Diễn đàn quản trị
Để nhân sự tận hưởng và trải nghiệm cuộc sống
Khi xét đến các tiêu chí trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp thì đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp, cho dù tiêu chí đó là sự hoà hợp hay tách bạch giữa công việc và cuộc sống của người lao động.

"Ở Mekong Capital, chúng tôi không cố gắng để nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Chúng tôi tạo ra môi trường để họ tận hưởng và trải nghiệm cuộc sống ngay tại nơi làm việc".
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Minh Giang, Tổng giám đốc khối nhân tài và văn hóa doanh nghiệp của Mekong Capital về một trong những tiêu chí trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà bà Giang gọi là "work-life integration" (WLI) - sự hòa hợp giữa cuộc đời và công việc.
Nghe thì rất hay nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện để tạo ra được một môi trường làm việc đáng để nhân viên “tận hưởng và trải nghiệm”. Nhất là với những doanh nghiệp còn đang phải vật lộn tồn tại.
Nếu chúng ta hiểu sự “tận hưởng và trải nghiệm cuộc sống” là văn phòng to đẹp, tiện nghi, có những không gian để thư giãn, có đồ ăn vặt, có bữa trưa “chuẩn cơm mẹ nấu”, được đi du lịch liên tục, định kỳ có những sự kiện, tiệc tùng tưng bừng… thì những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp còn nghèo không có cửa để theo quan điểm về hòa hợp giữa cuộc đời và công việc này.
Nhưng rất may, “cuộc sống” không chỉ được định nghĩa cứng nhắc bởi số mét vuông sàn, số tầng của toà nhà, chất liệu nội thất, hãng điều hoà, máy vi tính, máy chiếu, hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn… Sự “tận hưởng và trải nghiệm”, với một số người, không hoặc chưa nhất thiết phải là ăn sung, mặc sướng, ở tiện nghi.
Với nhiều người, tận hưởng và trải nghiệm là được làm thứ mình thích, mình có khả năng, được thách thức bản thân mỗi ngày, được thấy mình hoàn thiện và trưởng thành hơn, được làm hết sức quẩy hết mình trong một team máu lửa gắn kết, thậm chí càng khổ, càng bầm dập lại càng thích.
Vì thế, để thực hiện WLI thì quan trọng nhất là doanh nghiệp phải hiểu mình là ai, đang ở đâu, muốn đi tới đâu rồi chọn những con người phù hợp với quan điểm WLI của mình để cùng lên “xe buýt”. Ngược lại, người lao động cũng nên tự xác định trước xem mình thuộc trường phái WLI nào rồi hãy chọn xe để bước lên, tránh ngộ nhận rồi làm khổ nhau.
Tất nhiên, đảm bảo được sự tận hưởng và trải nghiệm cuộc sống cho nhân viên theo hướng thoả mãn cả đời sống vật chất và tinh thần ở mức độ cao là lý tưởng. Đó nên là mục tiêu, là cái đích phấn đấu của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp muốn người lao động gắn bó với mình thật lâu.
Còn nếu nhắm thấy sự hoàn hảo đó là khó quá thì làm tốt một vế nào đó thôi cũng chẳng sao. Vì vốn dĩ cuộc đời của người lao động cũng chia ra làm những quãng khác nhau. Có quãng họ ưu tiên học hỏi và phát triển kiến thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm. Có quãng họ ưu tiên thu nhập. Có quãng họ thích sự thử thách, phiêu lưu. Có quãng họ cần một nơi bình yên, an toàn…
Mỗi một quãng thời gian, người lao động tìm đến một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đủ lớn, đủ rộng thì có thể đáp ứng tất cả các quãng này của một đời nhân sự. Công việc lúc đó của bộ phận quản trị nguồn nhân lực là đặt nhân sự đang ở quãng nào vào đúng vị trí công việc phù hợp với quãng đó. Còn doanh nghiệp không đủ lớn thì cần biết mình thuộc ngành hàng nào, định vị, văn hoá, chiến lược của mình ra sao để chọn nhân sự với quãng đời lao động phù hợp.
Có những công ty chuyên là ngôi trường sau đại học, là bệ phóng cho những tài năng. Có những công ty là “máy ép hoa quả”, nhân sự đến đây sẽ được trả lương, thưởng rất cao nhưng khối lượng công việc cũng siêu kinh khủng. Ép xong, ép hết thì nói lời tạm biệt chuẩn quy luật cung cầu. Mọi thứ rất công bằng! Lại có những công ty mãi mãi là chốn yên bình, mọi người quây quần như gia đình, cứ từ tốn, túc tắc mà đi…
Nên chốt lại, trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp, điều đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp. Sự hoà hợp hay tách bạch giữa công việc và cuộc sống hay bất cứ quan điểm, mô hình nào cũng tốt nếu doanh nghiệp thu hút được nhận sự phù hợp và họ gắn bó với doanh nghiệp trọn vẹn một quãng đời lao động.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Vũ Trung Hiệp, Phó chủ tịch điều hành Câu lạc bộ Tiếp thị & Truyền thông Việt Nam (VMCC).
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Đa số vẫn đang hô khẩu hiệu
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Chuyện không chỉ của bộ phận nhân sự
Việc phòng nhân sự (HR) chịu trách nhiệm cho toàn bộ thành công của quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà thiếu sự đồng hành, hỗ trợ, đóng góp, tham gia và tương tác của tất cả phòng ban và đội ngũ khiến cho các dự án xây dựng văn hóa doanh nghiệp dường như đi vào ngõ cụt hoặc hình thành nên một nền văn hóa nhạt nhòa.
Làm việc tại nhà làm xói mòn văn hoá doanh nghiệp
Làm việc tại nhà ảnh hưởng lớn tới văn hoá doanh nghiệp, khiến văn hóa xói mòn và khó phục hồi, đặc biệt là khi cơ hội tương tác trực tiếp trong nội bộ doanh nghiệp bị hạn chế hoặc hầu như không có.
Văn hoá doanh nghiệp: Mới chỉ đóng khung treo tường
Nhiều doanh nghiệp tưởng chừng có “văn hoá” với rất nhiều câu khẩu hiệu thể hiện các giá trị cốt lõi nhưng lại chỉ để trưng bày.
Pha trộn văn hoá doanh nghiệp hậu M&A nhìn từ thương vụ 67 tỷ USD
Thành công của thương vụ hợp nhất lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ giữa Dell và EMC không chỉ là sự hình thành của một tổ chức khổng lồ 140.000 nhân viên và định giá 74 tỷ USD mà còn là một đại gia đình doanh nghiệp độc đáo nơi không có khái niệm “tôi là Dell còn anh là EMC”.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.