Đà Nẵng đã thực sự là thành phố đáng sống?

An Chi Thứ bảy, 02/07/2022 - 09:58

Đà Nẵng đầu tư nhiều bất động sản du lịch nhưng thiếu vắng các khu đô thị tiện ích khép kín.

Đà Nẵng đang thiếu vắng các khu đô thị xứng tầm

Vốn có danh xưng là "thành phố đáng sống" nhưng trong mắt chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh, Đà Nẵng mới chỉ là thành phố đáng đến chứ chưa thực sự là thành phố đáng sống. Thậm chí, ông Thành còn thẳng thắn: "Đà Nẵng còn xa mới là thành phố đáng sống".

Ông Thành dẫn chứng rằng nếu được hỏi thành phố nào người dân muốn đến để sinh sống và làm việc nhất, Đà Nẵng chỉ đứng thứ 3 sau Hà Nội và TP. HCM. Thậm chí, tỷ lệ người dân trả lời rằng muốn đến Đà Nẵng chỉ bằng một nửa số người muốn đến TP. HCM.

Không riêng gì ông Thành, tiến sỹ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, Đà Nẵng là thành phố đáng đến vì đẹp, món ăn ngon. "Đến Đà Nẵng để tận hưởng du lịch ngắn hạn thì rất tuyệt vời, nhưng đáng sống thì chưa hẳn", ông nhìn nhận.

"Từ trước đến nay, Đà Nẵng vẫn được định vị để phát triển du lịch, vui chơi giải trí. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu chỉ nghỉ ngơi giải trí thì có phải đáng sống hay không, hay cần những điều kiện nào nữa", ông Thiên đặt câu hỏi và cho rằng, để thu hút người dân tới sinh sống, ngoài những thế mạnh về du lịch sẵn có, Đà Nẵng phải trở thành một nơi sống tốt theo nghĩa là nơi làm việc tốt và tạo thu nhập tốt. 

"Đà Nẵng cần giải được bài toán để thu hút những người giỏi nhất, những công ty, tập đoàn lớn đến sinh sống làm việc và cống hiến", ông Thiên nói.

Hoá giải thách thức đầu tư bất động sản du lịch Thanh Hoá

Định hướng phát triển của Đà Nẵng cũng đã và đang đi theo hướng ông Thiên đề xuất. Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến 2030 - tầm nhìn 2045, đến năm 2030, Đà Nẵng không chỉ là một trung tâm du lịch mà sẽ trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.

Tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng sẽ trở thành đô thị lớn thông minh, sáng tạo, bản sắc, bền vững, hướng tới là trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế, thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên.

Quy hoạch phát triển mới của TP. Đà Nẵng trong tương lai chính là một trong những tầm nhìn chiến lược có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, giúp Đà Nẵng trở thành thành phố đáng sống thực thụ. 

Tuy nhiên, từ quy hoạch đến thực tế còn khoảng cách rất lớn. Hiện Đà Nẵng chưa có những trung tâm tài chính, công nghệ cao, chưa trở thành điểm đến của các doanh nghiệp tập đoàn lớn trong nước và trên thế giới. 

Lệch pha đầu tư 

So sánh với Melbourne – thành phố sáu năm liền được thế giới đánh giá là thành phố đáng sống, bà Đặng Phương Hằng, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, thành phố này cũng có cảng biển giống Đà Nẵng, có môi trường xanh sạch không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố cơ bản như cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, tỷ lệ thất nghiệp thấp, Melbourne còn là trụ ở của các tập đoàn đa quốc gia của Úc.

Quay lại Đà Nẵng, những năm qua luôn khẳng định là thành phố đáng sống. Nếu như thời gian trước, so với các tỉnh thành khác, Đà Nẵng có nhiều điều kiện ưu việt về cơ sở hạ tầng, du lịch biển rất phát triển. Nhưng mấy năm gần đây, đà phát triển đã chậm lại, trừ các hoạt động du lịch.

Nguyên nhân được bà Hằng chỉ ra rằng, Đà Nẵng đang lệch pha trong phát triển. Trong suốt 10 năm qua, thành phố này chủ yếu đầu tư bất động sản du lịch, thiếu vắng các trung tâm tài chính, công nghệ cao, đô thị nhà ở chất lượng cao cho người dân.

Nếu như ở các tỉnh thành phố khác, người dân dễ dàng tìm thấy những "đô thị đáng sống", được quy hoạch tổng thể, hiện đại với các tiện ích khép kín của các doanh nghiệp bất động sản như Vingroup, Novaland, Đà Nẵng lại hoàn toàn vắng bóng các đô thị được quy hoạch bài bản và xây dựng hoàn chỉnh để ở.

Tại Đà Nẵng, ngoài các dự án nghỉ dưỡng cao cấp, thương hiệu quốc tế, các đô thị lại hoàn toàn ngược lại - chủ yếu là phân lô, bán nền, tạo bức tranh đô thị nham nhở, chưa đáp ứng đòi hỏi về cuộc sống chất lượng cao, đặc biệt là giới thượng lưu. 

Trong khi đó, nhà ở chính là một trong những điều kiện trước tiên để Đà Nẵng trở thành thành phố đáng sống. Khi bất động sản phát triển tốt, có những khu đô thị văn minh, Đà Nẵng sẽ thu hút người dân từ các tỉnh thành khác, kể cả Hà Nội và TP. HCM, sẽ đến sinh sống nhiều hơn. 

Cộng với các chính sách để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, việc phát triển bất động sản để ở cao cấp là rất quan trọng để Đà Nẵng thu hút những người đẳng cấp, siêu giàu, đến sống và làm việc. Đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá nơi đáng sống.

"Điều này bất động sản nghỉ dưỡng không làm được, bởi  nghỉ dưỡng chỉ là ngôi nhà thứ hai, còn các khu đô thị mới sẽ là ngôi nhà ở vĩnh viễn, người dân đến sinh sống lâu dài. Với những người bên ngoài muốn ở Đà Nẵng thì một trong yếu tố cân nhắc nhất là phải có ngôi nhà phù hợp, an ninh và cộng đồng văn minh để sống", bà Hằng nhấn mạnh.

Một yếu tố khác theo ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, thành phố đáng sống là phải đạt yêu cầu về chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, từ trẻ con đến người lớn tuổi. Các thành phố đáng sống trên thế giới có rất nhiều công viên. 

Trong khi đó, thành phố Đà Nẵng gần như chưa có công viên đúng nghĩa. Sông Hàn rất đẹp nhưng không có đất để làm công viên, phải lấy bê tông rộng ra ngoài sông để làm chỗ vui chơi cho người dân.

"Do đó, Đà Nẵng cần có một công viên mang tính toàn cầu, đặc sắc, khu vui chơi cho cả người già, người trẻ. Qua đó, làm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở một thành phố đáng sống đúng nghĩa", ông Chính nói. 

Manh nha dự án mới

Là doanh nghiệp bất động sản gắn bó trong suốt một thời gian dài với sự phát triển của Đà Nẵng, bà Nguyễn Ngọc Thúy Linh, Tổng giám đốc Sun Property thừa nhận, từ trước đến nay, tại Đà Nẵng, cán cân về dòng sản phẩm bất động sản đang nghiêng về nghỉ dưỡng để khai thác vẻ đẹp của biển, ít có chủ đầu tư nào khai thác và phát triển dòng sản phẩm khu đô thị để sống. 

Trong khi đó, hiếm có một thành phố nào có đầy đủ núi, biển và đặc biệt những dòng sông tuyệt đẹp bị lãng quên như ở Đà Nẵng. Đó chính là lý do khiến Sun Group quyết tâm phát triển các khu đô thị ven sông dọc khu vực sông Hàn, sông Cổ Cò,... nhằm nâng tầm cuộc sống, chất lượng sống của người dân. 

Đà Nẵng thiếu vắng khu đô thị ven sông xứng tầm?

"Các khu đô thị này nhằm tới giới thượng lưu không chỉ ở Đà Nẵng mà ở các thành phố lớn khác - đây là một cách để người tài chọn Đà Nẵng làm nơi sinh sống. Chưa nói đến bài toàn vĩ mô, cái chúng tôi có thể đem tới cho những người tài là một cuộc sống an nhiên, họ sống trong một khu đô thị mà họ biết xung quanh họ là một cộng đồng đẳng cấp, an toàn dân sinh... Khi mang hệ sinh thái đô thị vào với Đà Nẵng, chúng tôi coi đây là sứ mệnh và cách để đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đáng sống", bà Linh nhấn mạnh.

Không chỉ có nhà ở, bà Linh tiết lộ, các khu đô thị này được quy hoạch đồng bộ, đẳng cấp với các khu thương mại dọc bờ sông, nơi những nhà hàng, thương hiệu cao cấp, những nơi như vậy sẽ đưa TP. Đà Nẵng trở thành thành phố không ngủ. 

Hiện Sun Group đang phát triển một công viên ven sông 50ha tại Nam Hòa Xuân, Hòa Quý, nằm trong đồ án phát triển của Sun Group với thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là lời cam kết của Sun Group để có thể đưa chuẩn khu đô thị đáng sống về đây.

Công viên đó là tổ hợp bao gồm 6 công viên nhỏ, hướng tới các đối tượng người sử dụng từ trẻ em đến người già, từ câu chuyện sân chơi thể dục thể thao đến công viên ánh sáng, bể bơi ngoài trời, bể bơi trong nhà… 

Bên cạnh đó, Sun Group đang phát triển khu biệt thự sinh thái Sunneva Island với 390 căn biệt thự cùng hệ thống tiện ích khép kín, hiện đại, hướng đến đối tượng khách hàng thu nhập cao.

Làm mới du lịch Đà Nẵng bằng những ý tưởng bị bỏ quên

Làm mới du lịch Đà Nẵng bằng những ý tưởng bị bỏ quên

Tiêu điểm -  2 năm
Du lịch nội địa đang bùng nổ trở lại nhưng doanh nghiệp cảnh báo nếu tự mãn Đà Nẵng sẽ tụt hậu.
Làm mới du lịch Đà Nẵng bằng những ý tưởng bị bỏ quên

Làm mới du lịch Đà Nẵng bằng những ý tưởng bị bỏ quên

Tiêu điểm -  2 năm
Du lịch nội địa đang bùng nổ trở lại nhưng doanh nghiệp cảnh báo nếu tự mãn Đà Nẵng sẽ tụt hậu.
Làm mới du lịch Đà Nẵng bằng những ý tưởng bị bỏ quên

Làm mới du lịch Đà Nẵng bằng những ý tưởng bị bỏ quên

Tiêu điểm -  2 năm

Du lịch nội địa đang bùng nổ trở lại nhưng doanh nghiệp cảnh báo nếu tự mãn Đà Nẵng sẽ tụt hậu.

5 chữ C để Đà Nẵng là nơi đáng đầu tư

5 chữ C để Đà Nẵng là nơi đáng đầu tư

Tiêu điểm -  2 năm

Doanh nghiệp kỳ vọng lãnh đạo Đà Nẵng phát huy tinh thần dám nghĩ dám làm mang tính đột phá để hàng tỷ đô la đăng ký đầu tư không nằm trên giấy.

Đà Nẵng mời đầu tư 7 dự án lớn

Đà Nẵng mời đầu tư 7 dự án lớn

Tiêu điểm -  2 năm

Đà Nẵng đã trình Thủ tướng xem xét phê duyệt đề án trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực.

Giám đốc World Bank: Hai lưu ý giúp Đà Nẵng hút đầu tư, nâng tầm thành phố

Giám đốc World Bank: Hai lưu ý giúp Đà Nẵng hút đầu tư, nâng tầm thành phố

Leader talk -  2 năm

Để đạt được những tham vọng trong thời gian tới, chuyên gia World Bank cho rằng thành phố cần cân nhắc kỹ lưỡng việc lập quy hoạch, kế hoạch và tạo nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng công.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  6 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  18 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  21 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  21 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  22 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?