TS. Bùi Trinh: 'Hiện chưa có cách nào chống doanh nghiệp FDI chuyển giá'

Thu Phương Thứ ba, 19/12/2017 - 04:30

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, tại nhiều doanh nghiệp FDI, tổng số thuế được ưu đãi từ khi đi vào hoạt động tương đương số vốn họ bỏ ra đầu tư vào Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh.

Qua 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam (1987 – 2017), không thể phủ nhận những đóng góp của khu vực này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tính đến 20/11/2017, Việt Nam đã thu hút được hơn 316,9 tỷ USD vốn FDI đăng ký. Trong đó, trên 170,8 tỷ USD đã được giải ngân, đưa vào đầu tư, sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp có vốn FDI. Nguồn vốn này hiện đã chiếm tới gần 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm.

Tuy nhiên, bên cạnh các quan điểm đồng thuận, những đóng góp của FDI vào nền kinh tế như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. TheLEADER đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Bùi Trinh xung quanh vấn đề này.

Ông có nhận định như thế nào về những đóng góp của khu vực FDI đối với nền kinh tế Việt Nam?

TS. Bùi Trinh: Sự tăng trưởng của khu vực FDI tại Việt Nam kéo theo ba yếu tố mà nền kinh tế được lợi là thu nhập của người lao động, xuất khẩu và thuế gián thu.

Xét trên ba yếu tố này, thứ nhất về thu nhập của người lao động, có thể thấy rằng lao động người Việt Nam chủ yếu là lao động giá rẻ, các vị trị chủ chốt trong doanh nghiệp FDI đều là người nước ngoài. 

Do những người này thường trú ở Việt Nam trên một năm nên về nguyên tắc, lương của họ vẫn tính vào giá trị gia tăng của nền kinh tế. Trong khi đó, thu nhập của từ 8 – 10 người Việt Nam mới bằng lương một người nước ngoài.

Mặt khác, số lao động người Việt Nam tại các doanh nghiệp FDI hiện nay cũng chỉ chiếm khoảng 3% tổng lao động trên cả nước. Nói như vậy để thấy rằng, tác động của khu vực này đối với việc giải quyết việc làm cho người dân Việt Nam là chưa nhiều như kỳ vọng.

30 năm FDI tại Việt Nam: Bài học đắt giá từ sự cố Formosa

Thứ hai là xuất khẩu. Theo phân ngành mới của Liên hiệp quốc thì Việt Nam không có công nghiệp chế biến. Những giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI không được tính vào xuất khẩu của Việt Nam theo như phân ngành mới của quốc tế. 

Đó là thặng dư của nước đầu tư FDI và chỉ có một phần rất nhỏ thuộc về Việt Nam. Lâu nay đều do chúng ta "tự nhận" những giá trị vốn không phải của mình.

Bên cạnh đó, khi đầu tư sang Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều báo cáo lỗ hoặc lãi một chút. Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp phía Việt Nam thu được cũng chẳng là bao.

Năm 2016 tổng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của khối FDI được miễn giảm và ưu đãi ở mức 35.300 tỷ đồng. Tại nhiều doanh nghiệp FDI, tổng số thuế được ưu đãi từ khi đi vào hoạt động tương đương số vốn họ bỏ ra đầu tư vào Việt Nam.

Thứ ba là thuế gián thu: Thuế gián thu các doanh nghiệp FDI cũng được ưu đãi về chính sách thuế. Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều làm gia công rồi xuất khẩu. Các doanh nghiệp này do xuất khẩu trực tiếp nên đầu vào nhập khẩu được ưu đãi thuế. 

Thuế này về bản chất là người dân Việt Nam phải trả khi sử dụng sản phẩm của họ. Sử dụng sản phẩm FDI trong trường hợp hầu hết là gia công thực chất là dùng hàng nhập khẩu dưới hình thức khác. Trong khi các doanh nghiệp nội không được ưu đãi thuế nếu bán hàng trong nước.

Còn về việc các doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế thì đây là thực trạng chung của tất cả các doanh nghiệp, kể cả trong nước và trên thế giới. Hiện nay chưa có cách nào chống chuyển giá. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự liên kết trên toàn thế giới.

Đối với những tác động của FDI đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam, ông có nhận định như thế nào?

FDI 1

TS. Bùi Trinh: Nhìn vào số liệu tăng trưởng GDP theo thành phần kinh tế trong khoảng thời gian 2005 – 2016 có thể thấy, các thành phần kinh tế trong nước có mức tăng trưởng bình quân trong 12 năm thấp hơn mức tăng trưởng GDP bình quân chung (6,1%), chỉ có khu vực FDI tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung (7,5%).

Như vậy, phải chăng, khu vực FDI đang là khu vực “gánh” tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian vừa qua chủ yếu nhờ các nhân tố như đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như Samsung. Trong khi nội lực chưa được tăng cường, năng suất lao động chưa được cải thiện. Điều này là hết sức đáng lo ngại đối với sự tăng trưởng.

Vậy theo ông, Việt Nam cần có giải pháp gì để tăng trưởng kinh tế một cách bền vững?

TS. Bùi Trinh: Trong tăng trưởng kinh tế, giá trị gia tăng của khu vực FDI được tính vào GDP của Việt Nam, phía Việt Nam thực tế không được hưởng lợi là bao. Trong khi các doanh nghiệp này đang nhận được sự ưu đãi rất lớn từ chính sách, thuế, hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước.

Do đó, đã đến lúc bản thân nền kinh tế của Việt Nam phải vượt lên chứ không phải chỉ dựa vào đầu tư nước ngoài. Việt Nam cần có một chiến lược về thu hút FDI hiệu quả và hữu ích hơn trong thời gian tới. 

Chúng ta phải quay trở lại với cái cốt lõi nhất là nội lực, doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt là, khu vực kinh tế tư nhân phải là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đồng thời, gia tăng vai trò của nông nghiệp để thúc đẩy sự phát triển.

Để làm được điều này, Việt Nam phải thực hiện những cuộc cải cách lớn như cải cách thể chế nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu một số lĩnh vực. Phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt phát triển vững mạnh, cạnh tranh được với khu vưc và thế giới. Có như vậy, nền kinh tế mới có thể tăng trưởng một cách bền vững.

Xin cảm ơn ông!

TS. Phan Hữu Thắng: Bốn 'thất bại' lớn nhất trong thu hút FDI tại Việt Nam

TS. Phan Hữu Thắng: Bốn 'thất bại' lớn nhất trong thu hút FDI tại Việt Nam

Leader talk -  7 năm
Thảm họa môi trường biển Formosa, sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn hạn chế, khu vực FDI vẫn áp đảo, mất cân đối trong tỷ lệ các nhà đầu tư chiến lược tại Việt Nam chính là bốn thất bại lớn nhất trong tiến trình ba thập kỷ thu hút FDI vào Việt Nam.
TS. Phan Hữu Thắng: Bốn 'thất bại' lớn nhất trong thu hút FDI tại Việt Nam

TS. Phan Hữu Thắng: Bốn 'thất bại' lớn nhất trong thu hút FDI tại Việt Nam

Leader talk -  7 năm
Thảm họa môi trường biển Formosa, sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn hạn chế, khu vực FDI vẫn áp đảo, mất cân đối trong tỷ lệ các nhà đầu tư chiến lược tại Việt Nam chính là bốn thất bại lớn nhất trong tiến trình ba thập kỷ thu hút FDI vào Việt Nam.
FDI - Đồng tiền 'hai mặt'

FDI - Đồng tiền "hai mặt"

Leader talk -  7 năm

Đồng tiền nào cũng có hai mặt "tốt – xấu”, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng mang tính “hai mặt” của đồng tiền như vậy.

Có 'chất' mới trong con số kỷ lục 33 tỷ USD thu hút FDI 11 tháng?

Có "chất" mới trong con số kỷ lục 33 tỷ USD thu hút FDI 11 tháng?

Đầu tư -  7 năm

Trong năm 2016-2017, có đến 5 - 6 trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) được mở tại Việt Nam bởi các doanh nghiệp nước ngoài.

Rủi ro thay đổi chính sách thu hút FDI vào Việt Nam

Rủi ro thay đổi chính sách thu hút FDI vào Việt Nam

Đầu tư -  7 năm

Trải qua 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn bởi chi phí nhân lực rẻ và môi trường chính trị ổn định nhưng vẫn có tồn tại những rủi ro đầu tư.

TS. Lê Đăng Doanh: Việc chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp FDI sẽ ngày càng phức tạp

TS. Lê Đăng Doanh: Việc chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp FDI sẽ ngày càng phức tạp

Leader talk -  7 năm

Trong thời gian tới, việc Việt Nam không thu được thuế của các doanh nghiệp FDI do chuyển giá sẽ nghiêm trong hơn rất nhiều, nếu chúng ta không có giải pháp quản lý kịp thời, TS. Lê Đăng Doanh nhận định.

Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định

Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định

Tiêu điểm -  22 giờ

Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  22 giờ

Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.

Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển

Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển

Tiêu điểm -  22 giờ

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Petrovietnam và VIMC hứa hẹn mở ra chương mới cho kinh tế biển, thông qua tối ưu hai trụ cột cốt lõi năng lượng và hàng hải.

Báo chí cách mạng Việt Nam đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Báo chí cách mạng Việt Nam đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho báo chí cách mạng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm, 21/6/1925 - 21/6/2025.

Thaco xây dựng khu công nghiệp cơ khí 75.000 tỷ đồng tại Bình Dương

Thaco xây dựng khu công nghiệp cơ khí 75.000 tỷ đồng tại Bình Dương

Tiêu điểm -  2 ngày

Thaco chính thức được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp cơ khí 786ha tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng.

'Chuyển nhà' sang HOSE, Nam Tân Uyên có gì?

'Chuyển nhà' sang HOSE, Nam Tân Uyên có gì?

Doanh nghiệp -  29 phút

Công ty CP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên hiện là một trong những nhà phát triển hạ tầng khu công nghiệp lớn nhất phía Nam.

Hiểu lầm lớn: 'Lãnh đạo giỏi truyền động lực cho nhân viên mỗi ngày'

Hiểu lầm lớn: 'Lãnh đạo giỏi truyền động lực cho nhân viên mỗi ngày'

Diễn đàn quản trị -  30 phút

Người lãnh đạo giỏi không phải là người liên tục cổ vũ mà là người tạo ra môi trường và điều kiện để nhân viên tự động khơi dậy động lực của chính họ.

Chủ tịch FiinGroup giải bài toán vốn cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Chủ tịch FiinGroup giải bài toán vốn cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Leader talk -  37 phút

Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân đã có những chia sẻ cá nhân về bài toán huy động vốn “hóc búa” cho cho dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Liên minh AI Âu Lạc: Lời 'hiệu triệu' quy tụ các công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam

Liên minh AI Âu Lạc: Lời 'hiệu triệu' quy tụ các công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam

Doanh nghiệp -  52 phút

Quan sát những biến động địa chính trị trên thế giới, Chủ tịch FPT chỉ ra, thực chất đó là sự cạnh tranh, so tài trong lĩnh vực công nghệ.

Five Star Group khởi công 2 tổ hợp căn hộ khách sạn tại Vũng Tàu

Five Star Group khởi công 2 tổ hợp căn hộ khách sạn tại Vũng Tàu

Doanh nghiệp -  11 giờ

Tập đoàn Five Star Group vừa tổ chức lễ khởi công hai tổ hợp căn hộ - khách sạn 5 sao chuẩn quốc tế Five Star Odyssey và Five Star Poseidon tại Vũng Tàu.

Lộc Trời vật lộn trong khủng hoảng

Lộc Trời vật lộn trong khủng hoảng

Doanh nghiệp -  20 giờ

Tập đoàn Lộc Trời đang đối mặt với giai đoạn khủng hoảng chưa từng có, từ kết quả kinh doanh lao dốc đến những bất ổn nội bộ bị phanh phui.

Vietravel Airlines thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng

Vietravel Airlines thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Vietravel Airlines cho biết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm 2026.

Đọc nhiều