Tài chính
Dịch chuyển động lực tăng trưởng năm 2025
Động lực tăng trưởng của các doanh nghiệp năm 2025 được VinaCapital dự báo sẽ chuyển từ sản xuất, du lịch sang tiêu dùng, bất động sản và đầu tư công.
"Cơn gió ngược" của thị trường
Năm 2024 là năm ghi nhận khá nhiều biến động, bắt đầu từ góc nhìn lạc quan về phục hồi tăng trưởng kinh tế và đã chốt năm đạt 7,1%, vượt kỳ vọng của VinaCapital (6,5%) cũng như nhiều tổ chức tài chính.
Tuy vậy, đánh giá về lợi nhuận cốt lõi, nhóm doanh nghiệp niêm yết có sự phục hồi tăng trưởng dưới mức kỳ vọng của VinaCapital. Điều này phản ánh môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn.
Dù mặt bằng lãi suất vẫn còn thấp nhưng tiêu dùng nội địa phục hồi yếu hơn kỳ vọng, chỉ đạt 5,9% so với mức 7-8% theo dự báo hồi đầu năm của VinaCapital.
Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận doanh nghiệp không đạt kỳ vọng.
"Bên cạnh đó, tỷ giá cũng ghi nhận biến động nhiều hơn dự kiến, nhất là sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư trong và ngoài nước", bà Nguyễn Hoài Thu, Tổng giám đốc khối đầu tư chứng khoán của VinaCapital cho biết tại buổi tọa đàm “Tận dụng chuyên gia, sẵn sàng bứt phá” mới đây.

Vấn đề tỷ giá cũng như kết quả bầu cử Mỹ cũng góp phần khiến nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên thị trường chứng khoán mức kỷ lục 3,7 tỷ USD.
Ngoài ra, việc các nhà đầu tư chốt lời sau hai năm tăng trưởng 12%/năm, hay một số công ty thoái vốn khỏi các khoản đầu tư lâu năm cũng khiến tăng mức bán ròng trên thị trường chứng khoán.
Dù động thái nhà đầu tư nước ngoài bán ròng đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng thị trường trong năm 2024 vẫn được đánh giá ở mức rẻ nhất trong vòng 10 năm. Cộng thêm kỳ vọng nâng hạng thị trường, thì mức bán ròng kỷ lục của khối ngoại gây bất ngờ với giới đầu tư.
Dịch chuyển kỳ vọng năm 2025
Trong năm 2025, xuất khẩu sang Mỹ dự kiến không mạnh mẽ như năm 2024 và khách quốc tế du lịch đến Việt Nam cũng sẽ chậm lại sau hai năm bùng nổ hậu COVID-19.
Chi tiêu đầu tư công, dù được dự báo tăng cao hơn năm 2024, nhưng không đủ bù đắp thiếu hụt lực đẩy kinh tế từ hai yếu tố trên.
Vì vậy, nền kinh tế năm nay được đánh giá sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa – vốn là động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam khi chiếm khoảng 60% GDP.

“Năm nay có nhiều lý do kỳ vọng tiêu dùng nội địa quay trở lại sau khoảng thời gian chưa thật sự ấn tượng vừa qua”, bà Thu nhấn mạnh.
VinaCapital kỳ vọng Chính phủ nhận thấy rõ được khó khăn mà nền kinh tế đang trải qua, qua đó đẩy nhanh quá trình phục hồi thị trường bất động sản.
Đầu tư công và một số chính sách kích cầu khác như giảm thuế trước bạ hay thuế VAT để kích cầu tiêu dùng trong nước cũng sẽ được thúc đẩy.
Dù vậy, VinaCapital vẫn duy trì đánh giá lạc quan nhưng “trong sự cẩn trọng” đối với thị trường.
Tin vui là tâm lý người tiêu dùng trong nước đã dần cải thiện, thị trường bất động sản có dấu hiệu tan băng dù còn hơi chậm.
Theo đó, vị lãnh đạo của VinaCapital lạc quan với các biện pháp kích thích kinh tế phù hợp của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt 6,5% trong năm 2025.
Về bộ ba tỷ giá, lạm phát, lãi suất, bà Thu cho rằng, các chỉ số này sẽ duy trì ở mức ổn định. Lạm phát ở mức 3,5%, vẫn dưới trần lạm phát 4%.
Lãi suất có thể tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức có thể hỗ trợ nền kinh tế. Còn tỷ giá được dự báo biến động trong biên độ hẹp hơn năm trước, trong khoảng 3%.
Do đó, VinaCapital kỳ vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 khá
tương đồng với năm trước, trong khoảng 6,5-7%, nhưng động lực tăng trưởng dịch
chuyển từ sản xuất và du lịch sang tiêu dùng, bất động sản và đầu tư công.

Đồng quan điểm về các yếu tố thị trường, ông Thái Quang Trung, Giám đốc đầu tư, VinaCapital cho biết, dựa trên kỳ vọng về vĩ mô, có một số cơn gió thuận và nghịch chiều cho năm 2025 ở trên phương diện định giá thị trường và lợi nhuận doanh nghiệp.
Về phần định giá, nếu nâng hạng thị trường sớm diễn ra sẽ có tác động thuận chiều cho định giá, còn nếu có bất ổn về bộ ba lạm phát - lãi suất - tỷ giá, sẽ gây ra một số xáo trộn cho mức định giá thị trường chứng khoán.
“Tuy nhiên, định giá của thị trường trong hai năm vừa qua vẫn ở mức hợp lý nên chúng ta không cần quá bi quan về thị trường trong năm 2025”, ông Trung khẳng định.
Về lợi nhuận doanh nghiệp, dựa trên các doanh nghiệp
niêm yết chiếm 90-95% vốn hóa thị trường, VinaCapital đánh giá chỉ tiêu này có thể tăng bình quân từ
15-20% trong hai năm tới.
Chứng khoán bùng nổ với kỳ vọng nâng hạng
PVCB Capital đẩy mạnh hợp tác với Chứng khoán Vina
PVCB Capital đã ký kết thoả thuận hợp tác cùng Công ty CP Chứng khoán Vina (VNSC) về việc mở rộng mạng lưới phân phối các sản phẩm đầu tư của PVCB Capital.
Hết 'room' cho vay ký quỹ, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Ba vấn đề lớn Luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42
Thống đốc cho biết các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết số 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.