Tài chính
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Công ty CP Chứng khoán Kafi vừa ra quyết định triển khai phương án tăng vốn điều lệ và thông qua hồ sơ đăng ký chào bán 250 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, qua đó tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/06/2025.
Với mức giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến công ty sẽ thu về 2.500 tỷ đồng. Số tiền này chủ yếu sẽ được Kafi dành cho hoạt động tự doanh và hoạt động cho vay ký quỹ khi mỗi mảng đều được phân bổ 1.125 tỷ đồng.
Phần còn lại, Kafi sẽ dùng 150 tỷ đồng để bổ sung ngân sách hoạt động, 75 tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng và dịch vụ công nghệ, 25 tỷ đồng dành cho đầu tư phát triển, duy trì mạng lưới chi nhánh hoặc phòng giao dịch.
Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được công ty giải
ngân cho đến ngày 31/3/2026.
Tiếp đà tăng trưởng vượt bậc
Việc tập trung huy động vốn cho mảng tự doanh và cho vay ký quỹ của Kafi được phê duyệt trong bối cảnh hai mảng kinh doanh chính này của công ty ghi nhận đà tăng trưởng tích cực.
Luỹ kế chín tháng đầu năm, Kafi ghi nhận tổng doanh thu đạt 616 tỷ đồng, tăng 95% so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng mạnh đến từ các mảng kinh doanh cốt lõi.
Theo đó, doanh
thu từ môi giới chứng khoán tăng 222%, hoạt động cho vay ký quỹ tăng 254%, và
doanh thu tự doanh tăng hơn 56%.
Theo báo cáo tài chính cuối quý III/2024, Kafi dành tới gần 96% tổng tài sản cho hoạt động tự doanh (7.547 tỷ đồng) và cho vay ký quỹ (4.680 tỷ đồng). Đáng chú ý, hơn 90% số tài sản tự doanh nằm dưới dạng các tài sản an toàn là giấy tờ có giá và tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu chính phủ và trái phiếu các tổ chức tín dụng.
Trong khi đó, dư nợ cho vay ký quỹ của Kafi đạt 4.680 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2024, tăng gấp 3,2 lần so với đầu năm. Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư thông qua Kafi đạt 59.200 tỷ đồng, cao gấp 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Công ty CP Chứng khoán Kafi tiền thân là Chứng khoán Hoàng Gia với vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng. Năm 2019, Công ty đổi tên thành Chứng khoán Globalmind Capital.
Tới năm 2022, với sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng, Chứng khoán Kafi chính thức “bước” sang một chương mới, với mô hình kinh doanh mới và hàng loạt thay đổi từ tên, nhận diện thương hiệu cho tới đội ngũ lãnh đạo.
Trong đó, ông Trịnh Thanh Cần - người được bổ nhiệm làm tổng giám đốc của công ty từ tháng 4/2022 là một cái tên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Ông Cần từng làm việc tại VinaCapital, HSBC. Từ năm 2007 đến nay, ông bắt đầu nắm các vị trí quản lý tại các công ty chứng khoán hàng đầu như Bản Việt, HSC và từng đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc ACBS.
Tới thời điểm quý III/2024, vốn điều lệ của công ty đạt 2.500 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông ở thời điểm này có hai cổ đông lớn là Công ty CP Ubiben và Gentle Sun Investments, lần lượt nắm giữ hơn 10% và 20% vốn.
Trong đó, Uniben có tiền thân là Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng, được thành lập năm 1992 với sản phẩm chính là mì 3 Miền, trà mật ong Boncha.
Ngoài Kafi, Uniben còn nắm giữ nhiều cổ phần của Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB). Theo danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của VIB công bố ngày 27/9, Uniben nắm giữ 116,2 triệu cổ phiếu VIB tương ứng hơn 3,9% vốn tại ngân hàng này.
Hết 'room' cho vay ký quỹ, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Công ty chứng khoán ‘quốc doanh’ lép vế
Trái ngược với các “tiền bối” ngành ngân hàng, vị thế các công ty con phát triển mảng chứng khoán hiện chưa tương xứng với tiềm năng từ hàng loạt lợi thế sẵn có.
Chứng khoán HSC chạy đua tăng vốn
Chứng khoán HSC công bố kế hoạch tăng vốn trong bối cảnh cho vay ký quỹ tại công ty chứng khoán này đã gần chạm trần theo quy định.
FTSE Rusell, Morgan Stanley họp bàn nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Chiều ngày 4/11/2024, FTSE Rusell và Morgan Stanley đã làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.