Phát triển bền vững

Đan Mạch chia sẻ cách xây dựng thành phố thông minh

Quỳnh Như Thứ năm, 14/12/2017 - 16:14

Với những chia sẻ từ Đan Mạch, thông qua cách xây dựng hai thành phố thông minh là Copenhagen và Aarhus, hẳn TP. HCM sẽ rút ra được nhiều điều bổ ích cho Đề án Xây dựng TP. HCM trở thành đô thị thông minh.

Ông Mogens Bjorn Nielsen, Giám đốc Sở Kỹ thuật và môi trường TP. Aarhus đang chia sẻ các giải pháp. Ảnh: Q.N

Dù điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội của TP. HCM, Copenhagen và Aarhus không giống nhau, nhưng trong quá trình phát triển tiến lên thành phố thông minh cả hai thành phố kể trên của Đan Mạch gặp nhiều vấn đề giống như TP. HCM đang mắc phải. Qua những giải pháp và công nghệ mà họ dùng để giải quyết vấn đề, TP. HCM hẳn sẽ rút ra nhiều bài học.

Các giải pháp công nghệ thông minh

"Qua sự hợp tác của những nhà quy hoạch đô thị và các chuyên gia về giải pháp công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển kinh tế mà không phải đánh đổi bằng môi trường. Copenhagen là một minh chứng cụ thể. Công nghệ tiên tiến chính là bí quyết, sức mạnh để giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Trong năm năm gần nhất, Đan Mạch luôn được bầu chọn là đất nước đáng sống.

Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi mong muốn chia sẻ những cách thức và giải pháp xây dựng thành phố thông minh – bền vững với các bạn Việt Nam", Đại sứ Đan Mạch – bà Charlotte Laursen, phát biểu trong buổi lễ khai mạc Tuần lễ Đan Mạch tại TP. HCM.

Thành phố thông minh tức là thành phố có sự phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, nhằm kiểm soát các vấn đề xã hội một cách thông minh. Cảm biến theo dõi trạng thái nước, không khí, tiếng ồn, thời tiết, rác thải và hệ thống cống thoát nước được lắp đặt khắp thành phố. Lịch trình di chuyển của người dân được nhận biết và sử dụng trong quy hoạch thành phố. Du khách được sử dụng wifi miễn phí.

Ở Copenhagen, thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại mạnh mẽ cũng như hệ thống dữ liệu không lồ: Các điểm đỗ xe trống được đăng ký và chia sẻ theo thời gian thực; phương tiện, tài sản và con người của thành phố được lưu dấu theo thời gian thực; giao thông được theo dõi và điều tiết theo thời gian thực, giúp giảm phát thải CO2; dữ liệu tiêu thụ năng lượng của các công trình được thu thập và sử dụng để tối ưu hóa theo thời gian thực; an ninh và tối ưu hóa nguồn tài nguyên thành phố.

Đan Mạch chia sẻ cách xây dựng thành phố thông minh
Các giải pháp công nghệ thông minh của Copenhagen.

Làm mát thành phố nhờ hệ thống cấp nhiệt tiết kiệm

Từ năm 1993, tất cả các tòa nhà ở Copenhagen đều được yêu cầu tham gia vào mạng lưới cấp nhiệt của khu vực và trở thành một phần gắn liền với công tác quy hoạch đô thị. Cấp nhiệt khu vực là một trong những cách hiệu quả nhất tạo ra, cung cấp năng lượng cho một khu vực, loại bỏ lãng phí năng lượng như dạng phát điện tập trung.

Nhiệt độ vào mùa hè tại Copenhagen dự báo sẽ tăng 3% năm 2050, do đó nhu cầu sử dụng điều hòa không khí đang tăng. Trong nỗ lực tạo ra cách làm mát thải carbon thấp, thành phố Copenhagen đã xây dựng hai mạng lưới làm mát khu vực đầu tiên. Làm mát khu vực là phương pháp phân phối nước lạnh qua các đường ống ngầm cách nhiệt, dẫn tới công trình và làm mát không khí trong nhà.

Các hệ thống làm mát khu vực dựa trên việc làm mát tự nhiên nhờ hút nước biển cùng với lượng nhiệt dư thừa từ hệ thống cấp nhiệt khu vực. Dự án này kỳ vọng giảm được 14.000 tấn carbon hàng năm.

Khi sưởi ấm ngôi nhà rộng 130m2, cấp nhiệt khu vực sẽ rẻ hơn dầu lửa khoảng 45% và khí thiên nhiên 50%. Để giảm hơn nữa sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu hóa thạch, các nguồn năng lượng từ rác thải và tích hợp các nhiên liệu có khả năng tái tạo như sinh khối được ưu tiên.

Đan Mạch chia sẻ cách xây dựng thành phố thông minh 1
Nhà máy xử lý nước thải Marselisborg.

Aarhus, một thành phố thông minh khác của Đan Mạch, đã biến các nhà máy xử lý nước thải thành nhà máy điện. Năm 2015, nhà máy xử lý nước thải Marselisborg tạo ra tổng sản lượng là 8,628 MWh/năm, thành phố tiêu thụ 5,311 MWh/năm, tương đương với tổng tỉ lệ sản xuất năng lượng là 153%. Ngoài ra, Marselisborg còn tạo ra 2,5 GW nhiệt cho Aarhus vào mùa đông. Hầu hết các công nghệ được lắp đặt đều có thể hoàn vốn khi chưa tới 5 năm.

Các giải pháp kiểm soát nguồn nước
Vấn đề về nguồn nước của Đan Mạch cũng giống Việt Nam: Ngập lụt, nước mặn xâm nhập, sụt lún mặt đất ở thành phố, chất lượng nguồn nước mặt tệ. Giải pháp: Quản lý nguồn nước, khu vực ngập lụt, hệ thống thoát nước đô thị; xây dựng bản đồ nước mặt diện rộng; theo dõi chất lượng nước. Thay vì tự mình thực hiện, chính quyền nên trao điều đó cho các công ty chuyên về môi trường.
Trong quá trình tăng trưởng, Copenhagen đối mặt với nguy cơ nhu cầu nước vượt quá khả năng cung cấp. Để tiết kiệm tài nguyên nước, Đan Mạch đã dùng những cách sau: Sử dụng các công nghệ mới để theo dõi và ngăn chặn thất thoát; định giá các giải pháp để giảm lãng phí nước tiêu thụ, sử dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm nhu cầu dùng nước tổng thể tới mức có thể quản lý được. Phấn đấu giảm thiểu lượng nước mà người dân Co dùng mỗi ngày, kế hoạch cắt giảm cho người dân, từ 100 lít/ngày, xuống còn 90 lít/ngày vào 2025.




15 sáng kiến xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam

15 sáng kiến xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 năm
Hai doanh nghiệp Hoa Phong E&C Investment and Development JSC và Mimosa Technology (MimosaTEK) đã lọt vào danh sách 15 sáng kiến xuất sắc nhất về xây dựng thành phố thông minh.
15 sáng kiến xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam

15 sáng kiến xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 năm
Hai doanh nghiệp Hoa Phong E&C Investment and Development JSC và Mimosa Technology (MimosaTEK) đã lọt vào danh sách 15 sáng kiến xuất sắc nhất về xây dựng thành phố thông minh.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  10 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  16 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".