Tiêu điểm
Điểm nghẽn cản trở ngành logistics
Dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng ngành logistics cũng đang phải đối mặt với nhiều điểm nghẽn.
Ngành logistics đề ra mục tiêu tới năm 2025 có tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt 5 - 6%, tốc độ tăng trưởng đạt 15 - 20%, chi phí giảm xuống tương đương 16 - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt từ 50 trở lên.
Đánh giá của Agility năm 2022, Việt Nam hiện đang đứng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, với quy mô ngành đạt hơn 40 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, ngành logistics cũng đang đối mặt với nhiều điểm nghẽn trong quá trình phát triển. Cụ thể, theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, Việt Nam mới chính thức gọi tên ngành logistics trong vài năm gần đây.
Do đó ngành logistics còn tồn tại nhiều hạn chế như sự không đồng bộ từ chính sách đến cơ sở hạ tầng, có khoảng 34.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa chủ yếu làm thầu phụ cho tập đoàn nước ngoài, nhân lực chuyên môn thiếu, với 93-95% người lao động không được đào tạo bài bản.
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp tại “Hội nghị logistics 2023” mới được tổ chức ở TP.HCM, bà Phạm Thị Bích Huệ, Chủ tịch Công ty Western Pacific cho rằng đã đến lúc Chính phủ định danh lại ngành logistics. Bởi vì ngành này hiện nay đang quá rộng, bao gồm nhiều ngành, nghề như hạ tầng, dịch vụ, con người.
Việc luật hóa, cụ thể hóa sẽ giúp ngành logistics minh bạch về hành lang pháp lý, các doanh nghiệp yên tâm hơn từ đó sẽ thu hút được các doanh nghiệp lớn trên thế giới về đầu tư.
Một yếu tố nữa làm giảm sự cạnh tranh của ngành theo bà Huệ là chi phí vận tải trên tổng chi phí logistics của Việt Nam đang lên tới hơn 60%, cao gấp đôi so với các nước khác.
Nguyên nhân là do quy hoạch hạ tầng thiếu sự đồng bộ, chưa phát huy được thế mạnh đặc thù của từng địa phương. Hiện nay, nhà nước đang quá tập trung vào hạ tầng trọng điểm nhưng quên mất sự định hướng phát triển hạ tầng cơ bản về cảng biển để tạo ra sức hút đầu tư trong hệ sinh thái.
Ví dụ, những tỉnh thành có hệ sinh thái cảng biển như Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Khánh Hoà cần có định hướng đầu tư cơ bản từ Chính phủ để tạo sức hút, thu hút đầu tư hệ thống.
Chủ tịch Western Pacific cũng cho rằng, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam cần ngồi với nhau và thay đổi nếu không sẽ để vụt mất miếng bánh thị phần của ngành logistics vào tay các doanh nghiệp nước ngoài trên chính địa bàn mình, đất nước mình.
Trước khi mở rộng ra thế giới, các doanh nghiệp Việt cần làm tốt trên chính sân nhà của mình. Bởi vì, gần đây có nhiều doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới đã tiếp cận thị trường Việt Nam, họ có nhiều lợi thế về vốn, kinh nghiệm, công nghệ cao nên đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp nội.
Ông Elias Abraham, Giám đốc điều hành Công ty Zim Intergrated Shipping nhận định, đến nay Việt Nam hiện đã có hơn 200 tuyến vận chuyển đến các khu vực châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, logistics Việt Nam cần mở rộng ra nhiều thị trường mới Úc, Nam Mỹ và vùng Địa Trung Hải… bởi đây là các thị trường mà Việt Nam chưa có các chuyến tàu, lộ trình cụ thể.
Ngoài ra, các điểm kết nối trung chuyển hàng hóa ở thị trường nội địa không chỉ tập trung ở TP.HCM, Đà Nẵng hay Hải Phòng, mà cần vào các địa phương khác như Thanh Hóa, Quảng Ngãi...
Đến năm 2030, các hãng tàu sẽ không dùng giấy nữa mà sẽ chuyển qua hệ thống điện tử, do đó ông Elias Abraham cho rằng Việt Nam cần tính tới yếu tố này và tính chuyên nghiệp trong nghề cũng cần phải cải thiện hơn.
Dù mới gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2020 nhưng hiện SLP đã có hơn 1 triệu m2 diện tích nhà kho hiện đại. Các kho của SLB đặt tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Long An và Vĩnh Long, được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại và công nghệ tiên tiến.
Ông Edwin Chee, Giám đốc điều hành SLP Việt Nam nhìn nhận, 2 tháng trước đã đến các cơ sở của SLP tại Trung Quốc và thấy rằng họ đã áp dụng công nghệ tiên tiến nhất phục vụ nhãn hàng thời trang hàng đầu thế giới, tự động hóa từ đầu đến cuối và hiện chỉ còn 3 - 5 nhân viên vận hành trong hệ thống.
Việt Nam hiện đang ở thời điểm chuẩn bị tương lai, chính vì thế cần phải có cái nhìn đi trước một bước về nhu cầu robot tầm 3 đến 5 năm.
Ngành logistics đang chuyển mình
Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.
GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân
Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.
Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm
Không chỉ số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm đáng kể, ngành sản xuất Việt Nam còn chứng kiến niềm tin kinh doanh rơi về một trong những mức thấp nhất lịch sử.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?
Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.
GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân
Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.
Lọc hóa dầu Bình Sơn ổn định giữa cơn bão thị trường năng lượng
Sự tăng trưởng này đến từ việc Lọc hóa dầu Bình Sơn đã chủ động kiểm soát chi phí, đặc biệt là giảm đáng kể các chi phí tài chính.