Doanh nghiệp
Đế chế nghìn tỷ Eurowindow của người đầu tiên đưa cửa nhựa về Việt Nam
Đóng vai trò là người ‘educate’ thị trường, Eurowindow được hưởng lợi lớn khi thị trường bùng nổ và cửa nhựa lõi thép trở thành sản phẩm phổ biến trong những năm gần đây.

Những năm đầu của thập niên 2000, tại Việt Nam chưa có khái niệm về cửa nhựa lõi thép mà người dân chủ yếu sử dụng cửa gỗ truyền thống hay cửa nhôm. Nhìn thấy khoảng trống thị trường, một doanh nhân trở về từ Đông Âu, ông Nguyễn Cảnh Sơn đã thành lập công ty Eurowindow để cung cấp giải pháp tổng thể về cửa tại thị trường Việt Nam.
Tới năm 2007, cùng với việc nhận đầu tư từ quỹ Private Equity New Markets (PENM), hoạt động kinh doanh cửa của Eurowindow được vận hành với tên Công ty cổ phần Eurowindow.
Trong những năm đầu, Eurowindow phải đầu tư lớn cho việc quảng bá, giới thiệu về công năng và chất lượng sản phẩm cửa nhựa uPVC. Đây là sản phẩm mới lại có giá thành cao, nên thời gian đầu cửa Eurowindow dùng để phục vụ cho các dự án thuộc Eurowindow Holding – tập đoàn mẹ quản lý các tài sản đầu tư của ông Nguyễn Cảnh Sơn tại Việt Nam. Năm 2003, Eurowindow chỉ có doanh thu khiêm tốn khoảng 20 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, đóng vai trò là người ‘educate’ thị trường, Eurowindow được hưởng lợi lớn khi thị trường bùng nổ và cửa nhựa lõi thép trở thành sản phẩm phổ biến. Năm 2008, công ty cho biết, doanh thu của Eurowindow đã đạt 475 tỷ đồng.
Sau 15 năm hoạt động, Eurowindow chiếm thị phần lớn về sản phẩm cửa tại thị trường trong nước. Công ty cung cấp cửa nhôm, vách nhôm kính lớn, cửa gỗ, cửa nhôm gỗ, cửa gỗ chống cháy, cửa cuốn, cửa tự động, cửa thủy lực, các sản phẩm kính...
Eurowindow đã có hệ thống phân phối trên toàn quốc với 5 nhà máy và 40 showroom. Hoạt động càng thuận lợi khi Eurowindow trở thành đơn vị cung cấp cửa, kính cho hàng loạt các tòa nhà của Chính phủ như tòa nhà Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ...
Mặc dù vậy, cũng như nhiều đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng khác, Eurowindow chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 và giai đoạn đóng băng bất động sản. Phải tới những năm gần đây, hoạt động của công ty mới khởi sắc trở lại.
Năm 2016, doanh thu của Eurowindow đạt 1.830 tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với năm 2015. Công ty báo lãi 128 tỷ đồng, tăng 47% so với năm trước đó. Lãi sau thuế chưa phân phối tính đến năm 2016 đạt gần 500 tỷ đồng.
Đổi lại, để kích thích doanh số, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng và trả trước cho người bán của Eurowindow cũng tăng mạnh, lên lần lượt là 1.118 tỷ đồng và 616 tỷ đồng.
Thời điểm Eurowindow bứt phá doanh thu cũng là lúc đơn vị này bắt tay hợp tác với đối tác cùng ngành đến từ Nhật Bản. Năm 2016, Quỹ đầu tư PENM đã bán 30% cổ phần cho công ty Bunka Shutter, một doanh nghiệp cũng chuyên về sản xuất cửa của Nhật Bản.
Hiện tại, Bunka Shutter là một trong những cổ đông lớn nhất tại Eurowindow. Nhà sáng lập Eurowindow, ông Nguyễn Cảnh Sơn, chỉ nắm hơn 1% cổ phần tại công ty. Em ông Sơn, ông Nguyễn Cảnh Hồng, giữ vị trí tổng giám đốc và thường xuất hiện dưới vai trò người đại diện công ty.
Sau khi bắt tay với đối tác Nhật, những năm tiếp theo, Eurowindow đặt mục tiêu kinh doanh tăng trưởng nhảy vọt. Công ty công bố doanh thu năm 2017 đạt trên 3.232 tỷ đồng và 2018 dự kiến đạt trên 4.500 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm nay, Eurowindow cho biết công ty đạt trên 1.300 tỷ đồng doanh thu.

Triển vọng của thị trường cửa nhựa trong thời gian tới khá tích cực nhờ thị trường bất động sản căn hộ phát triển mạnh và xu hướng sử dụng cửa nhựa ngày càng tăng. Ước tính cửa nhựa chiếm 35% diện tích hệ thống cửa sử dụng trong các ngôi nhà sẽ tạo ra nhu cầu tăng thêm 15 triệu m2 cửa nhựa mỗi năm.
Đánh giá tích cực, song tốc độ tăng trưởng của Eurowindow có thể chịu ảnh hưởng khi thị trường vật liệu cửa và kính những năm gần đây cũng cho thấy sức cạnh tranh quyết liệt với sự xuất hiện của các loại cửa nhập khẩu nước ngoài.
Ở các phân khúc cao cấp và trung cấp, ngoài cửa của Eurowindow thị trường còn có sự tham gia của các thương hiệu Đồng Tâm Window, EBM Window, Smartwindow, Aust Door, Viet Window...
Riêng thị trường kính công nghiệp năm nay được dự báo không được thuận lợi như những năm trước do tình trạng dư cung sau khi nhà máy kính CFG tại Ninh Bình, với công suất 1.200 tấn kính/ngày đi vào hoạt động. Trước đó, nguồn cung nội địa bao gồm 4 nhà máy sản xuất kính có tổng công suất vào khoảng 2.200 tấn/ngày.
Trở về từ Đông Âu, ông Nguyễn Cảnh Sơn không chỉ đầu tư vào lĩnh vực cửa. Tập đoàn Eurowindow Holding hiện nay còn là nhà đầu tư lớn trên thị trường bất động sản bao gồm đầy đủ các phân khúc: Căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại và resort tại Hà Nội, Nghệ An, Cam Ranh.
Tên tuổi của tập đoàn này còn gắn liền với Melinh Plaza, trung tâm thương mại, kinh doanh vật liệu xây dựng và nội thất nằm gần sân bay Nội Bài, Hà Nội. Đây được xem là mô hình đầu tiên ở Việt Nam và đã hoạt động được 12 năm.
Trong lĩnh vực tài chính, Eurowindow Holding từng là cổ đông lớn của Techcombank trong một thời gian dài. Ông Nguyễn Cảnh Sơn hiện vẫn là Phó chủ tịch HĐQT của ngân hàng này.
Ngành vật liệu xây dựng hướng mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.