Đại dịch Corona kéo dài: Kịch bản nhẹ nhất là hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản
Nguyễn Hoàng Văn, CEO Cua Ngon
Thứ hai, 10/02/2020 - 11:00
Nếu tình trạng dịch bệnh này kéo dài thêm thời gian thì kịch bản nhẹ nhất là hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản, thị trường sẽ lũng đoạn.
Chúng ta phải hiểu dịch Corona lần này là một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Nó giống như một thiên tai chưa được dự báo trước đang ập đến với nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là Trung Quốc và những quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều đến Trung Quốc. Chúng ta nên nghiêm túc nhìn nhận và đoàn kết tất cả các tiềm lực để cùng đối phó và vượt qua thiên tai này.
Do các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô là hoàn toàn bị động. Cũng như diễn biến phức tạp của tình hình dịch trong thời gian gần đây. Các kịch bản ảnh hưởng rất khó đoán... Tất nhiên nó ảnh hưởng và gây ra tổn thất vô cùng to lớn cho nền kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân mỗi người dân.
Nếu tình trạng dịch bệnh này kéo dài thêm thời gian (theo các chuyên gia y học thì nó chắc chắn kéo dài ít nhất thêm 2 tháng) thì kịch bản nhẹ nhất là hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản, thị trường sẽ lũng đoạn. Do Trung Quốc là công xưởng của thế giới, họ tạm dừng sản xuất kinh doanh thì chắc chắn sẽ thiếu hụt nghiêm trọng về hàng hóa nguyên liệu.
Nếu nặng hơn cán cân cung cầu mất cân đối, lạm phát gia tăng phi mã, ảnh hưởng nặng đến kinh tế vĩ mô. Nguy cơ cao đến chuyện vỡ nợ công và mất kiểm soát cả kinh tế.
Ông Nguyễn Hoàng Văn, CEO Cua Ngon hương vị Đất Mũi
Chúng tôi hoạt động trong ngành F&B, sau Nghị định 100 tình hình thị trường đã gặp một số khó khăn, nay lại đến dịch này, thì chắc chắn khó khăn gấp bội. Với việc khách hàng hạn chế tụ tập và thay đổi hành vi tiêu dùng, doanh số công ty đã giảm hơn 50%. Tình hình nhân sự bỏ việc cao, tuyển dụng nhân sự mới khó, bên cạnh phải bỏ thêm nhiều chi phí để đối phó với dịch. Có thể nói chưa bao giờ doanh nghiệp ngành F&B khó khăn như bây giờ.
Dịch bệnh không tạo nhiều cơ hội bên ngoài cho doanh nghiệp. Cơ hội có chăng là dịch sẽ làm một bộ phận khách hàng thay đổi hành vi tiêu dùng, nếu doanh nghiệp biết tạo ra sản phẩm dịch vụ phù hợp có thể tạo nên một thị trường mới và chinh phục nó. Còn cái chính là cơ bội để doanh nghiệp nhìn nhận và điều chỉnh phần quản trị bên trong của mình, khám lại tổng quan về “sức khỏe”, tìm ra giải pháp tối ưu phù hợp để tồn tại và chờ đợi qua dịch phát triển mạnh mẽ hơn.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh và tình trạng này kéo dài có thể xảy ra. Nếu thật sự xảy ra thì hậu quả sẽ vô cùng lớn. Tất nhiên tùy theo đề kháng và khả năng chịu trận của doanh nghiệp. Chúng tôi cũng lường trước được và đưa ra phương châm chính đó là phải tồn tại. Tất nhiên là phải cắt giảm dần bớt, tùy theo thời gian và “sức khỏe” cho phép.
Đến nay số người nhiễm và chết vì dịch Corona lần này đã vượt dịch cúm SARS, cũng như phạm vi ảnh hưởng của nó cũng lớn hơn rất nhiều. Do đó ảnh hưởng của nó theo tôi sẽ vượt xa dịch SARS, còn cụ thể chắc phải chờ sau dịch mới thống kê được.
Doanh nghiệp nên cố gắng tồn tại và phải tồn tại, nên đặt mục tiêu như vậy để có hành động phù hợp. Vì thế nên rà soát hết lại, tạm dừng lại việc thực thi các kế hoạch không phù hợp với mục tiêu này. Đàm phán với các đối tác để giảm tối đa các chi phí thuê ngoài, cũng như tối ưu lại quy trình quản lý, xem xét lại kế hoạch nhân sự…
Bên cạnh nhanh chóng nghiên cứu việc thay đổi hành vi tiêu dùng từ dịch cúm, sáng tạo các sản phẩm dịch vụ phù hợp để tạo ra thị trường mới mà kinh doanh.
Sức mạnh của sự đoàn kết luôn cần thiết và cực kì quan trọng để vượt qua khủng hoảng. Vì vậy các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và doanh nghiệp nên phối hợp với nhau, tìm kiếm giải pháp để giúp doanh nghiệp là rất cần thiết.
Hiện nay áp lực của dịch lên nhà nước rất lớn. Cái chính trong sự chuẩn bị của tổ chức vĩ mô đó là nguồn lực và giải pháp, sự quyết đoán trong vận hành của lãnh đạo. Nhà nước trước tiên phải tiếp sức cho doanh nghiệp để ứng phó bằng chính sách hỗ trợ về thuế, tài chính... Bên cạnh các vấn đề khác giúp doanh nghiệp như kết nối, truyền thông, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thị trường...
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Hoàng Văn, CEO Cua Ngon hương vị Đất Mũi, CEO Vnetcom Marketing Online
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam Trần Mạnh Báo mong muốn Chính phủ sớm xây dựng cơ chế riêng cho phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm đất đai, tín dụng, thuế, đào tạo.
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.