Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Bên cạnh dự án BOT Quảng Trị dần hoàn tất thủ tục để dừng triển khai, 4 trường hợp nhiệt điện than còn lại đang rơi vào tình trạng loay hoay thu xếp vốn cũng như thay đổi chủ sở hữu.
Về trường hợp nhiệt điện BOT Quảng Trị, tháng 9 vừa qua, Bộ Công thương và chủ đầu tư đã ký thỏa thuận dừng phát triển dự án. Hoạt động này nhằm hoàn thiện kết luận của cuộc họp tại Diễn đàn năng lượng Việt Nam – Thái Lan lần 2 vừa qua.
Trước đó, cuối tháng 5/2023, Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi – chủ đầu tư dự án) đã gửi thông báo tới Bộ Công thương tái khẳng định việc dừng dự án (như nội dung cuộc họp tại Diễn đàn năng lượng Việt Nam – Thái Lan lần 2 và công văn hôm 10/5 của Bộ Năng lượng Thái Lan).
Được biết, dự án có công suất 1.320MW, đặt tại huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) và tiến độ vận hành thương mại theo Quy hoạch điện VIII là giai đoạn 2021-2030.
Tương tự, dự án BOT Sông Hậu 2 đang rơi vào tình trạng đáng lo ngại khi viễn cảnh khai tử đã được tính tới.
Tháng 9 vừa qua, Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng xem xét việc thực hiện bước tiếp theo đối với dự án này theo phương án: Bộ Công thương sẽ thực hiện quyền gửi “Thông báo Ý định chấm dứt” theo quy định tại Hợp đồng BOT sớm nhất vào 1/4/2024 và Công ty BOT sẽ có 90 ngày cuối cùng để khắc phục việc thu xếp tài chính cho dự án.
Đến hết 30/6/2024, nếu Công ty BOT vẫn không khắc phục được việc thu xếp tài chính thì sớm nhất vào 1/7/2024, Bộ Công thương sẽ gửi thông báo chấm dứt cho Công ty BOT. Với thông báo này, hợp đồng BOT sẽ bị chấm dứt ngay lập tức. Được biết, Bộ Công thương đang chờ ý kiến của Thủ tướng để có văn bản trả lời chủ đầu tư và Công ty BOT.
Hiện Bộ này đã đôn đốc nhà đầu tư khẩn trương hoàn thành thu xếp vốn, đồng thời gia hạn ký quỹ bảo đảm ban đầu để đảm bảo nghĩa vụ thu xếp vốn.
Đặt tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, dự án BOT Sông Hậu 2 có tổng công suất 2.120MW, do Tập đoàn Toyo Ink Group Berhad (Malaysia) làm chủ đầu tư dự kiến khởi công xây dựng vào tháng 6/2024. Tổ máy 1 và nhà máy dự kiến vận hành thương mại chậm nhất vào tháng 9/2028 và tháng 3/2029.
Cùng thời gian vận hành dự kiến giai đoạn 2028-2029, dự án BOT Vĩnh Tân 3 tại Bình Thuận (do OneEnergy Ventures Limited (Hồng Kông) và EVN thực hiện) hiện vẫn vướng mắc khâu chủ sở hữu để thực hiện công việc tiếp theo.
Cụ thể, các nhà đầu tư đang tìm phương án giải quyết việc thay đổi chủ sở hữu của Công ty OneEnergy Ventures Limited (chủ đầu tư) để tiếp tục triển khai dự án. Trước đó, tháng 1/2022, Công ty CP Năng lượng Vĩnh Tân 3 (VTEC, do chủ đầu tư thành lập tại Việt Nam để triển khai dự án) thông báo đang thực hiện các biện pháp phù hợp liên quan.
Tháng 9/2023, sau khi Bộ Công thương đề nghị báo cáo về vấn đề nêu trên, Công ty VTEC cho biết vẫn đang tiếp tục xem xét các khía cạnh để đảm bảo thực hiện thành công dự án và nỗ lực để ký các tài liệu trước tháng 6/2024. Như vậy, sau hơn 18 tháng, mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ đối với dự án nhiệt điện than có tổng công suất 1.980MW.
Với diễn biến này, Bộ Công thương cho biết tiến độ dự kiến đóng tài chính và khởi công xây dựng dự án chậm nhất vào tháng 6/2025.
Một trường hợp khác là BOT Nam Định 1 công suất 1.200MW do Công ty TNHH Điện lực Nam Định thứ nhất làm chủ đầu tư. Đây là công ty thành lập tại Singapore, do 2 cổ đông sở hữu là các công ty con và cháu của Taekwang Power Holdings Co., Ltd. – Hồng Kông và ACWA Power - Ả-Rập Xê-út.
Chủ đầu tư đang đề xuất 2 vấn đề gồm: Thay đổi chủ sở hữu của chủ đầu tư dự án và hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án. Bộ Công thương cho biết đang xem xét các vấn đề này và làm việc với chủ đầu tư để trả lời theo nguyên tắc đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
Đồng thời, Bộ Công thương cũng yêu cầu chủ đầu tư thúc đẩy triển khai dự án để đáp ứng tiến độ ký hợp đồng dự án vào tháng 6/2024, theo Quyết định 500 của Thủ tướng hồi tháng 5 vừa qua.
Cuối cùng, trường hợp nhiệt điện Công Thanh vẫn chưa thể rộng đường triển khai, sau khi chủ đầu tư Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh đề nghị chuyển đổi sang sử dụng LNG, cũng như tăng công suất lên 1.500MW từ hơn 1 năm nay.
Cụ thể, tháng 8/2022, sau khi hoàn thành một số công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đề xuất Bộ Công thương chuyển đổi nhiệt điện Công Thanh sang sử dụng LNG, tăng công suất từ 600 lên 1.500MW với lý do không thu xếp được vốn.
Tháng 7/2023, UBND tỉnh gửi văn bản đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chuyển đổi nhiên liệu than sang LNG của nhà máy Nhiệt điện Công Thanh tại Khu kinh tế Nghi Sơn và cập nhật vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Theo đó, dự án nhiệt điện Công Thanh đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, san lấp, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện về mặt bằng để đầu tư nhà máy. Đồng thời, theo UBND tỉnh Thanh Hóa, Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh đã làm việc với các nhà đầu tư uy tín nước ngoài (như các Tập đoàn BP, GE, Quỹ đầu tư Actis) để nghiên cứu tính khả thi của việc đầu tư dự án bằng nhiên liệu khí LNG.
Vì vậy, dự án Nhiệt điện Công Thanh có nhiều thuận lợi để triển khai, hoàn thành đi vào vận hành trước năm 2030 (dự kiến trong năm 2028) nếu chuyển sang nhiên liệu khí LNG. Bên cạnh đó, Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 có nội dung: “Với các nguồn điện than đang gặp khó khăn trong việc triển khai sẽ cập nhật quá trình xử lý để thay thế bằng các nguồn điện LNG hoặc năng lượng tái tạo”.
Tới nay, Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh vẫn tiếp tục kiến nghị nội dung trên tới Chính phủ và Bộ Công thương về siêu dự án trị giá khoảng 2 tỷ USD này.
Theo quy hoạch điện VIII mới được phê duyệt, 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông thu xếp vốn gồm: Công Thanh (600MW), Nam Định (1.200MW), Quảng Trị (1.320MW), Vĩnh Tân III (1.980MW) và Sông Hậu II (2.120MW).
Quy hoạch điện VIII nêu, Bộ Công thương làm việc với các nhà đầu tư các dự án nêu trên, cho phép kéo dài đến tháng 6/2024 mà không triển khai được thì phải xem xét chấm dứt theo quy định của pháp luật.
Trong số này, chỉ duy Nhiệt điện Công Thanh do doanh nghiệp trong nước (Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh) làm chủ đầu tư, còn lại đều là dự án BOT có chủ đầu tư nước ngoài.
Được cấp chứng nhận đầu tư hoặc giao đầu tư từ nhiều năm trước (có trường hợp từ năm 2011), các dự án này đều khó khăn trong triển khai, thu xếp vốn. Tuy nhiên, không chủ đầu tư nào tự nguyện dừng dự án. Theo quan điểm của Bộ Công thương, cần tiếp tục để các dự án này trong Quy hoạch điện VIII, nhất là các dự án BOT, để tránh rủi ro pháp lý và đền bù nhà nước.
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.