Tiêu điểm
Ngành vật liệu xây dựng hướng mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD
Việt Nam từ nước phải nhập khẩu gần như toàn bộ vật liệu xây dựng, trở thành quốc gia, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn dư ra tầm 10% đến 30% công suất cho xuất khẩu.

Năm 2017, mức tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,81%, vượt mọi dự báo, cao nhất trong 6 năm trở lại đây. Hoạt động xây dựng duy trì tăng trưởng khá cao với tốc độ 8,7% so với năm 2016, đóng góp 0,54% vào mức tăng GDP của cả nước.
Đến cuối năm 2017, tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đạt 98,56 triệu tấn/năm, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ khoảng 81 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2017. Tổng công suất thiết kế các nhà máy gạch ốp lát đạt 706,5 triệu m2/năm, tổng sản lượng tiêu thụ khoảng 560 triệu m2/năm, tăng 15% so với năm 2016.
“Năm 2018, ngành vật liệu xây dựng Việt Nam kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống. Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Nhà nước, ngành vật liệu xây dựng đã có những bước tiến vượt bậc cả về chất lẫn lượng”, TS. Thái Duy Sâm, Phó chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phát biểu trong hội thảo Vật liệu xây dựng xanh – Giải pháp và sản phẩm vừa diễn ra cuối tuần qua trong khuôn khổ triển lãm Vietbuild 2018.
Đầu tiên, năng lực sản xuất, quy mô thị trường hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD) năm 2017 đã thay da đổi thịt so với năm 1987. Xi măng tăng 31 lần về công suất và 50 lần về sản lượng, đứng thứ 5 thế giới và hàng đầu khu vực châu Á. Xuất khẩu xi măng mỗi năm đạt 20 triệu tấn, thuộc hàng top của thế giới.
Gạch ốp lát tăng 706 lần về công suất và 560 lần về sản lượng, chỉ đứng thứ tư sau Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ, nằm trong top 10 nước sản xuất gạch gốm ốp lát của thế giới.
Việt Nam từ nước phải nhập khẩu gần như toàn bộ vật liệu xây dựng, trở thành quốc gia, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn dư ra tầm 10% đến 30% công suất cho xuất khẩu.
Thứ hai, trong những năm gần đây, ngành VLXD cũng đã chú trọng đầu tư công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, tiệm cận các nước lớn trên thế giới, nhằm cải tiến chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Trong lĩnh vực xi măng đã xoá bỏ hoàn toàn các dây chuyền sản xuất clanhke bằng công nghệ lò đứng và lò quay phương pháp ướt. 100% clanhke được sản xuất theo phương pháp khô, có hệ thống cyclone trao đổi nhiệt và hệ thống calciner phân giải. Đã và đang xoá bỏ các lò gạch thủ công và các công nghệ lạc hậu, trên 70% sản lượng gạch được sản xuất bằng lò tuynel trong lĩnh vực gốm sứ xây dựng.
Các dây chuyền sản xuất chế biến đá ốp lát được đầu tư đồng bộ, hiện đại để có thể cưa các tấm đá kích cỡ lớn, nâng cao tỷ lệ thu hồi sản phẩm, có thêm hệ thống tự động mài và đánh bóng tự động.
Nhờ đổi mới công nghệ, sản phẩm VLXD được đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã, chất lượng được nâng cao rõ rệt. Ví dụ, trước đây, gạch gốm ốp lát chỉ có loại gạch lá nem, lá dừa và gạch men kích thước nhỏ cùng công nghệ trang trí đơn giản như in lưới, rulo; thì giờ đây, đã có vô số chủng loại từ ceramic, granit nhân tạo, coto kích thước lớn, với công nghệ in kỹ thuật số đa dạng về màu sắc và hoa văn.
Thứ ba, ngành VLXD Việt Nam cũng đang rất chú trọng tới việc phát triển và đưa vào sử dụng các sản phẩm VLXD xanh. Trong những năm gần đây, ngoài vật liệu truyền thống, nhiều công trình xây dựng ở Việt Nam còn dùng tấm nhôm compozit, vải địa kỹ thuật, vật liệu nhựa U-PVC, các loại sơn sinh thái, các vật liệu xây dựng không nung…
Năm 2010, Nhà nước và Quỹ môi trường toàn cầu để đề xuất những chương trình về việc sản xuất và sử dụng vật liệu không nung. Sau 7 năm, ngành VLXD đã góp phần tiết kiệm được khoảng 1.800ha đất, 3,6 triệu tấn than và giảm thải 13,7 triệu tấn khí nhà kính…
Cuối cùng, tiềm năng xuất khẩu của ngành VLXD Việt Nam rất lớn. Theo Tổng cục Hải quan, các sản phẩm VLXD của Việt Nam đã xuất khẩu đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với giá trị kim ngạch trên 1.670 triệu USD trong năm 2017. Cụ thể: xi măng đạt 780 triệu USD, đá ốp lát 220 triệu USD, gạch gốm ốp lát 350 triệu USD…
“Mục tiêu của ngành VLXD Việt Nam là phải đạt kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2020. Còn đến năm 2030, toàn ngành VLXD phải có nền công nghệ sản xuất tiên tiến, tự động hóa ở mức độ cao, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm khí thải CO2”, ông Sâm cho biết.
Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu đó, ngành VLXD phải giải quyết được 3 vấn đề còn tồn tại ở thời điểm hiện tại.
Vẫn còn một số cơ sở sản xuất VLXD với công nghệ lạc hậu. Trong tiểu ngành xi măng, các cơ sở sử dụng dây chuyền quy mô nhỏ, trình độ tự động hóa chưa cao chiếm 33% tổng số các dây chuyền và chỉ mang lại 11% tổng công suất thiết kế so với toàn tiểu ngành.
Công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. VLXD là một trong những ngành tốn nhiều tài nguyên, năng lượng và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Mặc dù Nhà nước đã có các quy định cụ thể nhằm giảm thiểu những yếu tố trên, song việc triển khai thực hiện còn nhiều bất cập. Việc sử dụng than vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất VLXD. Chế độ giám sát môi trường, trang bị và nối mạng về các Trung tâm kiểm soát môi trường của địa phương chưa thực hiện tốt.
Mặc dù việc dùng các sản phẩm VLXD xanh vào công trình kiến trúc đang là xu thế chung của thế giới, nhưng nhiều nhà sản xuất VLXD và chủ đầu tư bất động sản ở Việt Nam vẫn không mấy mặn mà với xu hướng này.
Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng chính
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.
VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.