Tài chính
Đằng sau việc Techcombank nhận cầm cố trái phiếu doanh nghiệp
Các khách hàng mua trái phiếu doanh nghiệp iBond do Công ty chứng khoán thuộc Techcombank tư vấn phát hành có thể cầm cố trái phiếu này tại chính ngân hàng để vay tiền.
Báo cáo mới đây của Công ty chứng khoán Kỹ thương (TCBS), thuộc ngân hàng Techcombank, cho biết trong năm 2018, công ty này thu về hơn 1.226 tỷ đồng nhờ nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành. Nguồn thu này đến chủ yếu từ việc tư vấn phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Vingroup, Masan, Novaland…
TCBS cho biết trong năm 2018 đã thiết lập kỷ lục khi phát hành thành công gần 62.000 tỷ đồng trái phiếu cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Trước đó, trong giai đoạn 2014-2017, TCBS đã tư vấn phát hành tổng cộng 99.000 tỷ đồng giá trị trái phiếu.
Các đợt phát hành lớn diễn ra liên tục giúp TCBS nắm giữ khoảng 40% thị phần tư vấn phát hành và hơn 80% thị phần môi giới trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và duy trì vị thế này trong nhiều năm qua.
Để tiêu thụ hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu môi năm, TCBS đã bán cho các khách hàng cá nhân và tổ chức thông qua nhiều kênh khác nhau trong đó có 284 chi nhánh của Techcombank.
Công ty cũng thiết kế riêng một một sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp dành cho khách hàng cá nhân (iBond). Sản phẩm này đã thu hút hơn 18 nghìn khách hàng tham gia đầu tư. Trong tuần gần nhất 642 tỷ đồng trái phiếu iBond đã được bán ra, tuần trước đó là 521 tỷ đồng. Quy mô sản phẩm iBond của TCBS được cho là đã vượt 55 nghìn tỷ đồng.

Giới thiệu về ưu thế vượt trội của sản phẩm này, TCBS cho biết ngoài tính an toàn và lợi suất cao, trái phiếu iBond có thể được cầm cố để vay tại Techcombank trong trường hợp khách hàng cần tiền nhưng chưa muốn bán trái phiếu.
Công ty không công bố về tỷ lệ sản phẩm iBond được cầm cố để vay tại Techcombank. Nhưng đây có lẽ là sức hút đặc biệt của sản phẩm này giúp TCBS thành công trong những năm qua.
Sản phẩm iBond đã mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, góp phần huy động hiệu quả các nguồn vốn vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhưng khi được cầm cố tại ngân hàng để vay vốn, sản phẩm này đã trở thành công cụ trung gian, qua đó tiền từ Techcombank trở thành nguồn tài chính cung cấp cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước đó.
Trong khi nhu cầu vốn của các tập đoàn ngày càng cao, đặc biệt là các nhà phát triển bất động sản, thì khả năng cho vay của từng ngân hàng cho một hoặc 1 nhóm doanh nghiệp có liên quan bị giới hạn bởi các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, việc phát triển một công cụ tài chính với sự xuất hiện một chủ thể trung gian (khách hàng cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp) sẽ giúp ngân hàng có lợi thế lớn trong cạnh tranh cho vay.
Báo cáo tài chính hồi giữa năm ngoái của Techcombank cũng cho thấy, ngân hàng có tỷ lệ tài sản thế chấp, cầm cố và chiết khấu, tái chiết khấu bằng giấy tờ có giá lên đến 21%, và quy mô hơn 100 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 50% so với cuối năm 2017.
So với các ngân hàng có cùng quy mô tài sản thế chấp, cầm cố và chiết khấu như ACB, SHB hay Sacombank, giá trị tài sản bằng giấy tờ có giá của Techcombank vượt trội. Cụ thể, tại ACB chỉ khoảng 21 nghìn tỷ, SHB là hơn 23 nghìn tỷ còn Sacombank chỉ gần 6 nghìn tỷ.
Ngay cả tại Vietcombank, ngân hàng có quy mô tín dụng vượt xa Techcombank, giá trị tài sản cầm cố, thế chấp và chiết khấu bằng giấy tờ có giá chỉ khoảng 57 nghìn tỷ.
Cuối năm ngoái, một công ty chứng khoán khác trên thị trường cũng tiết lộ thông tin về một đợt phát hành trái phiếu quy mô 10.000 tỷ đồng cho một tập đoàn bất động sản. Lãi suất của trái phiếu không được tiết lộ nhưng các trái phiếu này không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm và không có bảo lãnh thanh toán.
Thông thường người mua của các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trước đây là các tổ chức tài chính nhưng gần đây, nhiều đợt phát hành trái phiếu được phân phối lẻ tại các điểm giao dịch ngân hàng nhằm cạnh tranh với hình thức tiền gửi tiết kiệm vốn có lãi suất kém hấp dẫn hơn.
Techcom Capital, một công ty quản lý quỹ thuộc Techcombank đang quản lý doanh mục trái phiếu gần 6.000 tỷ đồng cho biết, trong năm 2019, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi động với các tập đoàn lớn như EVN, Masan, Vingroup, Sungroup sẽ tiếp tục phát hành các loại trái phiếu trung hạn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Siêu lợi nhuận của công ty môi giới trái phiếu thuộc Techcombank
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
3 vấn đề lớn luật hóa các nội dung Nghị quyết 42
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.
Thaco Trailers phát triển đa dạng sản phẩm, mở rộng phân phối toàn quốc
Nhằm mang đến giải pháp vận tải toàn diện cho doanh nghiệp Việt, Công ty Sản xuất sơ mi rơ moóc và cấu kiện nặng Thaco Industries (Thaco Trailers) đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm chất lượng cao, cấu hình đa dạng và phát triển mạng lưới phân phối trên toàn quốc.