Một người không học hành trường lớp nhưng sự nhạy bén, am hiểu và trượng phu thì khó ai bằng…
Năm nay 55 tuổi, người ta hay gọi ông là Dũng chợ vì ông có đến 13 cái chợ rải khắp Bình Dương với tên là Trung – Kiên, vốn là tên ghép của hai người con trai. Ông khởi sự nghề làm chợ cách đây 17 năm, khi Nhà nước có chính sách khuyến khích tư nhân tham gia vào các dịch vụ tiện ích công cộng. Khoảng ba năm trở lại đây, ông tham gia xây nhà trọ cho công nhân.
Ông sinh ra trong gia đình nghèo làm nông nghiệp nên trong nhận thức của mình, đất đai là quan trọng. Nhưng cha ông khi còn sống thường hay so sánh, người Hoa họ không có nhiều đất đai, họ chỉ có vài khu nhà phố vậy mà họ vẫn sống khá giả, nên mình cũng phải biết cách làm ăn đàng hoàng, tử tế để mình sống khá giả.
Hiện nay, gia đình ông có một nhà hàng sang trọng ở Thủ Dầu Một. Cả ông và những người con dù đã từng du học nước ngoài về, nhưng khi cần vẫn chạy bàn phục vụ quán. “Mình phải biết sống hòa đồng với người khác chứ đừng ỉ mình giàu mà sống xa cách”. Đó dường như là triết lý ông tâm sự với tôi trong một cuộc trò chuyện ngắn.
Trong một lần đi khảo sát cho đề tài sinh kế dân nghèo tỉnh Bình Dương tại huyện Phú Giáo, tôi được một cán bộ địa phương cho biết: “Giờ về Bình Dương, thầy đừng hỏi xây nhà trọ mấy trăm mét vuông mà phải hỏi là mấy héc ta”. Anh cũng kể, hiện nay có rất nhiều đại gia xây nhà xưởng, chuồng trại cho thuê hàng mấy héc ta, nhưng có những đại gia đầu tư lớn vào nhà trọ cho công nhân.
Từ gợi ý của anh, tôi tìm đến nhà trọ Trung Kiên, vốn là địa bàn thực tập của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một. Cuộc hẹn với chủ nhà trọ khá dễ dàng vì ông khá niềm nở, cũng như đối đãi khá tử tế với sinh viên thực tập chứ không như các khu trọ trước đây chúng tôi đến nghiên cứu. Người ta luôn dò xét, sợ thông tin không tốt về khu nhà trọ lan ra bên ngoài.
Đường đến khu nhà trọ khá thuận lợi vì nằm sát khu công nghiệp, đường đi rộng rãi. Ban đầu khi mới tới khu nhà trọ với tường xây bao quanh kiên cố, chưa đọc bảng hiệu nên tôi cứ tưởng đây là khu nhà xưởng của doanh nghiệp. Nhưng khi tới trước khu nhà trọ với dãy kios buôn bán hàng tiện dụng cho một khu dân cư, tôi mới chắc đây là khu dân cư dành cho công nhân.
Con đường độc đạo trong khu nhà trọ rộng khoảng 7-8 mét, có hệ thống camera an ninh thông qua màn hình ngày cổng ra vào, kế bên là văn phòng ban quản lý khu trọ. Bảo vệ và nhân viên quản lý, người dọn dẹp vệ sinh khá niềm nở. Một chú lớn tuổi còn nhiệt tình đi lau mấy phòng trọ trống để sinh viên tổ chức thảo luận nhóm. Hỏi ra mới biết là trước khi chúng tôi tới, ông chủ nhà trọ đã điện báo cho nhân viên chuẩn bị không gian cho sinh viên làm việc.
Cảm giác đầu tiên của tôi là một khu trọ sạch sẽ, tươm tất. Bước vào sẽ cảm nhận giống như một khu dân cư vì khu trọ không chỉ để ở mà còn kinh doanh vì rất nhiều nhà trưng bảng buôn bán trước căn nhà trọ với mặt tiền rộng rãi, cửa nhà rộng, với cửa sắt kiên cố không khác nhà mặt phố.
Trời mưa lâm râm, ngoài sân mấy đứa trẻ chơi nhảy lò cò trong sân, vừa nghịch, tắm mưa… Một cảm giác bình yên khó tả, cũng đã lâu rồi tôi mới thấy trong không gian đô thị, nơi tập trung đông đúc lên đến vài ngàn người, lại có một không gian bình yên như vậy.
Dạo quanh trong khu theo con đường lớn với các con đường nhánh theo hình xương cá, thấy các phòng đều tươm tất, dây phơi đồ được thiết kế trên cao. Vài người phụ nữ đang ngồi góc túm tụm làm móc, tay móc chân trông rất thảnh thơi. Có lẽ, trong cuộc đời làm nghiên cứu về công nhân, lần đầu tiên tôi đến được một khu trọ công nhân như vậy.
Đến khoảng 3 giờ, theo giờ hẹn, ông chủ nhà trọ lái chiếc xe 7 chỗ tới, vì ông có tới ba khu nhà trọ với quy mô mỗi khu lên đến 500 phòng, cùng với đó là 13 cái chợ rải rác khắp Bình Dương.
Ông khá bình dân nhưng không kém phần lịch sự trong bộ áo sơ mi quần tây, đi giầy tây. Chúng tôi gặp nhau trọ chuyện ngăn một quán café nhỏ ngày tiệm nước giải khát trong khu trọ. Ông nói chuyện rổn rảng không giữ kẽ, nhưng cũng không thích nhà báo tới viết giới thiệu làm cho người khác tưởng ông phô trương.
Ông bắt đầu câu chuyện bằng lời khẳng định rất rõ ràng rằng: “Tui không biết chữ, tui mới học đến lớp hai thì nghỉ đi chăn bò [nhưng 6 người con của ông đều đã và đang du học nước ngoài] nên trước đây dân Bình Dương gọi tui là Dũng Bò. Sau này tui chuyển sang làm chợ theo chính sách khuyến khích của Nhà nước nên người ta gọi tui là Dũng Chợ.”
Ông hồi tưởng, lúc ông ôm tiền đi mua đất làm chợ, ai cũng chê cười, nói ông không biết chữ mà đi làm chợ. Vợ ông cũng hoài nghi khả năng của ông, khi mang tiền đi đặt cọc thì ôm tiền chạy về không chịu mua. Ông phải thuyết phục mãi mới được.
Tất cả các chợ, khu nhà trọ đều do tự tay ông tự vẽ, thiết kế. Nguyên tắc của ông là chú ý đến người sử dụng. Ông kể, ở Bình Dương cũng có rất nhiều người làm chợ nhưng không thành công, bị dân thưa kiện. Khi triển khai xây dựng lại chợ mới, ông cho người đi vẽ lại không gian, vị trí chỗ ngồi của người cũ.
“Dì hai, dì ba trước nay bao đời ngồi đâu, giờ mình xây chợ mới thì cũng để cho dì hai, dì ba chỗ đó. Vì người ta ngồi nắng mưa bao đời nay giữ cái chỗ họp chợ cho mình. Giờ mình xây mới mình đâu có thể chèn người khác vào được. Mình làm gì cũng phải biết thương người ta, bà hai, bà ba bán cá, bán rau, bán thịt, thức khuya dậy sớm đi mua hàng về bán là bán cho ai. Bán cho mình chứ cho ai. Tôi nói vui với mấy ông đại gia ở đây, các ông có ba, bốn đứa con nuôi, còn tui có tới 5.000 ngàn người nuôi. Mỗi người góp một đồng là dư giả sống”, ông tâm sự.
Giá thuê phòng trọ mỗi tháng là 950.000 đồng, rẻ hơn bên ngoài 50.000 đồng. Giờ khu trọ của ông đều đã kín người. Ông có tổng cộng ba khu trọ với số lượng công nhân lưu trú khoảng 5.000 người.
Ông cho biết khi làm khu trọ này, ông đã phải đến trước khu công nghiệp cả tuần để quan sát công nhân đi làm về như thế nào? Ông phát hiện công nhân phải di chuyển rất xa, “có hôm trời mưa mấy đứa con gái bì bõm trong nước, khói bụi xe, về đến nhà mất cả tiếng. Trong khi đó nếu công nhân thuê trọ gần công ty thì có thể ngủ sớm, dậy trễ được, đi bộ ra công ty cũng gần”. Thế là ông quyết định mua khu đất gần 2ha để làm nhà trọ.
Ông cũng đi học hỏi các khu nhà trọ khác để đúc kết kinh nghiệm. Ông chia sẻ: “Tui bắt chước rất nhanh và có thể đánh giá mức độ thành công hay thất bại cũng rất nhanh, cái gì không chắc là tui không làm”.
Ông kể, ông từng tham quan khu nhà trọ công nhân của một doanh nghiệp lớn ở Bình Dương. Khu nhà rất hiện đại, phòng ốc tiện nghi trong một tòa nhà có thang máy. Nhưng ông cho rằng làm như thế trước sau gì cũng thất bại vì phòng thiết kế cho nhiều người ở tập thể, giường tầng.
“Bây giờ công nhân có nhu cầu cao rồi, người ta cần không gian riêng tư. Tụi nó trẻ, lập gia đình cũng phải có chỗ cho tụi nó riêng tư, rồi ông bà già tụi nó dưới quê lên cũng phải có chỗ cho ông bà già tụi nó ở lại. Giờ tụi nó đứa nào cũng có thể sắm được chiếc xe máy thì cũng phải làm căn phòng rộng rãi cho tụi nó để chiếc xe. Tui làm như vậy thì tụi nó mới thích, chứ làm giống ông kia, có cho không tụi nó cũng không vào”.
Ông chia sẻ, hiện tại khu của ông có đầy đủ các dịch vụ tiện ích, nhưng không làm nhà trẻ, mặc dù nhu cầu công nhân cao. Nhưng cái gì ông không chắc là ông không làm. “Giờ vấn đề bắt cóc trẻ em, vệ sinh an toàn thực phẩm rất phức tạp. Nên mình không chắc là mình không làm”.
Trong khi trò chuyện, lác đác công nhân mang rác ra bỏ vào thùng rất gọn ghẽ. Dãy thùng rác sạch sẽ, xếp gọn gàng thành một khu. Ông chia sẻ: “Tất cả phòng trọ đều bỏ rác vào bọc xốp, đến khi đi làm, hay đầy thì tự động mang rác bỏ vào thùng theo qui định. Tất cả các phòng đều làm như vậy, ai không tuân thủ thì mình mời đi chỗ khác. Ở đây công nhân cũng nhiều thành phần, mình cũng sẽ lọc dần ai ở đàng hoàng được thì mình chào đón”.
Oxfam cho biết, tại Việt Nam hiện nay, có tới 99% công nhân may không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn lương châu Á và 74% không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn của Liên minh lương đủ sống toàn cầu.
Sự kiện với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc kết hợp với công nghệ trình chiếu 3D mapping, hệ thống âm thanh suround đem đến một đêm diễn nhiều cảm xúc.
Nhà sáng lập Bamboo Capital, Nguyễn Hồ Nam khẳng định, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng quan hệ đối tác bền chặt là chìa khóa để tạo ra giá trị bền vững
Vượt những cung đường hiểm trở, Tân Hiệp Phát đã tiếp tục mang học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” đến với hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Trong ngày tiếp nhận, hàng trăm phụ huynh cùng các em học sinh không khỏi xúc động và vui mừng.
Cùng khám phá xu hướng chuyển đổi số trong ngành xuất bản, tập trung vào chiến lược phát triển sách điện tử bản quyền của Alpha Books và Akishop tại Việt Nam.
Khi thị trường căn hộ Hà Nội chưa có dấu hiệu dừng đà tăng giá, thì tổ hợp căn hộ ngay tại nội đô là Hanoi Melody Residences lại ghi nhận mức giá tốt bất ngờ, dự kiến chỉ từ 58 triệu đồng/m2.