Leader talk

Dịch chuyển FDI vào Việt Nam ra sao sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung?

Minh Nhật Thứ sáu, 17/01/2020 - 12:02

Dù chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt, Việt Nam được nhận định vẫn là thị trường hấp dẫn với vốn đầu tư nước ngoài nhờ những lợi thế vốn có.

Việt Nam là một trong những thị trường có sức hấp dẫn lớn với đầu tư nước ngoài.

Kể từ khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ, Việt Nam được xem là một trong những người hưởng lợi hàng đầu khi các doanh nghiệp tìm kiếm địa điểm mới cho sản xuất, tránh bị gia tăng thuế quan lên các mặt hàng. Điều này thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ.

Điều đáng chú ý trong năm 2019 là Hồng Kông liên tục đứng đầu bảng trong danh sách đối tác đầu tư của Việt Nam và chỉ bị Hàn Quốc vượt qua vào tháng cuối năm với khoảng cách rất nhỏ. So với năm 2018, FDI từ Hồng Kông năm ngoái tăng tới 2,4 lần.

Trong cùng thời gian trên, FDI Trung Quốc vào Việt Nam cũng đáng chú ý khi tăng gần 1,65 lần. Tổng hai đối tác này chiếm tới hơn 39% lượng FDI tới Việt Nam năm ngoái.

Trong diễn biến mới nhất, Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, rút lại một số thuế quan và đẩy mạnh việc mua sản phẩm Mỹ của Trung Quốc, hạ nhiệt chiến tranh thương mại.

Chia sẻ với TheLEADER, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), đánh giá việc đạt được thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng phần nào tác động đến dòng FDI từ Trung Quốc và Hồng Kông, tuy nhiên không quá lớn.

Nguyên nhân là do bản thân Việt Nam cũng nổi lên là một địa điểm thu hút FDI có nhiều lợi thế như lao động giá rẻ, sở hữu hàng loạt hiệp định thương mại (FTA). Do đó, dù không có thương chiến Mỹ - Trung, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tìm đến Việt Nam nhằm tận dụng các ưu đãi đó và căng thẳng thương mại chỉ là yếu tố thúc đẩy mạnh hơn. 

FDI chuyển vào Việt Nam ra sao sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung?
PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách.

Bên cạnh đó, FDI mang tính lâu dài và các nhà đầu tư phải phân bổ rủi ro. Dù Washington và Bắc Kinh hiện đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 nhưng tương lai vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn.

“Những doanh nghiệp có ở cả Trung Quốc và Việt Nam thì sẽ phân bố bớt phần sản xuất sang Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro. Các doanh nghiệp mới lựa chọn Việt Nam bởi những lợi thế rõ ràng hơn nhiều nước xung quanh”, ông Thế Anh phân tích.

Chia sẻ cùng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cao cấp, Giám đốc Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV, lưu ý dòng vốn đầu tư, nhất là từ Hồng Kông và Trung Quốc đã di chuyển sang Việt Nam trong một số năm vừa qua chứ không chỉ năm 2019 do chiến tranh thương mại. Căng thẳng tranh mại là một xúc tác khiến tiến trình dịch chuyện đó diễn ra nhanh hơn và nhiều hơn.

Ông Lực cho rằng trong năm 2020, dòng vốn này sẽ tiếp tục dịch chuyển bởi kinh tế Trung Quốc đang giảm đà tăng trưởng và việc sản xuất kinh doanh tại đây ngày càng đắt đỏ hơn.

Rủi ro trong thời gian tới được đánh giá vẫn còn tồn tại, liên quan đến cạnh tranh thương mại, cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ dù thỏa thuận một phần đã được ký kết.

Kinh tế tăng trưởng tốt, quy mô thị trường, đặc biệt liên quan đến tiêu dùng, thu nhập bình quân đầu người cũng như tầng lớp trung lưu giúp Việt Nam có nhiều tiềm năng và sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.

“Đặc biệt, Nhà nước, Chính phủ cũng đang tiếp tục quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy sức hấp dẫn đầu tư hơn nữa”, ông Lực nhấn mạnh.

Trong thông báo ngày hôm qua (16/1), Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc, đại diện là Phó thủ tướng Lưu Hạc.

Theo đó, Trung Quốc cam kết tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ thêm ít nhất 200 tỷ USD theo lộ trình hai năm và thậm chí có khả năng tiếp tục cả sau năm 2021. Đổi lại, Washington cam kết sẽ không áp thêm thuế quan lên hàng hóa của Bắc Kinh nhưng sẽ không vội dỡ bỏ hoàn toàn các mức thuế quan đã áp.

Theo nội dung đạt được vào tháng 12 năm ngoái, thuế quan theo dự kiến áp lên điện thoại di động, đồ chơi, máy tính xách tay của Trung Quốc được hủy bỏ.

Thuế suất áp lên 120 tỷ USD, bao gồm TV màn hình phẳng, tai nghe bluetooth và giày dép, được giảm một nửa về mức 7,5%. Trước đó, mức thuế này là 15%, có hiệu lực từ ngày 1/9/2019.

Tuy nhiên, mức thuế 25% áp lên 250 tỷ USD giá trị hàng xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ, bao gồm các sản phẩm công nghiệp và linh kiện, vẫn giữ nguyên cùng thuế quan trả đũa của Bắc Kinh lên 100 tỷ USD hàng từ Washington.

Hàng hóa nào của Mỹ sẽ ‘tràn’ vào Trung Quốc sau thỏa thuận?

Hàng hóa nào của Mỹ sẽ ‘tràn’ vào Trung Quốc sau thỏa thuận?

Tiêu điểm -  5 năm
Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại một phần mới đây, rút lại một số thuế quan và thúc đẩy việc mua sản phẩm Mỹ của Trung Quốc nhưng thuế quan vẫn được giữ lại phần lớn.
Hàng hóa nào của Mỹ sẽ ‘tràn’ vào Trung Quốc sau thỏa thuận?

Hàng hóa nào của Mỹ sẽ ‘tràn’ vào Trung Quốc sau thỏa thuận?

Tiêu điểm -  5 năm
Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại một phần mới đây, rút lại một số thuế quan và thúc đẩy việc mua sản phẩm Mỹ của Trung Quốc nhưng thuế quan vẫn được giữ lại phần lớn.
Băn khoăn dòng FDI 'sơ tán' đến Việt Nam

Băn khoăn dòng FDI 'sơ tán' đến Việt Nam

Quốc tế -  5 năm

Chiến tranh thương mại có khả năng gia tăng dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng khả năng hấp thụ vẫn là vấn đề nan giải.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  1 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  2 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  2 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  5 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  4 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  10 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  10 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  11 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  14 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.