xin câu hỏi chất vấn từ phía cổ đông, thậm chí đại diện bàn chủ tọa còn đề nghị hỏi thêm vì thấy ít chất vấn hơn năm trước.

Dù vậy, khá nhiều câu hỏi đáng chú ý đặt ra với ngân hàng này, và nhà đầu tư ngày càng quan tâm một cách chi tiết hơn về các cân đối kỹ thuật. 'Của chìm, của nổi' ngân hàng nằm trong những cân đối đó.

Dự kiến lợi nhuận sẽ khác biệt

LienVietPostBank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 ở mức 4.800 tỷ đồng, tăng 32% so với 2021. Năm trước, mức tăng trưởng thực tế của chỉ tiêu này là 50%.

Liên quan, quý 1 ngân hàng đã đạt gần 1.800 tỷ đồng lợi nhuận. Nếu với tiến độ tương tự trong các quý còn lại, mục tiêu 4.800 tỷ năm nay sẽ vượt. Tại đại hội, ông Phạm Doãn Sơn - Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng giám đốc cũng nhấn mạnh đó là một chỉ tiêu an toàn, trong tầm tay và dự kiến có khác biệt.

Trước khi nói về khác biệt, điểm cổ đông đặt ra chất vấn ngay, liên quan đến lợi nhuận quý 1, vì sao tăng trưởng tín dụng lại đi ngang, rộng hơn thì vì sao thời gian qua tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giảm và chi phí dự phòng tăng lên?

Lần lượt trả lời các ý, ông Sơn cho biết tăng trưởng tín dụng quý đầu năm đi ngang do ngân hàng giảm dư nợ một số dự án lớn khoảng 13.000 tỷ đồng; trích dự phòng cao do yêu cầu đối ứng với nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khoảng 2.500 tỷ đồng.

Điểm được chú ý trong thông tin trên, với 13.000 tỷ đồng các khoản vay lớn giảm đi, tác động đối với tăng trưởng tín dụng tại LienVietPostBank là đáng kể. Song, nhìn ngược lại, ngân hàng này vẫn còn nguyên dư địa tăng trưởng tín dụng cho 3 quý cuối năm trong khi nhiều ngân hàng khác đã lấp một phần đáng kể chỉ ngay quý đầu tiên, và tín dụng bán lẻ đang bù lại cho phần điều chỉnh các khoản lớn, theo định hướng.

Định hướng tín dụng bán lẻ tại LienVietPostBank được xem là một giải pháp góp phần thực hiện chỉ tiêu tín dụng. Vì lãi biên ở đây cao hơn. Vậy nên, trong xu hướng lãi suất huy động tăng lên, ông Sơn cho biết vẫn dự kiến lãi biên tăng trong năm nay, từ 3,5% lên 3,6% chứ không hẳn co lại.

Cũng liên quan đến bán lẻ, CASA có phần giảm bởi đặc điểm mạng lưới và thế mạnh của ngân hàng trong đẩy mạnh huy động bán lẻ; tiền gửi dân cư gia tăng và đổi lại có được một cơ cấu vốn huy động bền vững.

Vấn đề tiếp theo là, trong khi tăng trưởng tín dụng không tăng nhưng lợi nhuận quý 1 vẫn đạt gần 1.800 tỷ đồng và tăng trưởng tới 61,5% so với cùng kỳ 2021 (dĩ nhiên tín dụng so với cùng kỳ năm trước có tăng trưởng đáng kể). Điểm này được dẫn dắt ở cấu lợi nhuận đã không còn dựa quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng, mà được đệm nhiều hơn ở dịch vụ và các nguồn thu phi tín dụng.

Điểm dẫn dắt trên trở nên quan trọng, mà Phó chủ tịch HĐQT Phạm Doãn Sơn nói với cổ đông khả năng năm nay sẽ có lợi nhuận khác biệt so với kế hoạch. Ít nhất có thể đệm từ thương vụ mới về hợp đồng phân phối bảo hiểm (bancassurance), cùng triển vọng bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và có thặng dư.

'Của chìm, của nổi' tại LienVietPostBank
Ông Phạm Doãn Sơn phát biểu tại ĐHĐCĐ thường niên 2022.

“Đã qua giai đoạn tập dượt”

Như vậy, bên cạnh của nổi ở kế hoạch dự kiến đã báo cáo, của chìm lợi nhuận LienVietPostBank có ở những tính toán nói trên chưa đưa vào kế hoạch.

Trước hết, ở hướng bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng đã thực hiện khóa “room” tỷ lệ sở hữu ở 5% để chuẩn bị. Cổ đông cũng băn khoăn, vì sao những năm trước đề ra nhưng chưa thực hiện được. Ông Phạm Doãn Sơn cho biết, một phần do diễn biến Covid phức tạp và thị trường không thuận lợi; song, quan trọng hơn, giá bán không như kỳ vọng thì không nhất thiết phải bán ngay.

Của chìm có tính hiện thực và gần gũi hơn có ở triển vọng thương vụ bancassurance. Ông Sơn cho biết, hiện LienVietPostBank đã qua mấy vòng đàm phán với đối tác, nhiều khả năng sẽ chốt vào tháng 6 để báo cáo cổ đông. Nếu chốt, chắc chắn việc hạch toán phí trả trước sẽ tạo khác biệt, thậm chí đột biến ở lợi nhuận…

Hiện gần như chỉ còn LienVietPostBank chưa ký mới hợp đồng độc quyền phân phối bảo hiểm. Bởi thời gian qua ngân hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng cũ. Sau 5 năm triển khai từ tháng 2/2017, hợp đồng này hoàn tất và hướng đến gói mới và dĩ nhiên đi cùng với vị thế mới.

Vị thế mới được ông Phạm Doãn Sơn gián tiếp nhấn mạnh rằng: “LienVietPostBank đã qua giai đoạn tập dượt”. 5 năm thực hiện hợp đồng cũ là một quãng chuẩn bị cần thiết. Đây cũng là 5 năm tập trung chuyển đổi các điểm giao dịch bưu điện để đưa vào khai thác.

Với mạng lưới phủ rộng cả nước qua hệ thống bưu điện, ngân hàng có lợi thế lớn trong đàm phán gói bancassurance mới. Tuy nhiên, cổ đông vẫn băn khoăn, liệu VNPost đang triển khai thoái vốn tại LienVietPostBank, lợi thế đó có còn được duy trì. Ông Sơn cho biết, hợp đồng khai thác mạng lưới và lợi thế này có thời hạn lên tới 50 năm, nên cổ đông cứ yên tâm.

Vậy qua 5 năm tập dượt, thực lực làm bancassurance của ngân hàng này thế nào, cũng như đóng góp vào cơ cấu chung thời gian qua?

Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, năm 2021 LientVietPostBank đã đạt tới trên 888 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ, trong đó phí phát sinh mới đạt 620 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2020, đưa ngân hàng đứng thứ 11 về doanh thu phí mới trên tổng số 34 ngân hàng đang triển khai ở mảng này. Đặc biệt, riêng tháng 12/2021, LienVietPostBank bứt phá với doanh số cao nhất trong 5 năm triển khai và lọt top 7 toàn thị trường.

Chính bancassurance đang trở thành một mũi nhọn trong chiến lược bán lẻ của LienVietPostBank, góp phần thúc đẩy cho thành công ở trục hoạt động này. Qua đó cùng đóng góp cho sức tăng trưởng tới gần 40% ở chỉ tiêu thu thuần dịch vụ năm 2021 so với năm 2020, cũng như trong tốc độ tăng trưởng lên tới 50% của lợi nhuận trước thuế năm qua.

Có là chia, thêm là tăng chia

Điểm cổ đông quan tâm tiếp theo: nếu cụ thể hóa của chìm thành của nổi, lợi nhuận thực sự khác biệt thì sao?

Ông Phạm Doãn Sơn trả lời, sẽ tăng chia cổ tức ngay cho cổ đông. Phó chủ tịch thường trực LienVietPostBank cũng dẫn lại thêm rằng, lâu nay ngân hàng đạt lợi nhuận tốt đều tăng chia cổ tức cho cổ đông. Như năm ngoái dự kiến 12% thì thực tế nâng lên 15%; năm nay dự kiến 12% là gắn với chỉ tiêu lợi nhuận an toàn, nhưng nhiều khả năng vẫn tăng mức chia khi đạt kết quả tốt hơn.

Nhìn lại, quả thực suốt 14 năm hoạt động, đây là ngân hàng đều đặn trả cổ tức. Giai đoạn trước, khi Ngân hàng Nhà nước chưa yêu cầu phải bằng cổ phiếu, chính sách cổ tức LienVietPostBank luôn tiền mặt. Ông Sơn cũng cho rằng, trước đây có giai đoạn giá cổ phiếu thấp, cổ đông “thích” nhận cổ tức bằng tiền mặt, nhưng nay thị giá đã cao hơn thì bằng cổ phiếu cũng có lợi.

Có lợi theo hướng, cổ đông nắm giữ lâu dài, tính trên số cổ phần nắm giữ họ gia tăng được về lượng, bán phần cổ tức lấy tiền với thị giá tốt hơn trước vẫn giữ được lượng nắm giữ ban đầu…

Một khía cạnh khá bất ngờ khi cổ đông hỏi luôn, lợi ích của cán bộ nhân viên (CBNV) LienVietPostBank thì sao, làm sao đầu tư thêm cho họ? Ông Sơn cũng khá bất ngờ trước câu hỏi này. Nhưng nó hợp lý. Bởi khi ngân hàng tính toán của chìm, của nổi thì một phần tài sản quan trọng nhất chính là con người, nguồn nhân lực.

Câu hỏi trên có một phần thực tế, thống kê cho thấy thu nhập CBNV LienVietPostBank nhiều năm vẫn ở vùng thấp trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Song, ông Sơn trấn an với cổ đông rằng, ba năm qua lương của CBNV đã tăng được thêm khoảng 50%, dù quan điểm chung là vẫn tiết kiệm chi phí.

LienVietPostBank đặt mục tiêu lợi nhuận 4.800 tỷ đồng

LienVietPostBank đặt mục tiêu lợi nhuận 4.800 tỷ đồng

Tài chính -  3 năm
Ngân hàng cũng lên phương án tăng vốn thêm 6.213 tỷ đồng thông qua việc chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 15% và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, vốn điều lệ của LienVietPostBank sẽ tăng lên thành hơn 21.249 tỷ đồng.
LienVietPostBank đặt mục tiêu lợi nhuận 4.800 tỷ đồng

LienVietPostBank đặt mục tiêu lợi nhuận 4.800 tỷ đồng

Tài chính -  3 năm
Ngân hàng cũng lên phương án tăng vốn thêm 6.213 tỷ đồng thông qua việc chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 15% và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, vốn điều lệ của LienVietPostBank sẽ tăng lên thành hơn 21.249 tỷ đồng.
LienVietPostBank đặt mục tiêu lợi nhuận 4.800 tỷ đồng

LienVietPostBank đặt mục tiêu lợi nhuận 4.800 tỷ đồng

Tài chính -  3 năm

Ngân hàng cũng lên phương án tăng vốn thêm 6.213 tỷ đồng thông qua việc chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 15% và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, vốn điều lệ của LienVietPostBank sẽ tăng lên thành hơn 21.249 tỷ đồng.

Nông nghiệp, bảo hiểm 'chắp cánh' thương hiệu LienVietPostBank

Nông nghiệp, bảo hiểm 'chắp cánh' thương hiệu LienVietPostBank

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Năm 2021, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt trên 3.600 tỷ đồng - mức cao kỷ lục trong 13 năm hoạt động của ngân hàng. Đóng góp quan trọng vào kết quả ấn tượng đó là sự tăng trưởng ấn tượng của tín dụng bán lẻ và sự bứt phá của bảo hiểm nhân thọ.

LienVietPostBank tăng tốc số hóa và bán lẻ

LienVietPostBank tăng tốc số hóa và bán lẻ

Tài chính -  3 năm

Được dự báo tăng trưởng bằng lần, thị trường ngân hàng bán lẻ của Việt Nam rất hấp dẫn song cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt. Trong bối cảnh đó, những ngân hàng có lợi thế khách hàng riêng như LienVietPostBank đang âm thầm từng bước mở rộng thị phần, sẵn sàng bứt phá.

LienVietPostBank nhận 2 giải thưởng quốc tế uy tín

LienVietPostBank nhận 2 giải thưởng quốc tế uy tín

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

LienVietPostBank mới đây đã nhận 2 giải thưởng quốc tế từ tổ chức Global Banking and Finance Review (GBAF) và Global Business Outlook (GBO).

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  20 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'

Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'

Tài chính -  1 ngày

Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.

Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền

Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền

Tài chính -  1 ngày

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  1 ngày

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Tài chính -  2 ngày

Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.

VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM

VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  23 phút

Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.

Xanh Boutique: Mảnh ghép kiến tạo đô thị di sản tại trung tâm Cát Bà

Xanh Boutique: Mảnh ghép kiến tạo đô thị di sản tại trung tâm Cát Bà

Nhịp cầu kinh doanh -  29 phút

Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.

Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?

Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?

Bất động sản -  35 phút

Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?

VinFast VF 7 sau 10.000km: 'Lực sĩ điện' khiến chủ xe tự hào

VinFast VF 7 sau 10.000km: 'Lực sĩ điện' khiến chủ xe tự hào

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng với thiết kế chất, tiện nghi sang trọng và chi phí sử dụng “nhẹ tênh”.

'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng

'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng

Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.

Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động

Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động

Leader talk -  2 giờ

“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.

Đọc nhiều