Đâu là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021?

An Chi Thứ ba, 12/01/2021 - 14:08

Theo báo cáo của Fiin Group, đầu tư công, sự phục hồi tiêu dùng trong nước và đầu tư nước ngoài sẽ là những động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Năm 2021.

Năm 2021, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh

Báo cáo Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19: Triển vọng kinh tế, chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp và thị trường chứng khoán 2021 của Fiin Group dự báo, năm 2021, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. 

GDP năm 2021 dự kiến tăng 6,5 - 7% cao hơn mức bình quân của 2016 – 2020. GDP/người ước đạt 4.700 - 5.000 USD. Tổng đầu tư toàn xã hội đạt 32 - 34% GDP. Huy động ngân sách nhà nước dự kiến đạt 15 - 16% GDP, bội chi ngân sách nhà nước đạt 3,7% GDP.

Theo báo cáo của Fiin Group, 7 yếu tố sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2021 gồm thể chế môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, sự phục hồi của tiêu dùng trong nước, sự phục hồi từ bên ngoài, đầu tư công, FDI, tài khoá được giữ ổn định và tăng trưởng của thị trường xuất nhập khẩu.

Trong đó, ngoài phục hồi tiêu dùng trong nước thì sự khởi sắc của FDI và đầu tư công sẽ là động lực chính của tăng trưởng năm nay và thậm trí, GDP có thể cao hơn mục tiêu của Chính phủ đề ra là 6,5%.

Ở kịch bản khả quan, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban dự báo ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho rằng, kết quả nhiên cứu của trung tâm này dự báo, tăng trưởng GDP 2021 có thể lên 6,72%.

Kinh tế Việt Nam đã qua đáy và đang phục hồi tích cực

Một trong những động lực lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 phải để đến đầu tư công. 

Theo báo cáo của Fiin Group, ngân sách cho đầu tư công giai đoạn 2021-2025 khoảng 2,7 triệu tỷ đồng. 

Trong đó, vốn ngân sách trung ương đạt 1,3 triệu tỷ đồng, bao gồm vốn nước ngoài 300 nghìn tỷ đồng; vốn trong nước 1,08 triệu tỷ đồng. Vốn cân đối ngân sách địa phương ước đạt 1,37 triệu tỷ đồng. 

Đáng chú ý, trong thời gian tới, nguồn vốn đầu tư công này sẽ tiếp tục cơ cấu lại theo hướng không chỉ tập trung vào hạ tầng giao thông, năng lượng; mà các điểm đến mới là các dự án kinh tế số, chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng phó biến đổi khí hậu. 

Bên cạnh đó là nghiên cứu phát triển các dự án tạo sự lan tỏa lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền.

Nguồn vốn đầu tư công cũng sẽ tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng đầu tư công, thay vào đó là tăng cường thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo PPP. Ngân sách sẽ bố trí cho các dự án của trung ương, bảo đảm giữ vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương là 60:40 và 40:60.

Mặt khác, Chính phủ cũng tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất cho tăng trưởng kinh tế.

Yếu tố quan trọng thứ hai của tăng trưởng kinh tế 2021 là đầu tư nước ngoài. Theo Fiin Group dự báo, với sự tác động của đại dịch Covid-19 và xu hướng dịch chuyển của các nhà đầu tư, Việt Nam sẽ tiếp tục là điêm đến hấp dẫn của nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Trong năm 2021, FDI vào Việt Nam sẽ khó có thể bùng nổ, song vẫn sẽ tăng trưởng ổn định. Đặc biệt nhất là số vốn giải ngân trở lại nhờ việc tham gia các hiệp định thương mại của Việt Nam sẽ rất có ý nghĩa với sự tăng trưởng kinh tế.

Cũng theo báo cáo của tổ chức này, sang năm 2021, tiêu dùng trong nước sẽ phục hồi mạnh mẽ. Kéo theo đó, ngành sản xuất một số sản phẩm công nghiệp sẽ hồi phục trong năm 2021 nhờ cầu tiêu dùng cải thiện như bia, đường,... Kinh tế trong nước nhờ đó sẽ từng bước phục hồi và tăng trưởng.

Cùng với những dự báo khả quan về tăng trưởng kinh tế 2021, Fiin Group cũng cho rằng, lợi nhuận doanh nghiệp cũng đang trên đà hồi phục, tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng chưa hồi phục tương ứng.

Một số ngành có chất lượng tăng trưởng kém nhưng định giá đã tăng quá nhanh bao gồm cảng hàng không, bất động sản khu công nghiệp, máy công nghiệp. 

Trong khi đó, nhiều nhóm ngành bị ảnh hưởng bởi Covid có cơ hội hồi phục mạnh trong năm 2021 bao gồm bán lẻ, hàng cá nhân, điện..

Tăng trưởng lợi nhuận của nhóm ngân hàng sẽ thách thức hơn trong năm 2021. Nguyên nhân của thực trạng này không chỉ do ảnh hưởng của dịch bệnh đến chất lượng tín dụng mà còn do nguồn thu liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và mặt bằng lãi suất thấp liên quan đến trái phiếu Chính phủ. 

FiinGroup dự báo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng chỉ ở mức một con số và sẽ có sự phân hóa trong năm 2021. Cơ hội đầu tư sẽ đến từ cổ phiếu của những ngân hàng có tăng trưởng tín dụng không nhờ trái phiếu doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng của trái phiếu doanh nghiệp nhìn chung đang bị suy yếu, đặc biệt là trái phiếu bất động sản. Hiện kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp bình quân là 3 năm nhưng hệ số nợ ròng/EBITDA đã tăng lên 6,6 năm nếu dựa theo số liệu của các nhà phát hành năm 2020. 

Do đó, nếu thị trường bất động sản không hồi phục mạnh hơn thì rủi ro thanh khoản đến với các nhà phát hành trái phiếu cũng như nhà đầu tư trái phiếu sẽ rất lớn, Fiin Group cảnh báo.

Việt Nam lọt tốp đầu thế giới về dự báo tăng trưởng kinh tế

Việt Nam lọt tốp đầu thế giới về dự báo tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  5 năm
Với dự báo tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay và năm tới, 6,4% vào năm 2022, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng tích cực.
Việt Nam lọt tốp đầu thế giới về dự báo tăng trưởng kinh tế

Việt Nam lọt tốp đầu thế giới về dự báo tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  5 năm
Với dự báo tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay và năm tới, 6,4% vào năm 2022, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng tích cực.
[Infographics] Bức tranh kinh tế Việt Nam 2020 qua các chỉ số

[Infographics] Bức tranh kinh tế Việt Nam 2020 qua các chỉ số

Tiêu điểm -  4 năm

Năm 2020, trong khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới rơi vào suy thoái dưới tác động của đại dịch Covid-19, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì được tăng trưởng dương xấp xỉ gần 3%. Hãy cùng nhìn lại các chỉ số phản ánh bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2020.

Việt Nam không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế

Việt Nam không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế

Phát triển bền vững -  4 năm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định, quan điểm của Việt Nam là phát triển kinh tế luôn đi kèm với bảo vệ môi trường, tuyệt đối không có sự đánh đổi.

8 khu kinh tế cửa khẩu được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2025

8 khu kinh tế cửa khẩu được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2025

Tiêu điểm -  4 năm

Với các địa phương có khu kinh tế cửa khẩu ưu tiên tập trung đầu tư này, tỉnh có trách nhiệm cân đối vốn cho 8 khu kinh tế cửa khẩu, ưu tiên tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 trong tổng số vốn ngân sách trung ương đã thông báo cho địa phương.

WTO cải cách để thúc đẩy kinh tế số

WTO cải cách để thúc đẩy kinh tế số

Tiêu điểm -  4 năm

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang đứng trước yêu cầu phải tiến hành cải cách để thúc đẩy thương mại số cũng như giải quyết căng thẳng thương mại đang gia tăng trong những năm gần đây.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  14 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  2 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  2 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  9 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  9 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  12 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  13 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.