Ứng xử thế nào với nhân sự gen Z?

Phạm Sơn Thứ ba, 22/03/2022 - 16:52

Khoảng cách thế hệ giữa quản lý, lãnh đạo và các nhân sự thế hệ Z (gen Z) sẽ được xóa nhòa thông qua sự cởi mở thấu hiểu.

Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực nhân sự và tuyển dụng, chị Lưu Thanh Huyền, Giám đốc nhân sự mảng phát triển năng lực và tổ chức tập đoàn L’Oréal Việt Nam kể lại câu chuyện về một ứng viên gen Z từng khẳng định mục tiêu là “kiếm được 1 triệu USD trước tuổi 25”.

Mục tiêu này có thể sẽ khiến không chỉ những người làm nhân sự mà cả cấp bậc quản lý, lãnh đạo phải “bật ngửa” hoặc “cười trừ” vì dường như quá là viển vông. Tuy nhiên, theo chị Huyền, sự “tham vọng” này không phải là một điều xấu.

“Gen Z khác so với các thế hệ anh chị trước đây. Các bạn ấy tham vọng hơn, từ đó các bạn ấy biết được mình muốn gì, xác định mục tiêu của cuộc đời mình”, gương mặt under30 của Forbes nhận xét

Thực tế, so với những thế hệ trước đây, các bạn trẻ gen Z thể hiện ra nhiều điểm khác biệt. Những khác biệt này nếu cần được nhìn nhận và thấu hiểu một cách đúng đắn hơn từ những người đi trước để tạo ra sự hòa hợp trong nội bộ doanh nghiệp cũng như phát huy tốt nhất tiềm năng của thế hệ gen Z, lực lượng lao động chính của đất nước trong khoảng 7 – 10 năm tới.

Thấu hiểu nhân sự gen Z

“Cá nhân – cá biệt”; “tham lam – tham vọng” và “tự tin – tự cao” là 3 cặp từ khóa được sử dụng để miêu tả nhân sự gen Z, theo khảo sát của Talentnet Việt Nam. Những cặp từ này thể hiện điểm mạnh của nhân sự gen Z, tuy nhiên cũng có thể trở thành những điểm tiêu cực nếu nhà quản lý, lãnh đạo hay người làm nhân sự thiếu đi sự đồng cảm và thấu hiểu.

Ứng xử thế nào với nhân sự gen Z?
Các chuyên gia chia sẻ về nhân sự gen Z tại sự kiện của Talentnet Việt Nam.

Từ kinh nghiệm làm việc với nhiều bạn trẻ gen Z, chị Huyền đưa ra 3 lưu ý cho những nhà quản lý, lãnh đạo.

Thứ nhất là sự lắng nghe, “chưa chắc hiểu hay không nhưng cứ phải lắng nghe trước đã”. Chị Huyền cho biết, một điều quan trọng đối với thế hệ Z là việc cảm thấy được lắng nghe, được tôn trọng từ phía người sếp của mình.

Thứ hai là cho nhân sự trẻ thấy họ được học hỏi và được thực hành những gì mình học được trong công việc. Người quản lý có thể bỏ thời gian giải thích, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp cho các bạn trẻ để tạo ra niềm tin về sự đồng hành và hỗ trợ.

Thứ ba là sự đón nhận, chấp nhận cái khác biệt thay vì phản ứng thái quá. Sự khác biệt trong quan điểm, suy nghĩ, cách làm việc giữa các thế hệ là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên không nên ép các bạn trẻ phải “đi vào khuôn phép” của nhà quản lý bởi có thể cách làm mới có khi tốt hơn cách làm cũ.

Nhà tuyển dụng cần thích ứng với lao động thế hệ Z ra sao?

Chị Huyền nhận xét, điều cốt lõi khi làm việc với gen Z là làm sao để họ thấy họ “làm được nhiều hơn”, phát triển bản thân hơn. Nếu trong quá trình làm việc cảm nhận được sự sẻ chia, hỗ trợ từ tổ chức, từ chính người lãnh đạo, nhân sự gen Z không chỉ phát triển tối đa tiềm năng mà còn trở nên rất trung thành với tổ chức, doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng để doanh nghiệp có được những tài năng có thể cống hiến lâu dài và tạo ra nhiều giá trị.

Đồng quan điểm với chị Huyền, chị Vũ Thị Ngọc Nhung, Trưởng bộ phận quản lý tài năng Lazada Việt Nam cũng đưa ra 3 lời khuyên để gen Z phát huy được tối đa tiềm năng.

Thứ nhất là việc lý giải “tại sao” cho các công việc của bản thân nhân sự gen Z cũng như của phòng ban, tổ chức. Khác với thế hệ trước, giới trẻ hiện nay quan tâm nhiều hơn tới sự đóng góp của bản thân mình cho tổ chức, cũng như cho cộng đồng và xã hội. Do đó, hiểu rõ việc mình làm đem lại điều gì là động lực quan trọng.

Thứ hai là tôn trọng trải nghiệm của nhân sự gen Z, tạo tiền đề cho sự giao tiếp cởi mở giữa các thế hệ trong tổ chức, doanh nghiệp, giữa sếp và nhân viên, thay vì giao tiếp “một chiều.

Tuy nhiên, trải nghiệm của các thế hệ có thể sẽ “lệch” nhau do những khác biệt về tư duy, quan điểm, kinh nghiệm sống. Chính vì điều này, chị Nhung đưa ra lưu ý cuối cùng là “đừng ngại hỏi”.

Chị Nhung cho biết, chính từ việc không ngại đặt ra những câu hỏi, bản thân chị đã học được rất nhiều từ quan điểm và góc nhìn của những nhân sự thế hệ Z. Tuy nhiên, những quan điểm, góc nhìn này rất dễ bị gạt đi nếu nhà quản lý, lãnh đạo hay người làm công tác nhân sự không có sự cởi mở và thấu hiểu.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  10 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  10 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều