Diễn đàn quản trị
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Đa số vẫn đang hô khẩu hiệu
Nếu cách mạng công nghiệp 4.0 mà không song hành với cách mạng văn hoá thì có thể dẫn đến thảm họa.
Kể lại một câu chuyện về ông Út Huy, CEO của Fohla, tại Diễn đàn văn hoá doanh nghiệp thời 4.0, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED Giản Tư Trung không ngừng nhấn mạnh, Fohla là một trong những ví dụ của một văn hoá doanh nghiệp nơi được tạo nên bởi cách hành xử và thái độ hay chính là đạo sống, niềm tin, và giá trị sống.
Fohla là một doanh nghiệp chuyên về sản phẩm chuối sạch, được trồng theo quy trình sạch, sản xuất khép kín từ giống, chăm sóc cho đến đóng gói đưa vào kho lạnh tại trang trại. Hiện nay, với khoảng 1.000 ha đất ở các tỉnh phía Nam, thương hiệu chuối Fohla đã thâm nhập được nhiều thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Một lần, những quả chuối Fohla cập bến Nhật Bản và được vận chuyển đến các cơ sở phân phối. Thật không may, một trong số khách hàng của công ty này ở Nhật phát hiện một vài quả chuối có dấu hiệu bị thâm đen và đã gọi điện phàn nàn với vị CEO của Fohla.
Ngay sau khi cúp máy, ông này liền ngay lập tức đặt vé máy bay chuyến sớm nhất qua Nhật để kiểm tra, khảo sát, nhận lô hàng đó về và cam kết với vị khách hàng kia sẽ chuyển qua lô hàng mới đúng ngày, đúng giờ như đã hứa với chất lượng tốt nhất.
Ông Trung kể, khi người ta đặt ra câu hỏi tại sao lại hành động nhanh và quyết liệt đến như vậy, ông Út Huy trả lời rằng "Trái chuối đen cũng chính là con người thâm đen vì trái chuối là lương tri, sinh mạng của tôi; đó là đạo sống, là niềm tin. Chỉ có như vậy tôi mới cho nhân viên của tôi biết họ đang tin vào điều gì; chỉ có con người tử tế mới làm ra được những trái chuối tử tế".
"Giờ đây phải làm thế nào để có được câu khẩu hiệu 'hàng Việt đáng tin' thay vì hô hào 'hàng Việt chất lượng cao' mọi lúc mọi nơi; những thứ chất lượng cao chỉ có giới nhà giàu mới mua được", ông Trung nhìn nhận.
Theo ông Giản Tư Trung và nhiều chuyên gia, văn hoá doanh nghiệp là những thứ vô hình nhưng được thể hiện qua những hành động hữu hình, những điều đơn giản nhất. Nhiều doanh nghiệp Việt có khát khao và thật tâm xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhưng đa số vẫn chỉ đang hô khẩu hiệu mà chưa thành công bởi bốn lý do chính.
Đó là thiếu sự hiểu biết thấu đáo về văn hoá và vai trò của văn hoá đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; thiếu tầm nhìn và giấc mơ rõ ràng về văn hoá; thiếu phương pháp và giải pháp để xây dựng văn hoá; và thiếu nỗ lực, kiên trì và bền bỉ.
Theo Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đẩy các doanh nghiệp đi rất nhanh và thậm chí là có thể khiến họ đi sai đường; và nếu cách mạng công nghiệp mà không song hành với cách mạng văn hoá thì có thể trở thành thảm hoạ.

Theo đó, văn hoá là thứ dùng để phân biệt giữa quản trị và cai trị, giữa lãnh đạo và cầm quyền; giữa doanh nhân, trọc phú và con buôn. Văn hoá là những gì còn lại sau khi đã mất hết tất cả, là những gì còn thiếu sau tất cả mọi thứ.
Một doanh nghiệp thất bại, thảm khốc nhất tưởng chừng như là thất bại về chiến lược; nếu vẫn còn văn hoá thì có thể có cơ hội để đứng dậy nhưng nếu thất bại về cả văn hoá thì doanh nghiệp đó mãi mãi không đứng dậy được.
"Sai lầm của Khaisilk hoàn toàn không phải là sai lầm về chiến lược mà chính là sai lầm về văn hoá," ông Trung lấy ví dụ.
Như FranklinCovey đã chỉ ra, nếu chất lượng được ví như hạt thì văn hoá sẽ được xem là đất. Nếu đất không tốt thì dù có cố gắng cách mấy, hạt cũng không thể nảy mầm và lớn mạnh được. "Đối thủ của bạn có thể sao chép tất cả mọi thứ, từ chiến lược, sản phẩm, hệ thống, quy trình cho đến bí quyết công nghệ..., chỉ trừ một thứ duy nhất họ không thể sao chép hay ăn cắp được, đó chính là văn hoá của bạn."
Theo ông Trung, mỗi văn hoá sẽ sản sinh ra một chiến lược, và chiến lược đó chỉ có thể dùng được cho một văn hoá mà thôi; chẳng hạn như văn hoá của Vingroup sinh ra chiến lược "thần tốc".
Làm văn hoá theo ông Trung cũng giống như dạy con, không thể làm được chỉ sau một đêm; văn hoá là quá trình mang tính bền vững. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần nhận thức được rằng cấu trúc văn hoá bản sắc có tầng sâu nhất là đạo sống, là niềm tin. Đó là niềm tin của khách hàng và cũng là niềm tin của chính nhân viên.
"Đích đến của xây dựng văn hoá lâu nay là văn hoá bản sắc nhưng các doanh nghiệp xây mãi không lên; tuyển nhân viên về và ép họ sống với văn hoá sẵn có mà không tạo được niềm tin cho họ, không cho họ lý do để tự luộc mình thay vì bị nhồi nhét thì văn hoá sẽ không thể bền vững", ông Trung thẳng thắn nhìn nhận.
Pha trộn văn hoá doanh nghiệp hậu M&A nhìn từ thương vụ 67 tỷ USD
Công thức đánh giá nhân viên độc đáo của công ty tỷ đô Zappos
Zappos sử dụng yếu tố văn hoá để đánh giá chất lượng của nhân viên thay vì dựa vào kết quả KPI, sẵn sàng chi hàng nghìn đô la mỹ để loại bỏ những ứng viên không sẵn sàng gắn bó.
Khi doanh nghiệp 'quên mất' đạo đức kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp gần như đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết mà quên mất yếu tố khách hàng, đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp.
Thờ ơ với truyền thông nội bộ, doanh nghiệp nhận trái đắng
Theo các chuyên gia, việc thiếu quan tâm đến truyền thông nội bộ sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến chính thương hiệu của doanh nghiệp.
Dale Carnegie: Văn hoá doanh nghiệp được quyết định bởi lãnh đạo cấp cao
Văn hóa doanh nghiệp hậu M&A và thách thức, cách thức tối ưu để phát triển, duy trì và vận hành sẽ là nội dung được thảo luận trong hội thảo được Dale Carnegie thực hiện vào tháng 9 tới tại TP. HCM và Hà Nội.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.