Đam mê chia sẻ xuyên biên giới của một giám đốc marketing

Đặng Hoa Thứ sáu, 04/02/2022 - 10:37

Luôn đặt mình trong tâm thế của người đang trong quá trình “học bơi” và dám chấp nhận thử thách mới là cách để anh Trần Nguyễn Phi Long, Giám đốc Marketing bán lẻ của Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), không ngừng tiến xa hơn trong sự nghiệp marketing cũng như trên con đường chia sẻ và lan tỏa chuyện nghề – một hành trình trải nghiệm không điểm dừng.

Anh Trần Nguyễn Phi Long, chuyên gia marketing

Kỳ tích không bao giờ xuất hiện ở vùng an toàn

Tại sao anh lại chọn lĩnh vực marketing và tại sao lại là ngành bán lẻ?

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Nhiều người biết tôi làm về marketing nhưng không khỏi bất ngờ khi biết rằng tôi không tốt nghiệp ngành này cách đây 10 năm về trước. Trong quá trình học hai chuyên ngành kế toán và hệ thống thông tin kinh tế, tôi đã thử thách mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau và rồi tìm ra sự yêu thích đặc biệt đối với marketing. Thời điểm đó, tôi xác định rằng mình chỉ đang có một phần hai của yếu tố “nhân hòa” là niềm đam mê marketing trong khi vẫn còn thiếu hai yếu tố “thiên thời” và “địa lợi” trên thị trường lao động.

Tôi quyết định bắt đầu sự nghiệp marketing của mình với ngành thương mại điện tử vì có yếu tố "địa lợi" là mọi thứ trong ngành này lúc bấy giờ khá sơ khai và xuất phát điểm của mọi người đều giống nhau. Tốc độ học cái mới là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của bất kỳ ai theo đuổi bộ môn này.

Vì là người theo đuổi tính thực học, tôi xây chắc nền móng kiến thức marketing từ cơ bản đến nâng cao, học MBA để hoàn thiện yếu tố "nhân hòa". Thật may mắn trong giai đoạn đó, ngành thương mại điện tử phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, gia tốc của ngành lại trở thành yếu tố “thiên thời” cho tôi.

Trong suốt hành trình học và làm marketing, tôi chủ yếu đầu quân vào các công ty và tập đoàn lớn vì ở đó có nhiều bài toán khó để giải và mức độ ảnh hưởng lớn. Điều này cũng giống như sự hứng thú của tôi đối với các câu hỏi có đánh dấu sao trong các kỳ thi để phân loại thí sinh thời còn đi học.

Sau thương mại điện tử, tôi quyết định nhảy ra khỏi vùng an toàn và chuyển sang ngành bán lẻ, đầu quân vào một tập đoàn bán lẻ điện máy. Với tôi, đây có thể coi như lần “quá cảnh” về sự nghiệp khi chuyển từ môi trường thuần thương mại điện tử qua không gian offline chủ đạo.

Rồi cơ duyên kết nối tôi với lĩnh vực bán lẻ dược phẩm, đến trang sức và đồng hồ. Nơi đó tồn tại các trận chiến marketing có nhiều cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi những cách tiếp cận mới và tư duy sắc bén. Tôi tâm niệm, kỳ tích sẽ không bao giờ xuất hiện ở vùng an toàn.

Đam mê chia sẻ xuyên biên giới của một giám đốc marketing
Anh Trần Nguyễn Phi Long chia sẻ trong sự kiện Asean Omni-channel Retail Innovation Summit 2020 tại Thái Lan

Theo anh, các tố chất cơ bản cần có để một người làm marketing ngành bán lẻ thành công là gì?

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Với đặc trưng của ngành này, một là làm marketing phải rất “ôm sát” hệ thống bán lẻ. Việc kinh doanh nằm ở cửa hàng chứ không phải ở văn phòng nên phải thấu hiểu đặc thù vùng miền, bản chất của ngành hàng và “cơ địa” của hệ thống bán lẻ. 

Tôi thường xuyên đi quan sát thực tế tại các cửa hàng trên toàn quốc, trao đổi với cửa hàng trưởng, tư vấn viên để kiểm tra tính thực thi của kế hoạch marketing đã đặt ra. Thậm chí, việc trao đổi và lắng nghe từ khách hàng tại cửa hàng sẽ cho phép người làm marketing phát hiện được nhiều insight (sự thật ngầm hiểu) mà bình thường khó phát hiện.

Hai là tinh thần F5, đổi mới sáng tạo không ngừng để thích ứng linh hoạt trong giai đoạn đầy biến động. Trong một môi trường có tính cạnh tranh cao, đứng yên đồng nghĩa với việc bị tụt lại phía sau. Lựa chọn làm marketing cũng là lúc đặt mình vào một đường đua không đơn giản, đòi hỏi sự sắc bén cả trong tư duy và hành động.

Cuối cùng là tư duy marketing phải bắt đầu từ câu chuyện thị trường, khách hàng và đối thủ. Bên cạnh bám sát khách hàng mục tiêu, người làm marketing còn phải có khả năng “đọc trận”, nhận diện sự biến động của thị trường, đồng thời dự đoán cách “tung đòn” của các đối thủ để chủ động xây dựng chiến lược và “bản đồ hành quân” sắc bén trong từng chiến dịch marketing.

Vậy đâu là những yếu tố đặc biệt tạo nên sự khác biệt của anh trong công việc?

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Từ trước đến giờ, tôi vẫn hay tự nhận bản thân mình là người đang học và làm marketing, càng làm nhiều thì tôi ngộ ra những điều mình biết không là gì so với thế giới marketing vô cùng rộng lớn này. Tôi luôn giữ tinh thần cầu thị và luôn khát khao tìm tòi cái mới.

Bên cạnh đó, tôi luôn chủ động bước ra khỏi vùng an toàn và chấp nhận thử thách mới. Câu nói của nhà sáng lập Virgin Group Richard Branson luôn là kim chỉ nam trong các quyết định của tôi: “If somebody offers you an amazing opportunity but you are not sure you can do it, SAY YES, then learn how to do it later”! Tạm dịch là: "Nếu có ai đó trao cho bạn một cơ hội tuyệt vời nhưng bạn vẫn chưa chắc có làm được hay không, hãy cứ ĐỒNG Ý rồi học cách làm ngay sau đó"!

Tôi luôn đặt mình vào vị trí của người làm chủ để tư duy tổng thể và có cách tiếp cận mở hơn so với góc nhìn hiện có, sẵn sàng nhận phần việc vượt phạm vi công việc của mình. Tôi luôn tin vào luật hấp dẫn. Khi nghĩ về một thứ, trăn trở và mất ngủ vì nó thì cuối cùng sẽ đạt được.

“Tôi sợ một ngày nào đó mình không còn thích học cái mới nữa”

Tâm thế của anh khi chấp nhận thử thách là gì?

Đam mê chia sẻ xuyên biên giới của một giám đốc marketing 1
Anh Trần Nguyễn Phi Long, chuyên gia marketing

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Tôi luôn xem bản thân mình là một người đang trong quá trình học bơi. Việc trả lời “yes” và chuyển qua môi trường mới cũng như chuyển từ việc học bơi ở hồ nhỏ chuyển sang biển lớn vậy.

Một người cần 10 nghìn giờ để thành chuyên gia trong một lĩnh vực. Tôi khát khao tạo được nhiều giá trị nhất nên tôi luôn nỗ lực để hoàn thành 10 nghìn giờ đó một cách nhanh nhất, thậm chí làm gấp đôi thời gian trong ngày so với những người khác.

Tôi tận dụng cơ hội tiếp nhận phản hồi đa chiều để nhìn ra các điểm mù của chính mình, tìm ra "thanh gỗ ngắn" của bản thân trong nguyên lý chiếc thùng gỗ, từ đó chủ động khắc phục điểm yếu của mình.

Tôi luôn thấy mình đang ở trong quá trình hoàn thiện bản thân. Bên cạnh người làm marketing, tôi vẫn luôn giữ tâm thế là người học marketing. Bên cạnh việc “thực học” từ chính trải nghiệm “thực làm”, tôi còn tham gia chia sẻ và đào tạo tại các trường marketing và học viện quản trị để chủ động hệ thống hóa lại kiến thức trong “tàng kinh các” của chính mình.

Học ở thể chủ động là một thứ quan trọng để tự làm mới mình và phát triển năng lực bản thân. Tôi rất sợ một ngày nào đó mình không thích học cái mới nữa. Năng lực của một tập thể là năng lực tối đa của người lãnh đạo. Nếu không trau dồi liên tục việc học và dậm chân mãi một chỗ, tôi nghĩ sẽ đến lúc mình có thể trở thành vật cản của đồng đội mình tiến lên.

Tại sao đi chia sẻ, đào tạo lại là quá trình học, thưa anh?

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Nếu chia mức độ thấu hiểu một vấn đề trong công việc ra nhiều bậc thì sự am hiểu trong quá trình làm việc chỉ dừng lại ở cấp độ một. Hành động chia sẻ lại cho người khác là cách để đạt cấp độ hai vì tôi phải hệ thống lại tất cả những gì đã học qua kinh nghiệm thực tế. Việc đứng trên diễn đàn chia sẻ và có được những khoảnh khắc của sự vỡ lẽ khi tự mình nói về một vấn đề là một cấp độ cao hơn của sự thấu hiểu. 

Đến tầng cuối cùng, tôi sẽ có góc nhìn đa chiều hơn khi tương tác với khán giả và đối mặt với những câu hỏi không hề nằm trong kế hoạch. Tôi tâm đắc triết lý “Learning by sharing” - học bằng cách chia sẻ. Chẳng ai có thể biết tất cả mọi thứ trong một lĩnh vực hoặc một ngành nào đó. 

Điều giá trị nhất của mỗi lần chia sẻ, theo tôi, là các đoạn hội thoại đa chiều thông qua việc thảo luận và cùng đào sâu mổ xẻ vấn đề. Từ đó, kiến thức, kinh nghiệm và các bài học tích lũy trong “tàng kinh các” của mỗi người được trao đổi và lan tỏa rộng hơn.

Đam mê chia sẻ xuyên biên giới của một giám đốc marketing 2
Anh Trần Nguyễn Phi Long tham gia chia sẻ trong Hội thảo “Phục hồi bán lẻ hậu Covid” tại Hà Nội năm 2020

Anh “vỡ lẽ” và tìm thấy đam mê này của mình trong bối cảnh nào?

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Năm 2015, khi còn công tác ở tập đoàn bán lẻ điện máy, tôi được cấp trên giao nhiệm vụ đại diện đi chia sẻ trong một sự kiện do sếp bận có lịch đột xuất. Trước đó tôi đã từng chia sẻ cho sinh viên nhưng lần này đi chia sẻ cho người đi làm có kinh nghiệm lại là một cách tiếp cận khác. 

Đó cũng là lúc tôi chuyển từ bơi ở hồ qua bơi ở biển và rồi bắt đầu bén duyên với các sự kiện, hội thảo chuyên nghiệp. Nếu ngày đó tôi không dám vượt qua vùng an toàn và nói “yes” với cơ hội đó thì sẽ chẳng có tôi ngày hôm nay.

Việc liên tục chuyển môi trường và không gian “bơi” của anh được áp dụng như thế nào trong quá trình anh theo đuổi đam mê chia sẻ và lan tỏa câu chuyện nghề của mình ?

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Cũng tương tự như phát triển trong sự nghiệp tôi không nhảy cóc mà đi chắc chắn từng bước, biết mình đang ở đâu và nỗ lực phát triển theo lộ trình và kế hoạch.

Thứ nhất là tăng dần ở góc độ người nghe. Bắt đầu từ việc chia sẻ cho học sinh, sinh viên chuyển qua chia sẻ cho người đi làm, người có nhiều năm kinh nghiệm, cho quản lý cấp trung, cấp cao và đến bây giờ là chủ doanh nghiệp. 

Hai là bước tiến về chiều địa lý, từ những sự kiện đầu tiên diễn ra tại thành phố tôi đang sinh sống là TP. HCM, tôi lan tỏa đến các tỉnh thành khác trên toàn quốc rồi “bơi” ra môi trường quốc tế.

Chiều thứ ba là giá trị mà mình lan toả cho cộng đồng. Thay vì chú trọng số lượng người nghe, tôi đề cao tỷ lệ hấp thụ trong một sự kiện cũng như quá trình trao đổi trải nghiệm giữa người chia sẻ và người tham dự.

Trải nghiệm chia sẻ trong nước và ở quốc tế khác nhau như thế nào?

Đam mê chia sẻ xuyên biên giới của một giám đốc marketing 3
Hội nghị “Asean Business Conference ” tại Malaysia năm 2018

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Khi ra quốc tế, tôi không coi mình là người chia sẻ như mọi lần mà luôn đặt mình trong tâm thế là đại diện của quốc gia Việt Nam. 

Lòng tự hào, tự tôn dân tộc trỗi dậy khi kế bên hình chân dung của tôi luôn xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng của tổ quốc. Cũng vì vậy mà tôi thường dành thời gian chuẩn bị cho các diễn đàn quốc tế nhiều gấp hai, thậm chí gấp ba so với các sự kiện trong nước. 

Có câu chuyện nào đặc biệt ấn tượng khi anh đi chia sẻ ở nước ngoài?

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Sau một lần thuyết trình, tôi xuống dưới khán phòng và vô tình gặp một chị doanh nhân người Việt. Chị bày tỏ niềm vui và tự hào vì sau nhiều hội thảo chị tham dự ở nước bạn, đây là lần đầu tiên có chuyên gia người Việt đứng trên sân khấu chia sẻ. Chúng tôi đã kết nối và đến nay vẫn giữ liên lạc. 

Ở một sự kiện khác, sự cố kỹ thuật đã xảy ra ngay trước phần trình bày khiến tôi không thể trình chiếu những slide sinh động. Tôi phải "nói chay" mà không có tài liệu cho người nghe, cũng nhờ sự chuẩn bị kỹ càng trước mà buổi chia sẻ diễn ra tốt đẹp. Ngoài ra tôi cũng tận dụng được sự tương tác và giao lưu với khán giả bên dưới nhiều hơn. Đây cũng là một lần tôi bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình.

Anh có nghĩ rằng các yếu tố, tố chất của một người thành công trong công việc marketing cũng quan trọng không kém đối với sự thành công của anh trong vai trò là một người chia sẻ chuyên nghiệp?

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Chắc chắn rồi.

Lần đầu được mời chia sẻ ở nước ngoài trong một sự kiện về xu hướng bán lẻ ở Đông Nam Á tổ chức tại Thái Lan năm 2017, tôi đã từng đắn đo và tự hỏi liệu mình đã đủ kinh nghiệm và kiến thức để đứng trao đổi trên diễn đàn quốc tế hay chưa. Nhưng tôi vẫn quyết định nói “yes”. Sau đó, tôi đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để chuẩn bị. Tôi nghĩ rằng người nước ngoài làm được thì không có lý gì người Việt lại không thể.

Vì là người làm marketing nên tôi luôn bám sát khách hàng mục tiêu, và trong trường hợp này là những người lắng nghe phần chia sẻ của tôi. Tôi không có thói quen dùng một bài chia sẻ ở nhiều nơi mà luôn “may đo” nội dung cho từng nhóm đối tượng trong từng diễn đàn cụ thể.

Cũng vì chia sẻ bằng kinh nghiệm nên các câu chuyện tôi kể rất thực tế, có đúc kết từ công việc thực tiễn. Trong suốt quá trình theo đuổi đam mê chia sẻ đó, tôi vẫn đề cao công thức 3T: “Thực chiến” - “Thiết thực” - “Thấu cảm”. Trong đó, người chia sẻ và người nghe cũng như thương hiệu và khách hàng phải có sự đồng điệu và thấu cảm nhau. Tôi luôn dành thời gian để thảo luận các vấn đề thiết thực và học tập từ người nghe của mình. Trong trường hợp không trả lời được hết, tôi sẽ xin thông tin liên lạc để tìm hiểu và trả lời sau.

Ở vai trò là một người đam mê chia sẻ, anh có tự đặt ra quy tắc nào cho niềm đam mê này không?

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Có những sự kiện mời nhưng tôi từ chối tham gia. Trước hết, tôi không chia sẻ về những thứ mà tôi chưa từng làm mặc dù có biết đến và nghiên cứu. Người nghe rất thông minh nên họ sẽ dễ dàng nhận ra người chia sẻ có tính thực chiến hay không.

Việc đi chia sẻ đối với tôi là làm điều hữu ích cho cộng đồng nên tôi chỉ tham gia các diễn đàn về chuyên môn và quản trị. Tôi sẽ hạn chế tham gia các sự kiện có mục đích thương mại. 

Đam mê chia sẻ xuyên biên giới của một giám đốc marketing 4
Anh Trần Nguyễn Phi Long (đầu tiên từ bên phải qua) cùng các diễn giả quốc tế chia sẻ trong Diễn đàn “Transforming the ASEAN Retail Landscape” tại cộng đồng doanh nhân Thái Lan năm 2017

Anh đã bao giờ thất bại?

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Chắc chắn là có rồi, không ai thành công mãi được, nhưng điều quan trọng là tâm thế đón nhận thất bại. Tôi vẫn cho rằng học từ thất bại nhanh hơn từ những thứ thành công.

Khi thất bại, chắc chắn phải trả học phí, có thể là tiền, danh tiếng cá nhân hoặc giá trị tinh thần. Nhưng tôi quan niệm rằng thà đổ mồ hôi trên thao trường còn hơn đổ máu trên chiến trường. Tôi luôn cố gắng tối ưu cách học, đóng học phí ít nhất có thể.

Bước sang đầu năm mới 2022, người ta sẽ luôn nhìn lại hành trình đã qua và đặt mục tiêu cho năm mới. Anh muốn hành trình sắp tới của anh sẽ như thế nào?

Anh Trần Nguyễn PhiLong:Tôi không thích làm chuyện gì dễ, vì vấn đề dễ thì đãđang và sẽ có rất nhiều người làm. Tôi thích các bài toán khó cùng những thửthách thú vị hơn. Thách thức luôn đến một cách ngẫu nhiên nhưng muốn vượt quathì đòi hỏi sự sẵn sàng và tích lũy đủ về “chất” và “lượng”. Tôi luôn mong cóđược không gian để học nhiều hơn, phát triển và hoàn thiện bản thân, mang lạinhiều giá trị hơn cho cộng đồng và xã hội.

Từ khoá cho năm tới với anh sẽ là gì?

Anh Trần Nguyễn Phi Long: Đối với tôi, đó là “đường đua mới, trải nghiệm mới”.

Tôi đam mê những đường đua mới đi kèm những trải nghiệm khác biệt. Cũng giống như con đường học tập bằng cách đi chia sẻ và lan tỏa về câu chuyện nghề nghiệp đối với tôi là phương pháp vô cùng hiệu quả. Đó là một hành trình trải nghiệm không có điểm dừng vì sự học là vô tận.

Xin cảm ơn anh! 

Trả lương trăm triệu, doanh nghiệp vẫn đỏ mắt tìm giám đốc marketing

Trả lương trăm triệu, doanh nghiệp vẫn đỏ mắt tìm giám đốc marketing

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Ngoài khả năng thấu hiểu khách hàng, khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề, không ngừng học hỏi để tư duy chiến lược không bị lạc hậu thì bản năng cũng là một yếu tố được đánh giá cao ở các giám đốc marketing.
Trả lương trăm triệu, doanh nghiệp vẫn đỏ mắt tìm giám đốc marketing

Trả lương trăm triệu, doanh nghiệp vẫn đỏ mắt tìm giám đốc marketing

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Ngoài khả năng thấu hiểu khách hàng, khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề, không ngừng học hỏi để tư duy chiến lược không bị lạc hậu thì bản năng cũng là một yếu tố được đánh giá cao ở các giám đốc marketing.
Marketing chạm cảm xúc ở Bamboo Airways

Marketing chạm cảm xúc ở Bamboo Airways

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Thay vì đặt mình ở địa vị của người làm tiếp thị, Bamboo Airways đặt mình ở vị trí của khách hàng, đúng như tinh thần của công ty này trong việc coi cảm xúc khách hàng là một tài sản cần nâng niu và trân trọng.

Cách Biti's khai thác yếu tố 'niềm tự hào dân tộc' trong marketing

Cách Biti's khai thác yếu tố 'niềm tự hào dân tộc' trong marketing

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Việc khai thác “niềm tự hào dân tộc” trong các chiến dịch marketing không phải là mô-típ mới nhưng không phải ai cũng thành công vì đó không chỉ đơn thuần là lời kêu gọi sự ủng hộ của người tiêu dùng với thương hiệu mà phải thực sự chạm đến công chúng, khơi gợi niềm tự hào dân tộc của họ theo một cách không khiên cưỡng.

Khoảng trống lớn giữa marketing nội bộ và bên ngoài

Khoảng trống lớn giữa marketing nội bộ và bên ngoài

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Ông Ngô Quang Cường, CEO Vạn Đắc Phúc cho rằng, nhiều doanh nghiệp vẫn không ngừng nỗ lực xây dựng một hình ảnh rất đẹp, rất ấn tượng đối với công chúng bên ngoài nhưng lại phớt lờ một lượng “khán giả” quan trọng không kém đã trung thành nhiều năm và sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua mọi thử thách.

Dịch chuyển chiến thuật marketing vượt bão Covid-19

Dịch chuyển chiến thuật marketing vượt bão Covid-19

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Chuyển từ “dội bom” sang “bắn tỉa”, tận dụng kênh trực tuyến để tạo tính cá nhân hoá trong sản phẩm cũng như thông điệp truyền thông là những cách làm marketing giúp PNJ tạo lợi thế so với các doanh nghiệp bán lẻ khác trong ngành vào thời điểm trước, trong và sau dịch Covid-19.

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  50 giây

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  1 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký

Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký

Tài chính -  1 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  1 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  2 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  3 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.