Leader talk

Đâu sẽ là 'đầu tàu' kéo nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Dũng Phạm Thứ sáu, 17/01/2025 - 13:20
Nghe audio
0:00

Trong khi xuất khẩu nhiều biến số, chính sách tiền tệ gặp áp lực, đầu tư công và tiêu dùng nội địa được kỳ vọng trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh các kênh đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế khác đều gặp nhiều thách thức, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng đầu tư công nổi lên như “lá cờ đầu” dẫn dắt tăng trưởng kinh tế năm 2025.

Xuất nhập khẩu trước biến số “Trump 2.0”

Lĩnh vực xuất nhập khẩu là khu vực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Tuy nhiên, tương lai của xuất nhập khẩu đang chịu tác động lớn từ biến số “Trump 2.0”.

Việc ông Donald Trump trở lại làm Tổng thống Mỹ đã đặt ra nhiều câu hỏi cho triển vọng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2025.

Chia sẻ về yếu tố “Trump 2.0”, ông Trần Đức Anh - Giám đốc vĩ mô và chiến lược thị trường KBSV cho rằng nếu không có biến số từ ông Trump, có thể kỳ vọng năm 2025 sẽ tiếp tục là một năm xuất khẩu khởi sắc, nối tiếp đà tăng trưởng của năm 2024.

Tuy nhiên, khi ông Trump lên làm chính quyền, sẽ có rất nhiều vấn đề liên quan đến chiến tranh thương mại và dòng chảy thương mại toàn cầu. Có một rủi ro đáng chú ý là hoàn toàn có khả năng ông Trump sẽ đánh thuế trực tiếp vào hàng hóa của Việt Nam.

Đặc biệt, nếu nhìn vào tổng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Mexico. Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump đã nhiều lần cảnh báo Việt Nam, gán Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ.

Xuất khẩu vẫn được kỳ vọng duy trì đóng góp cho phục hồi tăng trưởng 2025. Ảnh: MBS

Trong khi đó, ông Đinh Đức Minh, Giám đốc đầu tư VinaCapital cho rằng, những ảnh hưởng từ chính sách mới của ông Trump là rõ ràng nhưng cũng không cần quá lo lắng.

“Việt Nam đang đóng vai trò rất quan trọng trong những mục tiêu cả về kinh tế và chính trị của Mỹ. Hơn nữa, vào tháng 9/2023, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ đã được nâng lên đối tác chiến lược toàn diện, mức cao nhất trong quan hệ ngoại giao”, ông Minh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, mục tiêu của ông Trump là muốn đưa sản xuất về Mỹ và tạo việc làm cho người lao động Mỹ.

Nếu nhìn vào cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì việc đưa những mặt hàng này trở về sản xuất tại Mỹ là khó khả thi. Đặc biệt khi tồn tại các vấn đề về chi phí đầu tư, nhân công hay tay nghề lao động.

Như vậy, việc đánh thuế cao đối với Việt Nam vừa không phải mục tiêu chính trị, cũng không thể giải quyết được bài toán kinh tế với những kế hoạch mà Tổng thống Trump đặt ra.

Ngoài ra, có thể thấy việc ông Trump tái đắc cử khiến chỉ số về niềm tin tiêu dùng của Mỹ vẫn duy trì được ở mức cao, cho thấy kinh tế của Mỹ vẫn ổn và thu nhập của người dân vẫn khá tốt.

Do đó, VinaCapital đánh giá nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa đối với những sản phẩm xuất khẩu đi Mỹ vẫn duy trì ổn định trong năm 2025. Tuy nhiên, dư địa tăng không nhiều nếu so sánh với mức nền cao của năm 2024.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Hồ Sỹ Hoà, Giám đốc nghiên cứu và tư vấn đầu tư, CTCP Chứng khoán DNSE cho rằng Trump 2.0 chưa chắc mang lại hiệu ứng tiêu cực cho thương mại của Việt Nam.

Ông Hòa dẫn chứng, nếu nhìn lại giai đoạn 2018, khi ông Trump làm Tổng thống, nền kinh tế Việt Nam vẫn được hưởng lợi rất nhiều.

Mặc dù có tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu không được như những năm trước đó nhưng con số tuyệt đối vẫn rất lớn, đạt 7 - 8%/năm.

Đặc biệt, đóng góp lớn đến từ những nhóm ngành liên quan đến máy móc thiết bị, công nghệ cao, thiết bị vi tính, những lĩnh vực mà chúng ta muốn đẩy mạnh.

Dư địa chính sách tiền tệ hạn chế

Sự xuất hiện của ông Trump không chỉ tác động tới lĩnh vực xuất nhập khẩu, mà nhiều khả năng sẽ còn ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Biên bản cuộc họp gần đây nhất của Fed đã gần như khẳng định kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm, và hạ cánh trong vòng một thời gian dài hơn.

Các nhà điều hành chính sách của Mỹ cũng đã chấp nhận mức lạm phát cao hơn khoảng 0,3 – 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Điều này cũng phù hợp với quan điểm của ông Donald Trump về việc duy trì một đồng USD mạnh.

“Tất cả những yếu tố đó hội tụ lại cho thấy trong ngắn hạn, Fed sẽ chậm hạ lãi suất hơn. Quá trình nới lỏng sẽ diễn ra chậm hơn và nền kinh tế Việt Nam cũng phải làm quen với điều này”, ông Trần Ngọc Báu, Tổng giám đốc Wigroup nhận định.

Hệ quả, ông Báu cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang sẵn sàng và tạo không gian cho việc thắt chặt tiền tệ hơn trong giai đoạn đầu năm.

Trong một số cuộc họp gần đây, đại diện NHNN thường đưa ra thông điệp làm quen với việc lãi suất sẽ tăng trở lại. Đó là báo hiệu trước rằng nhà điều hành có thể đi theo chính sách này, để thị trường bớt bất ngờ.

“Trong những phát biểu thì đại diện NHNN luôn thận trọng và nhắc nhiều tới việc chính sách phải cân bằng. Ý nghĩa của việc cân bằng, chúng ta nên hiểu là khả năng thắt chặt nhiều hơn”, ông Báu chia sẻ.

Diễn biến tỷ giá một số đồng tiền trong khu vực tính từ đầu năm 2024. Ảnh: MBS

Ông Hồ Sỹ Hòa, nhìn nhận, dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng không quá dư dả khi chỉ còn khoảng 2,6 đến 2,7 tháng nhập khẩu so với mức ba tháng theo chuẩn mực của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Do đó, áp lực lớn nhất của năm 2025 sẽ là tỷ giá, từ đó lãi suất cũng bị ảnh hưởng. Chính sách tiền tệ năm sau sẽ ít dư địa để nới lỏng hơn.

Với các ngân hàng, áp lực trên còn có thể đẩy tỷ lệ nợ xấu tăng lên và bao phủ nợ xấu giảm đi.

Chung quan điểm về chính sách tiền tệ, báo cáo của công ty chứng khoán MB (MBS) đánh giá dư địa cho chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ bị hạn chế hơn so với dự kiến dưới áp lực của đồng USD mạnh lên và rủi ro về việc Mỹ tiếp tục thực hiện các cuộc điều tra về thao túng tiền tệ.

Trong kịch bản đó, NHNN có thể sẽ cần áp dụng một lập trường chính sách tiền tệ thận trọng hơn để kiểm soát sự ổn định của tỷ giá, đồng nghĩa với việc dư địa cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ có thể bị hạn chế.

“Cứu cánh” từ chính sách tài khóa và đầu tư công

Bức tranh xuất nhập khẩu chưa rõ ràng, trong khi dư địa cho chính sách tiền tệ thu hẹp, động lực chính thúc đẩy nền kinh tế trong năm sau được kỳ vọng vào chính sách tài khóa.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đầu tư của Dragon Capital cho rằng, Việt Nam đã kiểm soát lạm phát tốt trong một thời gian khá dài và công cụ chính sách tài khoá vẫn được duy trì ở mức lành mạnh.

Đầu tư công đóng vai trò dẫn dắt đầu tư tư nhân. Ảnh: Dragon Capital

Vì vậy, trong năm 2025, Dragon Capital cho rằng lĩnh vực đầu tư công sẽ bứt phá, đóng vai trò dẫn dắt cho đầu tư tư nhân.

Ông Đinh Đức Minh dự báo, những chính sách về đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng những dự án cơ sở hạ tầng sẽ đóng góp chính trong tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

“Chúng ta đang thấy Chính phủ quyết tâm rất lớn khi đẩy mạnh những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, với nhiều những tuyến cao tốc, sân bay Long Thành hay Metro ở TP.HCM đã hoàn thành và đi vào hoạt động ngay trong năm vừa rồi”, đại diện VinaCapital nhìn nhân.

Chứng khoán ACB (ACBS) ghi nhận, Chính phủ đang tập trung nguồn lực tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, song song với việc đẩy mạnh hoàn thiện các công trình trọng điểm như tuyến cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2, sân bay quốc tế Long Thành, tuyến đường sắt Bắc Nam.

Tổ chức này cho rằng, yếu tố then chốt để đạt được kế hoạch tăng trưởng GDP 7,5-8,5%/năm theo tầm nhìn của Chính phủ giai đoạn 2026-2030 phần lớn sẽ đến từ các hoạt động giải ngân đầu tư công đầy tham vọng.

Vì vậy, ACBS kỳ vọng đầu tư công sẽ nhanh chóng được thúc đẩy ngay từ đầu năm 2025, ngay khi các luật mới ban hành đi vào hiệu lực.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2026-2030, Chính phủ sẽ tiếp tục quyết liệt triển khai hàng loạt dự án trọng điểm (ví dụ dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam).

Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791.000 tỷ đồng, tương đương 6,4% GDP, đã được Quốc hội phê duyệt.

Bức tranh về ngân sách và nợ công của Việt Nam hiện đang ở trạng thái rất tích cực, từ đó tạo nhiều dư địa cho việc gia tăng thêm nợ vay của Chính phủ và thúc đẩy chi tiêu đầu tư công.

Tỷ lệ nợ công/GDP giảm đều trong gần 10 năm qua, hiện ở mức 36,6% vào thời điểm cuối năm 2023 và ước tính ở mức 37% vào cuối năm 2024. Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách/GDP đang duy trì ổn định quanh mức 4%.

Do vậy, đầu tư công được kỳ vọng là lĩnh vực đầu tiên và là một trong những cách tạo ra động lực cho tăng trưởng GDP.

Phục hồi tiêu dùng nội địa

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Công ty CP FiinGroup đánh giá, ngoài đầu tư công, phục hồi tiêu dùng nội địa cũng được kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025 này, sau hai năm liền suy yếu.

Hai năm qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thường chỉ tăng trưởng khoảng 8-9%, thấp hơn nhiều nếu so với mức 12 - 14% giai đoạn trước dịch Covid-19.

Nếu trừ đi lạm phát thì chỉ còn khoảng 4-5%. Điều này cho thấy tiêu dùng trong nước chưa hồi phục và chất lượng tăng trưởng còn yếu.

Đây là cơ sở để cho thấy tiêu dùng nội địa còn nhiều dư địa để tăng trưởng trong năm nay.

Ngay từ cuối năm 2024, câu chuyện đã bắt đầu có biến chuyển khi Tổng cục Thống kê ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong quý IV đã tăng trưởng 9,3%, cao nhất trong cả năm 2024.

Kỳ vọng tiêu dùng tiếp đà phục hồi, đại diện hai quỹ đầu tư hàng đầu là VinaCapital và Dragon Capital đều kỳ vọng nhu cầu tiêu dùng ở trong năm 2025 sẽ tăng cao hơn so với 2024.

Dragon Capital cho rằng không khó để tiêu dùng, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cấu phần GDP, phục hồi lại quanh mức 10-12% từ mức 8-9% như hiện tại.

Tiêu dùng nội địa tiếp tục phục hồi bền vững năm 2025. Ảnh: Dragon Capital

Trên thực tế, trong giai đoạn vừa qua, các hãng bán lẻ hàng đầu như Bách Hóa Xanh, Thế Giới Di Động hay PNJ đã đạt được tốc độ phục hồi tương đương, và cho thấy tiềm năng phục hồi chung của ngành tiêu dùng là hoàn toàn khả thi.

“Kết hợp con số tăng trưởng tiêu dùng 10-12% và tăng trường của đầu tư công như kế hoạch, mục tiêu tăng trường kinh tế hai con số hoàn toàn khả thi", ông Tuấn, chuyên gia của Dragon Capital khẳng định.

Dragon Capital: Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng kinh tế 2025

Dragon Capital: Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng kinh tế 2025

Tiêu điểm -  2 tháng
Lãnh đạo Dragon Capital khẳng định nếu niềm tin của khối doanh nghiệp tư nhân cao thì tăng trưởng kinh tế hai con số không khó.
Dragon Capital: Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng kinh tế 2025

Dragon Capital: Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng kinh tế 2025

Tiêu điểm -  2 tháng
Lãnh đạo Dragon Capital khẳng định nếu niềm tin của khối doanh nghiệp tư nhân cao thì tăng trưởng kinh tế hai con số không khó.
Kinh tế Việt Nam vẫn sáng cửa tăng trưởng thời Trump 2.0

Kinh tế Việt Nam vẫn sáng cửa tăng trưởng thời Trump 2.0

Tiêu điểm -  2 tháng

VinaCapital cho rằng việc đánh thuế cao đối Việt Nam vừa không phải mục tiêu chính trị, cũng không thể giải quyết được bài toán kinh tế mà ông Donald Trump đặt ra.

Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair: Trung tâm tài chính quốc tế là 'cú hích' quan trọng cho nền kinh tế

Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair: Trung tâm tài chính quốc tế là 'cú hích' quan trọng cho nền kinh tế

Tài chính -  2 tháng

Theo ông Richard McClellan, trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án xây dựng đơn thuần, mà là một phương án quan trọng giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Tăng trưởng kinh tế 2024: Ấn tượng nhưng còn nhiều vấn đề nội tại

Tăng trưởng kinh tế 2024: Ấn tượng nhưng còn nhiều vấn đề nội tại

Tiêu điểm -  2 tháng

Kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng với GDP đạt 7,09%, nhưng đằng sau là những thách thức nội tại cần được cải thiện.

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

Leader talk -  3 ngày

Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Leader talk -  1 tuần

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Leader talk -  1 tuần

Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Leader talk -  1 tuần

Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Leader talk -  1 tuần

Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  24 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.