Dặm đường tôi đi: Người hoá giải ‘lời thách đố’ của chủ tịch Vingroup
Quốc Vĩnh
Thứ sáu, 16/08/2024 - 09:33
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng yêu cầu trong vòng hai năm phải cho ra đời dòng xe mới thương hiệu Việt là một thách đố đối với Võ Quang Huệ vì ở Đức, các hãng ô tô muốn ra mắt dòng xe mới phải mất bốn năm.
Tôi được anh Huệ tặng cuốn hồi ký "Dặm đường tôi đi" khi mới in ra với lời đề tặng rất thân tình. Tôi đã đọc hai lần cuốn sách này và người cùng thế hệ với anh, đã bước vào tuổi thất thập, tôi cảm nhận sâu sắc những điều anh gửi gắm trong cuốn hồi ký.
Tôi có khá nhiều bạn bè đi du học trước và sau năm 1975 và khi tôi công tác ở Thời báo Kinh tế Sài Gòn trong 20 năm, một số anh Việt kiều là giáo sư, là chuyên gia kinh tế, là doanh nhân đã cộng tác với báo với nhiều bài phân tích về kinh tế sâu sắc, góp phần làm lan toả tên tuổi của tờ báo.
Tôi quen với anh Võ Quang Huệ trong dịp này qua sự kết nối của anh Võ Như Lanh, Tổng biên tập Saigon Times Group.
Bàng bạc trong suốt cuốn sách là tấm lòng của anh đối với quê hương, đất nước, là mong ước muốn đóng góp cho nơi mình chôn nhau cắt rốn những công trình có sức sống dài lâu và mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Anh đi bằng con đường riêng, khác với những trí thức Việt Kiều khác. Những gì anh tích luỹ ở nước ngoài hàng chục năm, đặc biệt ở Đức, từ thành quả học tập, kiến thức khoa học - kỹ thuật, kỹ năng quản trị và kinh doanh anh tìm cách đưa vào Việt Nam bằng những dự án mà anh là người giữ vai trò chủ chốt.
Anh Huệ làm việc tại Tập doàn ô tô BMW năm 1982 sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành ô tô với hai nền tảng là sản xuất ô tô và động cơ ô tô.
Tại đây, anh đã chứng tỏ năng lực của mình. Với nỗ lực làm việc và sáng tạo không ngừng, anh là tác giả của năm bằng sáng chế có đăng ký sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Đức và Châu Âu ,chủ biên cuốn sách chuyên ngành về tiếng động của xe hơi.
Đóng góp đầu tiên của anh đối với ngành ô tô Viêt Nam bắt đầu từ năm 1994 với vai trò quản lý dự án hợp tác giữa BMW với công ty VMC sản xuất theo dạng SKD cho tất cả các dòng xe BMW.
Anh làm việc khẩn trương trong ba tháng để lắp ráp chiếc xe đầu tiên. Anh Huệ kể lại: “Khi lần đầu tiên lái chiếc xe BMW do chúng tôi lắp ráp tại Việt Nam và chạy trên con đường Việt Nam, tôi thấy lâng lâng trong lòng.”
Dấu ấn quan trọng của anh đóng góp là thực hiện các dự án của tập đoàn Bosch bắt đầu từ năm 2008 sau khi thôi làm việc ở BMW.
Hồi ấy, Việt Nam là con số 0 trên bản đồ phát triển mạng lưới của Bosch. Được biết Bosch đang muốn tập trung đầu tư lớn vào Trung Quốc, anh mời lãnh đạo Bosch đến Việt Nam, giới thiệu những điểm thuận lợi và ưu thế của Việt Nam.
Anh cũng tác động đến các lãnh đạo cao cấp Việt Nam “mở rộng vòng tay” đón Bosch. Và cuối cùng Bosch đã đồng ý chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc qua Việt Nam, xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện ô tô tại Long Thành, Đồng Nai cùng với việc lập công ty Bosch Việt Nam.
Anh Huệ làm tổng giám đốc công ty và cũng là người Việt đầu tiên đứng đầu một dự án lớn 100% vốn của châu Âu tại Việt Nam.
Sau đó, theo yêu cầu của anh, Bosch tiếp tục thành lập trung tâm công nghệ và phần mềm, sau 10 năm trung tâm đã có trên 4.000 ngàn chuyên gia, kỹ sư cơ khí và công nghệ thông tin.
Với sự điều hành của anh Huệ, mỗi năm doanh số Bosch Việt Nam tăng không ngừng cho đến khi anh nghỉ hưu vào năm 2016.
Dấu ấn quan trọng nhất của anh đối với ngành ô tô Việt Nam là khi anh gia nhập Vingroup với chức danh Phó tổng giám đốc tập đoàn phụ trách sản xuất kinh doanh ô tô, xe máy vào năm 2017.
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng yêu cầu trong vòng hai năm phải cho ra đời dòng xe mới thương hiệu Việt mang tên VinFast là một thách đố đối với anh vì ở Đức, các hãng ô tô muốn ra mắt dòng xe mới phải mất bốn năm.
Vậy là anh Huệ phải dồn sức vào công việc mới với thời gian làm việc và di chuyển dày đặc. Chiếc xe Vinfast đầu tiên ra đời và lăn bánh chỉ 22 tháng.
Phải nói đây là một kỳ tích và có lẽ ở Việt Nam, ngoài anh không ai làm được vì anh là người am tường về kỹ thuật cơ khí và công nghệ phần mềm, nguồn cung ứng linh kiện, kỹ năng kết hợp với đối tác để cho ra mắt một dòng ô tô mới. Và nhất là tâm huyết của anh, khi đã đặt ra mục tiêu phải thực hiện tới cùng.
Tôi chỉ nêu mấy câu chuyện trong cuốn sách “Dặm đường tôi đi” của doanh nhân Võ Quang Huệ hồi tưởng lại cuộc đời mình.
Cuốn sách này ngồn ngộn thông tin, được diễn đạt với tình tiết mạch lạc, ngữ pháp rõ ràng vì anh là dân kỹ thuật. Bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ, sẽ tìm thấy những điều bổ ích cho chính mình qua những dòng tự thuật chân thật và những chiêm nghiệm về cuộc sống của anh Võ Quang Huệ trong cuốn hồi ký này.
Đối với dự án sản xuất ô tô Vinfast, thực sự là một tốc độ… hỏa tốc, ngay người có hiểu biết về ngành ô tô họ cũng ngạc nhiên. Với tinh thần rất quyết liệt của tập đoàn và những đồng nghiệp rất sáng tạo ở Vinfast, chính tôi cũng bất ngờ với thành công từng bước nhanh như vậy.
Việt Nam đang nhìn vào doanh nghiệp tư nhân trong đợt khủng hoảng lần này với một vai trò rất mới, như một nguồn lực, một thế lực quan trọng giúp cho nền kinh tế không chỉ phục hồi mà còn trỗi dậy và vươn lên mạnh mẽ sau dịch.
Tập đoàn Vingroup chính thức phát động chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” nhằm kêu gọi toàn thể cộng đồng chung tay phát triển thương hiệu xe điện Việt đẳng cấp quốc tế, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh vì hôm nay và mai sau.
VACD và hành trình vì một nền quản trị tốt hơn - 9 giờ
Chiều 3/12/2024, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO) đã đến thăm và làm việc với Học viện Tài chính nhằm thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Hàng nghìn tỷ đồng đã được Dragon Capital rót vào các “tên tuổi” lâu năm trong ngành chứng khoán thông qua các kế hoạch hợp tác về kinh doanh, tăng vốn điều lệ.
Thông tư 02 về tái cơ cấu nợ, giãn nợ sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Theo các chuyên gia, nhiều khả năng NHNN sẽ không gia hạn thêm cho Thông tư này.
Kinh tế số của Malaysia được kỳ vọng sẽ vươn tầm khu vực với sự hỗ trợ của doanh nghiệp Việt Nam thông qua các giải pháp công nghệ, y tế, năng lượng...