Sẽ không có hiện tượng sốt giá thịt lợn
Cơ quan quản lý cho biết, thị trường lợn hơi không lo khan hàng hay sốt giá thịt lợn trong thời gian tới do nguồn lợn tại các công ty lớn vẫn khá dồi dào.
Dịch tả lợn châu Phi sẽ tiếp tục lan truyền phức tạp, theo lời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Việt Nam hiện là nước có tổng đàn lợn đứng thứ 7 thế giới, sản lượng thịt lợn thứ 6 thế giới và ngành chăn nuôi đóng góp 5% GDP. Tuy nhiên, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang làm ảnh hưởng tới giá cả và lượng tiêu thụ trong nước, xuất khẩu của mặt hàng này.
Theo số liệu của Cục thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 12/5/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại gần 2.300 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn bệnh và tiêu hủy trên 1,2 triệu con, chiếm khoảng trên 4% tổng đàn lợn của cả nước.
Trong đó, gần đây, Đồng Nai là tỉnh cung cấp trên 40% sản lượng thịt lợn cho TP.HCM cũng đã xuất hiện ổ bệnh.
Đáng chú ý, đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau lại phát sinh lợn bệnh, gần đây nhất là tại tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, ở các nước xung quanh, bệnh dịch đã bùng phát trở lại tại Hồng Kông.
Trước diễn biến phức tạp và nguy cơ lây lan trên diện rộng của dịch tả lợn châu Phi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sáng nay đã tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam chưa bao giờ phải đối mặt với một loại dịch cực kỳ nguy hiểm, rất nan giải, phức tạp và tốn kém trong phòng chống, đặt biệt là thiệt hại về kinh tế lớn nhất từ trước đến nay.
Kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại các nước lân cận vào tháng 8/2018 đến nay, Việt Nam đã chủ động phòng chống dịch bệnh. Thủ tướng đã chỉ đạo sát sao, bộ cũng đã xây dựng các kịch bản đối phó. Sau khi dịch bệnh xảy ra, đã áp dụng mọi biện pháp từ văn bản pháp luật đến các khâu xử lý cụ thể. Tuy nhiên, điều trớ trêu là chưa có vắc xin điều trị và tốc độ lây lan dịch bệnh rất nhanh.
Bộ trưởng lưu ý, bên cạnh những địa phương làm tốt thì vẫn có những nơi, những khâu làm chưa tốt. Dự báo, bệnh sẽ tiếp tục lan truyền phức tạp, công tác chỉ đạo phải siết lại để hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra, giảm nguy cơ lây lan, đặc biệt trong khu chăn nuôi lớn.
Đánh giá về những hạn chế trong phòng, chống dịch bệnh thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phùng Đức Tiến cho biết, việc tổ chức triển khai ở nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Chăn nuôi hộ gia đình, nhỏ lẻ ở nước ta có trên 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn, mật độ chăn nuôi rất cao, đan xen trong các khu dân cư, nhất là tại các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. Do vậy việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, ngăn chặn các yếu tố làm lan truyền bệnh mầm bệnh như chuột, gián và các loại côn trùng khác... để cắt đứt các nguồn lây nhiễm là rất khó.
Mặt khác, diễn biến thời tiết hiện nay rất phù hợp cho dịch bệnh lây lan ở các vùng miền của cả nước.
Công tác chủ động giám sát phát hiện, báo cáo và công bố dịch bệnh chưa kịp thời. Chính quyền và các cơ quan chuyên môn còn chủ quan, lơ là, không nắm rõ thông tin dịch bệnh, chưa tổ chức chống dịch, dẫn đến trường hợp người dân bán chạy lợn bệnh làm lây lan dịch bệnh.
Việc tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết chưa kịp thời, chưa triệt để. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo, một số địa phương vẫn chưa tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện; có trường hợp chưa kịp bố trí lực lượng tiêu hủy lợn, để lợn chết trong chuồng quá thời gian quy định, người chăn nuôi tự tiêu hủy, vứt xác lợn ra môi trường.
Tại nhiều nơi, kỹ thuật tiêu hủy không bảo đảm, lợn bệnh được vận chuyển từ hộ chăn nuôi đến nơi tiêu hủy bằng các phương tiện thô sơ nhưng không có bạt hay nilon để lót, che đậy, dẫn đến các chất thải, phân lợn, các loại dịch tiết, thậm chí cả máu lợn rơi vãi ra môi trường.
Bên cạnh đó, lực lượng tham gia giết hủy lợn chưa được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm giảm thiểu sự phát tán và lây lan mầm bệnh trong quá trình tiêu hủy; các phương tiện, dụng cụ, quần áo của người tham gia tiêu hủy lợn chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh, sát trùng tiêu diệt mầm bệnh, làm lây lan dịch bệnh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, các địa phương chưa thực sự chống dịch hiệu quả. Công tác vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chưa đáp ứng yêu cầu; phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Cá biệt có trường hợp chính quyền phó mặc cho nhân viên thú y xã tự kiểm tra, tự lo vôi bột, tự phun thuốc sát trùng và tự tổ chức tiêu hủy.
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ, từ thực tế diễn biến cho thấy dịch tả lợn châu Phi đang rất nghiêm trọng, các biện pháp phòng chống chưa hiệu quả, bố trí kinh phí còn chậm. Ông cho rằng việc hỗ trợ người dân chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nên chưa khuyến khích người dân tích cực phòng chống dịch.
Trước thông tin về tình trạng xác lợn chết trôi trên kênh hay có địa phương không còn chỗ chôn lợn bệnh, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành kiểm tra và xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng này.
Thêm nữa, yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì xây dựng cơ chế hỗ trợ và tổ chức thực hiện việc thu mua, giết mổ lợn ngay khi đến lứa, giảm nguy cơ mắc bệnh và cấp trữ đông, cân đối nguồn thịt lợn các tháng cuối năm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương, doanh nghiệp, người dân quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống dịch.
Cơ quan quản lý cho biết, thị trường lợn hơi không lo khan hàng hay sốt giá thịt lợn trong thời gian tới do nguồn lợn tại các công ty lớn vẫn khá dồi dào.
Nguyên nhân CPI tháng 3/2019 tụt so với tháng trước là do sự giảm giá của 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ.
Trong gần 1 tháng, tại 7 tỉnh thành trên cả nước, 4.200 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đã bị tiêu hủy. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và mức cao hơn đối với lợn nái, lợn đực giống buộc phải tiêu hủy.
Bỏ hơn 1.200 tỷ đồng để đầu tư hệ thống chuồng trại nuôi lợn bằng công nghệ sinh học hiện đại, Tổng giám đốc Công ty Thái Dương Lê Quang Thành đang khiến không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng ngỡ ngàng.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
Đêm nhạc giao hưởng mang tên “Những kiệt tác cổ điển và lãng mạn” ngày 20/3 đã được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đồng hành tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đang tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận và thích ứng với chính sách thuế ngày càng siết chặt?
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Hành trình thiện nguyện của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam...