Diễn đàn quản trị
Đáp ứng kỳ vọng của Gen Z và Millennials tại nơi làm việc
Lãnh đạo doanh nghiệp cần chiến lược toàn diện để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thế hệ Gen Z và Millennials trong môi trường làm việc hiện đại.
Hai thế hệ Gen Z (sinh năm 1997 - 2012) và Millennials (sinh năm 1981 - 1996) đang nổi lên như những lực lượng lao động chủ chốt, với những đặc điểm và mong muốn khác nhau về môi trường làm việc.
Để tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn và hiệu quả, các nhà lãnh đạo cần phải hiểu rõ nhu cầu của từng thế hệ và điều chỉnh chiến lược quản lý phù hợp.
Hiểu người lao động Gen Z và Millennials
Mỗi thế hệ đều trưởng thành trong những bối cảnh xã hội và kinh tế khác nhau, dẫn đến các ưu tiên và giá trị riêng biệt trong công việc.
Theo TS. Meghan Grace, đồng lãnh đạo Viện Nghiên cứu và giáo dục thế hệ, người lao động Gen Z ưu tiên các môi trường làm việc lành mạnh về tinh thần, an toàn và dung hợp. Điều này có nghĩa là họ tìm kiếm những tổ chức có văn hóa hỗ trợ, thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như đề cao sức khỏe tinh thần.
Ngược lại, Millennials coi trọng danh tiếng của công ty, mục đích làm việc và sự kết nối trong công việc. Họ muốn làm việc trong các tổ chức có mục tiêu rõ ràng và mang lại giá trị cho xã hội, cũng như có cơ hội kết nối với đồng nghiệp và lãnh đạo.
Dù có sự khác biệt, cả hai thế hệ đều có điểm chung là mong muốn phát triển trong các tổ chức biết quan tâm và đáp ứng nhu cầu cá nhân, đồng thời ưu tiên sự phát triển sức khỏe toàn diện.
Chiến lược đáp ứng kỳ vọng
Với sự khác biệt rõ rệt trong nhu cầu, các nhà lãnh đạo cần phải áp dụng các chiến lược lãnh đạo linh hoạt và toàn diện để đáp ứng và vượt qua kỳ vọng của cả Gen Z và Millennials. Một trong những chiến lược hiệu quả là ghi nhận những đóng góp ý nghĩa của nhân viên từ cả hai thế hệ này.
Theo khảo sát của Deloitte Global 2024, 86% Gen Z và 89% Millennials đánh giá cao cảm giác có giá trị và tác động tích cực đến xã hội từ công việc của họ.
Để tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, lãnh đạo cần thường xuyên ghi nhận và đánh giá cao các đóng góp của nhân viên. Việc này không chỉ giúp tăng cường cảm giác tự hào và động lực làm việc mà còn góp phần nâng cao sự gắn kết, năng suất và sức khỏe tinh thần của người lao động.
Ghi nhận này nên được thể hiện rõ ràng và đều đặn trong tất cả các vai trò và cấp bậc, tạo ra một văn hóa tự hào về công việc và tổ chức.
Gen Z và Millennials không chỉ khác biệt trong nhu cầu làm việc mà còn có sự đam mê và quan tâm đặc biệt đối với công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo nghiên cứu của Great Place To Work®, Gen Z (49%) và Millennials (43%) có mức độ hứng khởi cao hơn với các công cụ AI so với các thế hệ trước như Baby Boomers và Gen X.

Điều này đặt ra thách thức cho các nhà lãnh đạo trong việc cân bằng giữa việc đầu tư vào công nghệ AI và phát triển kỹ năng của nhân viên.
Áp dụng mô hình học tập 10-20-70 có thể là một giải pháp hiệu quả. Trong đó, 10% đến từ các hoạt động học tập chính thức, 20% từ các tương tác và học hỏi từ chuyên gia, và 70% từ trải nghiệm công việc thực tế.
Ví dụ, các chương trình học tập về công nghệ tại Insight Enterprises Australia Pty Ltd, chương trình cố vấn về AI tại Mastercard, hay các cuộc thi Hackathon tại Amadeus Marketing Philippines Inc. là những minh chứng điển hình cho việc áp dụng mô hình này, giúp nhân viên của các thế hệ trẻ có cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ.
Một thách thức khác mà các tổ chức cần đối mặt là việc đồng bộ giá trị cốt lõi của tổ chức với hoạt động kinh doanh hàng ngày.
Theo khảo sát của Deloitte, 50% Gen Z và 43% Millennials đã từ chối nhận nhiệm vụ vì cảm thấy xung đột với đạo đức cá nhân, và 22% Gen Z cùng 18% Millennials cảm thấy không được lắng nghe trong quá trình thực hiện công việc.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà lãnh đạo cần tích hợp các giá trị cốt lõi vào mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong việc phân công nhiệm vụ và quản lý hiệu suất nhóm.
Việc xây dựng cơ chế phản hồi từ dưới lên, đảm bảo các ý kiến và ý tưởng của nhân viên được lắng nghe và giải quyết hiệu quả, là một yếu tố quan trọng trong việc giữ vững sự cam kết và hài lòng của nhân viên.
Lãnh đạo PNJ: Không thể ứng dụng lý thuyết cũ với nhân sự gen Z
‘Gen Z là thế hệ xanh nhất Việt Nam’
Theo TS. Võ Trí Thành, thế hệ trẻ đang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, do đó doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế trong trung và dài hạn nếu theo đuổi chiến lược kinh tế tuần hoàn.
Nghệ thuật thấu hiểu nhân sự Gen Z của Base.vn
Sau gần 6 năm phát triển, Base hiện sở hữu đội ngũ nhân sự hơn 300 người, trong đó có ít nhất một nửa thuộc Gen Z. Để rút ngắn “khoảng cách thế hệ”, lãnh đạo Base khẳng định, người dẫn dắt cần có khả năng truyền cảm hứng bằng câu chuyện của chính mình và niềm tin của họ phải rất vững vàng.
Ứng xử thế nào với nhân sự gen Z?
Khoảng cách thế hệ giữa quản lý, lãnh đạo và các nhân sự thế hệ Z (gen Z) sẽ được xóa nhòa thông qua sự cởi mở thấu hiểu.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.