Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững 2017: Kinh nghiệm từ Coca-Cola, Unilever và Heineken
Theo Tiền Phong
Thứ tư, 18/10/2017 - 22:07
Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam lần thứ 4 (VCSF 2017) đã phác hoạ một bức tranh khả quan về tình hình thực hiện các mục tiêu toàn cầu (SGDs) của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Diễn đàn VCSF 2017 được tổ chức bởi Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Diễn đàn VCSF 2017 được tổ chức bởi Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó tổng thư ký VCCI kiêm Phó chủ tịch VBCSD cho biết, thế giới ghi nhận sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp đối với việc triển khai các SDGs, khi mà từ 200 doanh nghiệp tham dự diễn đàn doanh nghiệp về phát triển bền vững do Liên hiệp quốc tổ chức năm 2015 đã tăng lên con số 1.500 doanh nghiệp chỉ sau 2 năm.
Cũng theo ông Vinh, số lượng các doanh nghiệp lập báo cáo bền vững tăng gấp 2 lần trong 5 năm, 90% các doanh nghiệp trong danh sách 500 công ty lớn nhất đã lập báo cáo bền vững.
Trong khuôn khổ diễn đàn với chủ đề “Nhân rộng những mô hình kinh doanh sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức phát triển bền vững”, tại phiên tọa đàm về “Các sáng kiến của doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”, đại diện các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và quốc tế như Coca-Cola, Unilever, Heineken… đã mang đến diễn đàn nhiều bài học, kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai những mô hình kinh doanh mới hướng đến phát triển bền vững.
Điển hình như Coca-Cola, yếu tố bền vững luôn được lồng ghép vào mọi khía cạnh trong các hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Liên hiệp quốc đã thông qua, Coca-Cola hiện đang tập trung nhiều hơn cho mục tiêu Tài nguyên nước và Phụ nữ - vốn là 2 mục tiêu có kết nối mạnh mẽ với hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty, cũng như có thể tạo nên ảnh hưởng to lớn cho cộng đồng.
Với mục tiêu bảo vệ tài nguyên nước, trong Tuần lễ nước thế giới diễn ra ở Stockholm vào năm 2016, Tập đoàn Coca-Cola thông báo đã hoàn thành mục tiêu hoàn trả nước sạch về cho cộng đồng và thiên nhiên từ năm 2015, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch. Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, Coca-Cola cũng đã đầu tư 4 triệu USD cho việc cung cấp nước sạch cho hơn 65.000 người tại 7 tỉnh thành thông qua một loạt các dự án lắp đặt đường ống dẫn nước, hệ thống lọc nước sạch tại các trường học…
Bên cạnh Coca-Cola, Unilever Việt Nam và Heineken Việt Nam cũng mang đến nhiều kinh nghiệm thực tiễn cùng những kết quả đáng chú ý. Cụ thể, bằng việc tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững trong chiến lược hoạt động của Công ty, Unilever hiện sở hữu 18 nhãn hàng bền vững, tăng trưởng nhanh hơn 50% so với các nhãn hàng còn lại và chiếm tới 60% tổng doanh số của tập đoàn.
Trong khi đó, qua việc áp dụng thành công mô hình kinh tế toàn cầu, Heineken hiện có 4/6 nhà máy nấu bia bằng 100% năng lượng sinh khối và tới 99% phụ phẩm và phế liệu của công ty được tái chế hoặc tái sử dụng. Không những thế, năm 2016, công ty cũng đã giảm gần ½ lượng nước tiêu thụ so với năm 2008.
Được biết, sau diễn đàn này, Coca-Cola Việt Nam sẽ hợp tác với Unilever và Dow Chemical trong dự án Zero Waste to Nature - Không xả thải vào môi trường tự nhiên và lên kế hoạch thí điểm tại TP.HCM.
Kinh tế bền vững không chỉ thân thiện và nhân văn với cộng đồng mà còn tạo cơ hội phát triển cho chính doanh nghiệp. Do đó, cần chia sẻ các mô hình thành công để nhân rộng mô hình, tạo sự lan tỏa trong cộng động doanh nghiệp.
Đây là một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu lên khi làm việc với Ban điều hành Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tại Diễn đàn doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam 2017, ngày 10/10.
Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ chủ trì với quy mô lớn nhất từ trước đến nay khai mạc sáng 26/9 tại TP. Cần Thơ. Hội nghị sẽ xem xét, đánh giá một cách toàn diện các thách thức, nhận diện được các cơ hội, huy động sáng kiến, kinh nghiệm và nguồn lực để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 19/09, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã dành trọn một ngày chủ trì buổi làm việc chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị định hình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu dự kiến được tổ chức trong hai ngày 26 và 27/9 tại Cần Thơ với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.