Tiêu điểm
Đề xuất nâng tỷ lệ chi phí lãi vay được khấu trừ trong Nghị định 20 lên mức 40%
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, quy định về chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong Nghị định 20 cần được nâng lên mức 35% - 40% thay vì 20% để phù hợp hơn với bối cảnh của nền kinh tế.
Mỗi năm doanh nghiệp phải nộp thêm hàng trăm tỷ đồng
Hơn một năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp trong nước và các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, tài chính đã liên tục lên tiếng về những khó khăn do quy định khống chế trần lãi vay được nêu trong Khoản 3, Điều 8 của Nghị định 20. Nghị định này nhằm quản lý, chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với các doanh nghiệp có quan hệ liên kết.
Theo đó, chi phí lãi vay trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không được vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần. Phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.
Nhiều ý kiến cho rằng, nội dung này chưa đảm bảo công bằng đối với các công ty, gây cản trở đối với doanh nghiệp trong việc huy động vốn để phát triển hoạt động kinh doanh. Nhiều ông lớn như Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Nhiệt điện Quảng Ninh cũng đã gửi văn bản về Bộ Tài chính đề nghị tháo gỡ vướng mắc tại Nghị định 20.
Các doanh nghiệp cho rằng, với quy định mới của Nghị định 20 sẽ phát sinh thêm hàng trăm tỷ đồng tiền thuế. Nếu tính tổng các doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết, con số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nội dung trong Nghị định 20 có thể lên tới hàng nghìn doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20 đặc biệt ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, các tập đoàn quy mô lớn. Nếu áp theo quy định này mỗi năm, các doanh nghiệp lớn sẽ phải nộp thêm hàng trăm tỷ đồng cho cơ quan thuế, việc nộp thuế đúng thì không sao nhưng khoản phải nộp tăng thêm này là không đúng.
Ông Nam phân tích: "Hiện các tập đoàn lớn vay vốn để phân bổ cho các công ty con nhưng nếu theo quy định này thì doanh nghiệp lớn không được trừ thuế. Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính giải thích rằng quy định này nhằm chống chuyển giá nhưng lại bắn trượt mục tiêu, toàn bắn vào doanh nghiệp trong nước".
Mới đây, Tập đoàn Điện lực đã phải nộp thêm 700 tỷ đồng theo quy định này. Điều này không phù hợp với Luật Doanh nghiệp và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do đó, ông Nam đề nghị tạm dừng áp dụng khoản Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20, đồng thời có sửa đổi phù hợp nhằm tránh thủ tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp, tạo ra chi phí vô lý, thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Cần điều chỉnh cho phù hợp
Đồng quan điểm, theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, quy định khống chế trần lãi vay của Nghị định 20 đang hướng chưa trúng mục tiêu là chống việc chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp FDI.
Tại Diễn đàn Xu hướng đầu tư bất động sản 2019 do Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức, ông Lực cho rằng, Việt Nam muốn chống việc chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên tỷ lệ 20% lại không phù hợp với các doanh trong nước.
Tại EU, quy định tỷ lệ này là 30%, trong khi đó tại Việt Nam là 20%, các doanh nghiệp Việt Nam đi vay ngân hàng rất nhiều, do đó tỷ lệ này ít ra phải cao hơn 30%.
Chưa nói đến việc tại Việt Nam, thị trường vốn chưa phát triển, các doanh nghiệp chủ yếu đi vay ngân hàng, chưa nhiều doanh nghiệp phát hành được cổ phiếu. Ở Mỹ và Châu Âu thị trường vốn phát triển, các doanh nghiệp chỉ đi vay ngân hàng khoảng 35%, trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ này lên tới 60% - 65%.
Cũng theo vị chuyên gia này, khoảng 20 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trong lĩnh vực bất động sản đều bị ảnh hưởng bởi Nghị định 20. Bởi các doanh nghiệp này đều có tỷ lệ chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngưỡng 26% - 30%.
"Tất nhiên, Việt Nam vẫn phải chống chuyển giá trốn thuế nhưng phải có tỷ lệ và lộ trình phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp", ông Lực nhấn mạnh và đề xuất nâng tỷ lệ chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong Nghị định 20 lên mức 35 - 40%.
"Đồng thời, cần phải có lộ trình để các doanh nghiệp kịp thích nghi chứ không phải đùng một phát là áp dụng luôn. Tháng 2 ra nghị định, ngày 27/4 có thông tư hướng dẫn, ngày 1/5 có hiệu lực lại đúng kì nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nên các doanh nghiệp rất khó xoay sở kịp", ông Lực nói.
Về phía cơ quan thuế, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn cũng cho rằng, Nghị định 20 ra đời nhằm kiểm soát câu chuyện một doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Hà Nội nhưng phát triển bất động sản tại các địa phương khác có mức thuế ưu đãi, các nhà đầu tư theo đó có thể “chèo lái” lợi nhuận để hưởng lợi.
Nghị định 20 quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết là cần thiết để ngăn chặn và tránh chuyển giá, tránh thuế. Trong đó, quy định chỉ tiêu lợi nhuận lãi vay khi vay vốn là một trong những giải pháp công bằng để đảm bảo người vốn ít cũng như vốn nhiều được bình đẳng khi vào cùng thị trường, làm một dự án.
Nghị định 20 được áp dụng với cả doanh nghiệp FDI và trong nước. Tuy nhiên, theo ông Phụng, trong thời gian vừa qua, "tiếng kêu" chủ yếu đến từ doanh nghiệp trong nước. Điều này chứng tỏ quy định này có điểm chưa hợp lý cần phải xem xét lại.
Doanh nghiệp nội gặp khó bởi quy định khống chế lãi vay theo Nghị định 20
TGĐ MIK Home: 'Siết tín dụng bất động sản giúp thanh lọc thị trường'
Việc cơ quan quản lý siết tín dụng bất động sản là một chủ trương đúng bởi nó có thể giúp thanh lọc thị trường, hạn chế được phần nào những nhà đầu tư dựa quá nhiều vào vốn ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng, công ty tài chính phân hóa mạnh
Trong khi nhiều ngân hàng sớm đáp ứng thông tư 41 kỳ vọng được NHNN nới hạn mức tăng trưởng tín dụng, một số khác phải chấp nhận mức tăng trưởng thấp theo đề án tái cơ cấu ngân hàng.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam kiến nghị không nên siết tín dụng vay mua nhà
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lý cho vay bất động sản trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, không tăng quá nóng nhưng cũng không làm giảm quá mạnh, gây sốc cho thị trường.
Tranh cãi trái chiều việc siết chặt tín dụng vào bất động sản
Các chuyên gia cho rằng, kiểm soát tín dụng vào bất động sản sẽ giúp thị trường phát triển ổn định tuy nhiên không nên siết quá chặt hay quá hạn chế tín dụng đối với lĩnh vực này.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.