Dragon Capital: Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng kinh tế 2025

Dũng Phạm Thứ ba, 14/01/2025 - 09:05

Lãnh đạo Dragon Capital khẳng định nếu niềm tin của khối doanh nghiệp tư nhân cao thì tăng trưởng kinh tế hai con số không khó.

Trên nền tảng chính sách vĩ mô ổn định gắn với tăng trưởng kinh tế, năm 2024 đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP khả quan, đạt 7,09%.

Dự kiến năm 2025, nền kinh tế sẽ tiếp đà tăng trưởng, thậm chí vượt 8% như mục tiêu phấn đấu mà Chính phủ đề ra, theo lãnh đạo Dragon Capital.

“Tiêu dùng nội địa cùng đầu tư công – hai cấu phần lần lượt chiếm tới 52,3% và 30,9% GDP, sẽ là động lực tăng trưởng chính trong năm 2025”, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc khối đầu tư Dragon Capital chia sẻ tại “Investor Day 2025" mới đây.

Nền tảng chính sách tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Dragon Capital.

Theo ông Tuấn, trong một thời gian khá dài, Việt Nam không gặp khó khăn trong kiểm soát lạm phát. Các chính sách tài khoá vẫn duy trì ở mức lành mạnh.

Bên cạnh đó, thặng dư thương mại rất lớn và duy trì nhiều năm gần đây, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP.

Tín dụng cũng cho thấy một sự khác biệt rất lớn. Khác với “pha đột biến” vào cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng năm 2024 mang tính bền vững hơn, đều đặn hơn.

Tỷ giá được duy trì ổn định dù còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tới từ ẩn số “Trump 2.0”.

Đầu tư công và tiêu dùng nội địa tạo đà tăng trưởng

Trong năm 2025, Dragon Capital cho rằng lĩnh vực đầu tư công sẽ bứt phá, đóng vai trò dẫn dắt cho đầu tư tư nhân.

“Nếu niềm tin của khối doanh nghiệp tư nhân cao thì câu chuyện tăng trưởng kinh tế hai con số không khó”, ông Tuấn khẳng định.

Để đạt được điều này, vị lãnh đạo Dragon Capital chỉ ra việc đầu tư cần phải đảm bảo hiệu quả với chỉ số ICOR (Tỷ lệ hiệu quả vốn đầu tư/GDP) duy trì ở mức thấp.

Đầu tư cần tập trung vào các dự án có hiệu quả kinh tế cao, tránh đầu tư dàn trải. Các dự án phải giảm tổn thất lãng phí và đảm bảo tiến độ thi công.

Cuối cùng, cần nâng cao năng suất lao động và đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đặc biệt, Việt Nam đang trong xu hướng chuyển dịch, muốn cải cách hành chính, bắt buộc phải số hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính, qua đó dẫn lối cải cách và nâng tầm hiệu quả quản lý Nhà nước.

Chính sách tăng tốc đầu tư công sẽ giúp dẫn dắt dòng vốn trong nền kinh tế. Ảnh: Dragon Capital.

Với những chính sách nêu trên, ông Tuấn đánh giá tiến độ giải ngân đầu tư công sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025.

Những dự án trọng điểm quốc gia đã chạy nước rút như dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên. Sau nhiều lần trễ hẹn, dự án này đã chính thức đưa vào vận hành vào cuối năm 2024, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân.

“Để nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc, bắt buộc phải đẩy mạnh đầu tư công”, ông Tuấn trích lại quan điểm từ năm 2022 và cho biết năm nay sự cảm nhận đang ngày càng rõ ràng hơn.

Các "siêu dự án" khác dần được hoàn thành đúng hoặc thậm chí vượt tiến độ.

Có thể kể tới dự án Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến hoàn thành nửa đầu năm 2025. Hay sân bay Long Thành dự kiến hoàn thành nửa đầu năm 2026 được ví như kỳ tích xây dựng, giống như cách Trung Quốc “vươn mình” kể từ năm 2008 cho tới nay.

Cùng với đó, dự án đường dây 500KV Quảng Trạch đã đi vào hoạt động trong tháng 9/2024. Dự án được hoàn tất trong vòng 9-12 tháng đánh dấu sự thay đổi mặt tư duy, cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của đội ngũ quản lý, lãnh đạo.

Riêng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, với tổng mức đầu tư gần 69 tỷ USD, dự kiến khởi động vào năm 2027 được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến tiêu dùng, bất động sản.

Với tiêu dùng, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cấu phần GDP, ông Tuấn cho rằng không khó để tiêu dùng phục hồi lại quanh mức 10-12%, từ mức 8-9% như hiện tại.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong quý vừa rồi đã tăng trưởng 9,3%, cao nhất trong cả năm 2024.

Trên thực tế, trong giai đoạn vừa qua, các hãng bán lẻ hàng đầu như Bách Hóa Xanh, Thế Giới Di Động hay PNJ đã đạt được tốc độ phục hồi tương đương, và cho thấy tiềm năng phục hồi chung của ngành tiêu dùng là hoàn toàn khả thi.

“Kết hợp con số tăng trưởng tiêu dùng 10-12% và tăng trường của đầu tư công như kế hoạch, mục tiêu tăng trường hai con số hoàn toàn khả thi", ông Tuấn khẳng định.

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đang gấp rút hoàn thiện. Ảnh: Hoàng Anh

Kịch bản tăng trưởng lạc quan

Trên cơ sở nhận định trên, đại diện Dragon Capital cung cấp hai kịch bản có thể xảy ra với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025.

Đầu tiên, nếu chính sách thương mại của quyết liệt từ ông Trump, chính sách tiền tệ được điều chỉnh từ mức vừa phải đến thắt chặt nhẹ, tăng trưởng GDP năm 2025 có thể duy trì khoảng 6,5-7%, cơ bản đạt kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, nếu chính sách tài khóa có mục tiêu và chọn lọc từ ông Trump kết hợp cùng chính sách tiền tệ được nới lỏng, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể bứt phá lên 7,5-9%.

Đi kèm với tăng trưởng nền kinh tế chung, ông Tuấn cũng đưa ra ba kịch bản tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp cho năm 2025.

Trong trường hợp các chính sách bảo hộ thương mại diễn ra, lợi nhuận doanh nghiệp năm 2025 có thể chỉ tăng 5-8%.

Kịch bản này diễn ra khi các nền kinh tế thế giới giảm tốc đáng kể do tác động của chiến tranh thương mại, chu kỳ cắt giảm lãi suất của Mỹ bị trì hoãn, gây áp lực lên chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, nếu nền kinh tế toàn cầu giảm tốc nhưng tránh được suy thoái, các vướng mắc trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam được tháo gỡ, giúp ngân hàng tự tin giải ngân tín dụng, từ đó tiêu dùng cá nhân cải thiện, lợi nhuận doanh nghiệp có thể tăng 15-17%.

Đặc biệt, trong kịch bản đầu tư công tạo động lực thực sự và niềm tin cho khu vực kinh tế tư nhân, kích thích tài khóa, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp có thể vượt lên 18-25%.

Tăng trưởng kinh tế 2024: Ấn tượng nhưng còn nhiều vấn đề nội tại

Tăng trưởng kinh tế 2024: Ấn tượng nhưng còn nhiều vấn đề nội tại

Tiêu điểm -  6 ngày
Kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng với GDP đạt 7,09%, nhưng đằng sau là những thách thức nội tại cần được cải thiện.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Ấn tượng nhưng còn nhiều vấn đề nội tại

Tăng trưởng kinh tế 2024: Ấn tượng nhưng còn nhiều vấn đề nội tại

Tiêu điểm -  6 ngày
Kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng với GDP đạt 7,09%, nhưng đằng sau là những thách thức nội tại cần được cải thiện.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Rủi ro tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Tiêu điểm -  2 tuần

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm tới, một trong những điều cần lưu ý là nhu cầu hàng hóa của các nước phương Tây.

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Tiêu điểm -  1 tháng

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025 được điều chỉnh cao hơn nhờ triển vọng sản xuất và xuất khẩu lạc quan từ sự phục hồi của Hoa Kỳ.

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Tiêu điểm -  1 tháng

Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.

Dragon Capital: Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng kinh tế 2025

Dragon Capital: Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng kinh tế 2025

Tiêu điểm -  1 phút

Lãnh đạo Dragon Capital khẳng định nếu niềm tin của khối doanh nghiệp tư nhân cao thì tăng trưởng kinh tế hai con số không khó.

Đón 'Tết bên thềm nhà' cùng phong cách sống resort living tại Lagoon Residences

Đón 'Tết bên thềm nhà' cùng phong cách sống resort living tại Lagoon Residences

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Những tin vui từ thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Hạ Long và cơ hội đầu tư tiềm năng trong năm 2025, đã được đại diện nhà phát triển BIM Land và Địa ốc MGV chia sẻ tới khách hàng, trong khuôn khổ bữa tiệc ấm cúng đón xuân “Tết bên thềm nhà” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Bước đột phá chiến lược trong thu hút đầu tư

Bước đột phá chiến lược trong thu hút đầu tư

Tiêu điểm -  15 giờ

Quỹ Hỗ trợ đầu tư có thể giúp thu hút các dự án công nghệ cao, góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững, sáng tạo và hội nhập quốc tế.

ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm tổng giám đốc

ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm tổng giám đốc

Hồ sơ quản trị -  16 giờ

Ông Từ Tiến Phát cùng ban lãnh đạo đã lèo lái ACB liên tục có những bước tiến ấn tượng trong suốt những năm vừa qua.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Leader talk -  16 giờ

Trân trọng giới thiệu phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại Hà Nội, ngày 13/1.

SHB cấp tín dụng đến 85% cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor

SHB cấp tín dụng đến 85% cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Khách hàng doanh nghiệp vay mua ô tô từ Kim Long Motor sẽ được SHB tài trợ vốn với tỷ lệ cho vay top đầu thị trường bằng chính tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, cùng thủ tục, hồ sơ đơn giản, tinh gọn.

T&T Group đưa dòng điện gió từ Lào về Việt Nam

T&T Group đưa dòng điện gió từ Lào về Việt Nam

Doanh nghiệp -  18 giờ

Savan 1 – dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu điện bán về Việt Nam, sau khi đi vào khai thác, vận hành.