Bất động sản
Hoá giải thách thức đầu tư bất động sản du lịch Thanh Hoá
Du lịch Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội “đổi đời” nhờ sự góp mặt của những doanh nghiệp tiên phong có tầm nhìn chiến lược.

Những điểm yếu cốt tử
Mặc dù là một trong những địa phương thu hút nhiều khách du lịch nhất cả nước nhưng giới đầu tư vẫn chưa mạnh tay mua bất động sản du lịch ở Thanh Hoá.
Cũng dễ hiểu tại sao giới đầu tư ngần ngại rót tiền vào xứ Thanh bởi so với nhiều tỉnh thành khác, Thanh Hoá vẫn còn "lép vế" về hiệu quả kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng.
Điểm yếu lớn nhất của Thanh Hoá so với những trung tâm du lịch lớn như Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc là "vắng bóng" khách du lịch quốc tế - đối tượng chính sử dụng các dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp.
Đơn cử, năm 2019, trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, trong tổng số khoảng 9,65 triệu du khách đến Thanh Hoá chỉ có vỏn vẹn hơn 300.000 lượt khách quốc tế. Trong khi đó, mặc dù tổng lượng khách đến Đà Nẵng thấp hơn một chút, ở mức gần 8,7 triệu lượt, nhưng có tới 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Tổng doanh thu du lịch của Thanh Hoá năm đó đạt 14.526 tỷ đồng, bằng một nửa so với gần 31.000 tỷ đồng của thành phố sông Hàn. Cũng trong năm đó, ngành du lịch Quảng Ninh thu về gần 29.500 tỷ đồng, với 5,7 triệu lượt khách quốc tế.
Bên cạnh việc chưa có sân bay quốc tế như những địa phương khác, một trong những nguyên nhân khiến du lịch nghỉ dưỡng Thanh Hoá chưa hấp dẫn khách du lịch quốc tế được nhiều chuyên gia chỉ ra là do điều kiện tự nhiên không thực sự ưu đãi.
Thanh Hoá không có nhiều bãi biển đẹp như Đà Nẵng hay Nha Trang. Dọc các bãi biển Thanh Hoá, tất cả các dòng sông đều đổ ra biển, mức độ trong của biển không phù hợp để thu hút du khách và đầu tư lâu dài.
Đặc biệt, Thanh Hoá có mùa đông lạnh, không thuận lợi cho phát triển du lịch. Từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, hầu như tất cả khách sạn ven biển Thanh Hoá đều đóng cửa do không có du khách.
Chính những điểm yếu này đã khiến Thanh Hóa gặp phải sự cạnh tranh rất lớn khi so sánh với các địa phương khác.
Thanh Hoá rõ ràng không phải đối thủ của Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc trong lựa chọn của khách du lịch cao cấp. Trong suốt một thời gian dài, du lịch nơi đây hầu như chỉ phục vụ của người dân địa phương và các tỉnh thành lân cận với nhu cầu đi du lịch gần, giá rẻ. Đó chính là lý do khiến lượng khách đến Thanh Hoá đông nhưng chi tiêu thấp, doanh thu từ du lịch còn hạn chế.
Vì những hạn chế này, các nhà phát triển bất động sản du lịch ở Thanh Hoá đang đứng trước hai thách thức rất lớn là làm sao để bán được hàng cho các nhà đầu tư và thu hút được khách du lịch để dự án đi vào vận hành một cách hiệu quả.
Hướng đến khách du lịch nội địa cao cấp
Do khó thu hút được nhiều khách quốc tế, nhiều chuyên gia cho rằng, lời giải cho bài toán nâng tầm du lịch xứ Thanh chính là chuyển đối tượng khách hàng hướng vào khách du lịch nội địa có thu nhập cao.
Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã đổ bộ vào Thanh Hoá nhằm biến vùng đất này trở thành điểm đến du lịch cao cấp dành cho giới thượng lưu và theo ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội “đổi đời” nhờ vào tầm nhìn chiến lược có sức thuyết phục và sự góp mặt của những doanh nghiệp tiên phong, những “đại bàng” quốc tịch Việt.
Theo đó, thay vì nương vào thế mạnh của điều kiện tự nhiên với bãi biển đẹp, khí hậu nắng ấm quanh năm như Đà Nẵng và Nha Trang, các doanh nghiệp như Sun Group và Flamingo Group đang nỗ lực tạo ra các sản phẩm du lịch mới, tự tạo ra các điểm đến hấp dẫn tại chính dự án của mình.
Không phải đến thời điểm hiện tại, những hạn chế của du lịch Thanh Hoá và cách hoá giải thách thức mới được các doanh nghiệp nhìn thấu. Cách đây hơn 6 năm, khi FLC Group tiên phong về khai mở thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Thanh Hoá, doanh nghiệp này đã ý thức rất rõ điều này.
Với sự hình thành quần thể du lịch 5 sao đầu tiên, tổng vốn hơn 12 nghìn tỷ đồng cùng sân golf đẳng cấp quốc tế, FLC đã làm thay đổi cách nhìn về nghỉ dưỡng cao cấp xứ Thanh.
Từ đó đến nay, chiến lược phát triển hướng tới đối tượng khách hàng cao cấp, tổ hợp du lịch đa tiện ích, vẫn được các doanh nghiệp khác phát triển và ngày càng nâng tầm.
Trong đó phải kể đến loạt dự án "khủng" của Sun Group như dự án quảng trường biển và khu đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Sun Grand Boulevard tại Sầm Sơn với quảng trường biển 2ha và công viên giải trí Sun World.
Ngoài ra, Sun Group sẽ xây dựng khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Sun Riverside Village ven Sông Đơ và khu biệt thự nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng ở Quảng Xương.
Những nỗ lực lớn của Sun Group cũng được kỳ vọng sẽ giúp thay đổi và nâng tầm du lịch Thanh Hóa. Sun Group cho biết sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình mới, đồng thời cam kết tổ chức chuỗi sự kiện lễ hội văn hóa thường niên tầm cỡ quốc gia và khu vực để thu hút du khách tới Sầm Sơn.
Trước đó, doanh nghiệp này đã từng rất thành công khi đưa ngành du lịch của Quảng Ninh và Đà Nẵng vươn tầm thế giới. Còn nhớ, cách đây 20 năm trước, Đà Nẵng cũng chỉ là một thành phố đơn sơ với xóm nhà nghèo bên sông Hàn cùng những bãi biển hoang sơ, vắng người qua lại.
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, với sự hiện diện của Sun Group đầu tư vào ngành du lịch với các công trình biểu tượng nổi tiếng thế giới như Cầu Vàng, Sun World Ba Na Hills, công viên Asia Park, khách sạn Novotel Đà Nẵng, khu nghỉ dưỡng Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort… du lịch nghỉ dưỡng Đà Nẵng phát triển nhanh chóng.
Tương tự, tại Quảng Ninh, nhiều công trình nổi tiếng đã trở thành điểm đến vô cùng quan trọng khi tới Quảng Ninh và thu hút các nhà đầu tư bất động sản miền Bắc được Sun Group đầu tư phát triển như cáp treo Nữ Hoàng, Premier Village Ha Long Bay Resort, Yoko Onsen Quang Hanh hay khu đô thị kiểu mẫu Sun Grand City Feria, tổ hợp Sun Marina…
Giới chuyên gia cho rằng, sự thành công của Đà Nẵng, Quảng Ninh bắt nguồn từ việc nhanh nhạy trong thu hút nguồn đầu tư, chọn nhà đầu tư chiến lược như Sun Group, qua đó tập trung phát triển du lịch cao cấp, đầu tư bài bản theo mô hình hệ sinh thái để gia tăng trải nghiệm, tạo chuỗi dịch vụ khép kín, tạo độ hấp dẫn cho điểm đến. Đây cũng sẽ là bài học thành công cho Thanh Hóa trong tương lai.
Một doanh nghiệp khác cũng đang nuôi tham vọng tạo ra điểm đến hấp dẫn tại nghỉ dưỡng xứ Thanh là Tập đoàn Flamingo với dự án Flamingo Hải Tiến.
Đây là siêu dự án 1.300 ha được phát triển theo mô hình thành phố du lịch với các khu nghỉ dưỡng chủ đề, công viên chủ đề, các thiên đường giải trí xuyên đêm, trung tâm biểu diễn văn hoá thực cảnh và công nghệ ánh sáng, vườn thú.
Dự án được đánh giá sẽ làm thay đổi toàn bộ diện mạo du lịch của Hải Tiến với kỳ vọng sẽ thu hút hơn 5 triệu du khách đến Hải Tiến mỗi năm.
Cũng theo đuổi mô hình du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, Văn Phú - Invest đang phát triển dự án Vlasta - Sầm Sơn nằm bên bờ biển phía Nam Sầm Sơn. Đây là tổ hợp đô thị biển và du lịch nghỉ dưỡng, với chuỗi các biệt thự, khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ đa dạng tiện ích.
Hàng loạt các sản phẩm du lịch khác biệt, đẳng cấp của các ông lớn bất động sản được kỳ vọng sẽ tạo chuỗi dịch vụ đa dạng, bổ sung mảnh ghép lớn cho các hoạt động giải trí mua sắm, sôi động tại Thanh Hoá mà lâu nay vẫn bỏ ngỏ. Qua đó, giúp nghỉ dưỡng của địa phương này phát triển, hấp dẫn khách du lịch.
Biến Thanh Hoá thành điểm đến không có "mùa đông"
Bên cạnh việc tạo ra các điểm đến vui chơi giải trí, du lịch chăm sóc sức khoẻ cũng là hướng đi được các doanh nghiệp của Thanh Hoá chú trọng để hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là thu hút khách trong mùa đông lạnh.
Thành công của Quang Ninh chính là minh chứng rõ nhất cho cách làm này. Cũng là địa phương tại khu vực phía Bắc sở hữu mùa Đông lạnh, song tại Quảng Ninh, mùa đông của nơi đây vẫn có lượng khách nước ngoài rất lớn đến nghỉ dưỡng. Đây là điều mà Thanh Hoá chưa có được.
Một trong những lý do dẫn đến thành công của Quảng Ninh phải kể đến là hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trú du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí đã được đầu tư rất đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu du lịch 4 mùa. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng tại Quang Hanh của Sun Group.
Theo thống kê từ Sở Du lịch Quảng Ninh, ước tính tháng 11/2020, tỉnh đón trên 1,25 triệu khách, tăng gấp đôi so với tháng 10. Lượng khách dịp cuối tuần cũng nhỉnh hơn các ngày trong tuần khoảng trên 30%.
Những con số này đang thay đổi cách nhìn của số đông về du lịch Quảng Ninh: một điểm đến vùng biển vốn dĩ bao lâu nay chỉ tấp nập vào mùa hè nhưng giờ đây Quảng Ninh thu hút các khách du lịch nội địa vào mùa đông.
Nhờ thành công của Quảng Ninh trong khai thác du lịch trong mùa đông, tại Thanh Hóa, Sun Group cũng sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án quần thể du lịch suối khoáng nóng.
Đầu tháng 12/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định chấp thuận cho Công ty CP Mặt trời Thanh Hóa thực hiện dự án khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương.
Dự án có diện tích gần 100 ha, quy mô gồm khoảng 2.461 sản phẩm, trong đó có 231 căn liền kề, 464 căn biệt thự xây thô và khoảng 1.766 căn hộ chung cư. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 6.849 tỷ đồng.
Theo nhiều chuyên gia, khi dự án này hoàn thiện và đưa vào hoạt động, du lịch nghỉ dưỡng tại Thanh Hóa sẽ phát triển lên một tầm cao mới.
Ông Nguyễn Ngọc Dinh, Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Bắc Bộ cho rằng, Thanh Hoá sẽ là cái nôi mới của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai. Nếu như trước đây, tâm lý ăn sâu vào tiềm thức của người dân là du lịch Sầm Sơn là du lịch theo mùa thì hiện nay, với sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn, du lịch Thanh Hóa sẽ có thể phát triển 4 mùa, quanh năm. Kéo theo đó là cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng phát triển mạnh mẽ.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Biên TGĐ CoreLand cũng cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng tại Thanh Hóa đang ngày càng hoàn thiện hệ sinh thái của mình với tiềm năng thu hút du khách quốc tế trong những năm tới.
"Với những dự án bất động sản du lịch này, câu chuyện du lịch biển 4 mùa tại Thanh Hóa đang trong tầm tay", ông Biên nói.
Tuy nhiên, giữ góc nhìn thận trọng hơn với nghỉ dưỡng Thanh Hoá, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch SohoVietnam cho rằng, để phát triển du lịch 4 mùa, các doanh nghiệp Thanh Hoá cần có tiềm lực rất lớn, thời gian đầu tư, thu hút người dân đến và thay đổi xu hướng du lịch. Sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phải "chậm mà chắc", dài hạn, không thể trong ngày một ngày hai.
Chính vì vậy, ông Diên cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng Thanh Hoá là thị trường tiềm năng nhưng các nhà đầu tư phải sáng suốt lựa chọn dự án tốt, uy tín, hạ tầng hoàn chỉnh, tiện ích đồng bộ. Những dự án này sẽ chắc thắng nhờ tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng mạnh mẽ của Thanh Hoá trong tương lai.
Với lợi thế của một địa phương có dân số lớn thứ 3, diện tích lớn thứ 5 cả nước và hướng đến trở thành một cực tăng trưởng mới để cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc, Thanh Hóa đang trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn với sự xuất hiện hàng loạt các tập đoàn, doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế. Trong đó, lĩnh vực bất động sản đã, đang và tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư.
Sự trỗi dậy của thị trường bất động sản Thanh Hoá một mặt đang mở ra nhiều cơ hội mới, những mặt khác cũng đặt ra những thách thức không nhỏ về mặt quản trị đối với lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp và giới đầu tư. Làm thế nào để tận dụng được cơ hội và hoá giải thách thức là chủ đề của Toạ đàm “Sự trỗi dậy của bất động sản Thanh Hoá” do TheLEADER tổ chức ngày 10/5/2022 với sự tham gia tranh luận của các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo các doanh nghiệp. TheLEADER sẽ lần lượt đăng tải các bài viết xoay quanh toạ đàm này.
Thách thức nan giải của bất động sản du lịch Thanh Hoá
Bất ổn từ các cuộc đấu giá đất ở Thanh Hoá
Phía sau các cuộc đấu giá đất nền Thanh Hoá, chiêu trò của môi giới tạo khan hàng, sốt đất ảo đã để lại hệ luỵ rất lớn đối với thị trường bất động sản và các nhà đầu tư.
Thách thức nan giải của bất động sản du lịch Thanh Hoá
Không dễ hoá giải trong một sớm một chiều những thách thức đối với đầu tư bất động sản du lịch xứ Thanh.
Giữ dòng vốn đầu tư – thách thức lớn của Thanh Hoá
Thu hút được dòng vốn đầu tư đến là một chuyện, việc hiện thực hoá các cam kết và mục tiêu về kinh tế để giữ được dòng tiền ở lại địa phương mới là thách thức lớn đối với những người làm công tác quản trị của tỉnh Thanh Hoá.
Hồng hạc tranh châu ở tọa độ bùng nổ Thanh Hoá
Cùng với Quảng Ninh, Khánh Hoà và Bình Thuận, thị trường bất động sản Thanh Hoá đang trỗi dậy và theo Tiến sỹ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nếu các nhà làm chính sách địa phương không quản trị tốt dòng vốn đầu tư này thì rất có thể làm mất cơ hội phát triển.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm
Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.
Thaco Trailers phát triển đa dạng sản phẩm, mở rộng phân phối toàn quốc
Nhằm mang đến giải pháp vận tải toàn diện cho doanh nghiệp Việt, Công ty Sản xuất sơ mi rơ moóc và cấu kiện nặng Thaco Industries (Thaco Trailers) đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm chất lượng cao, cấu hình đa dạng và phát triển mạng lưới phân phối trên toàn quốc.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.