Phát triển bền vững
Điện gió BIM nhận 107 triệu USD từ ADB
Nhà máy điện này sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về năng lượng sạch và hành động khí hậu, với việc bù trừ khoảng 215.000 tấn carbon mỗi năm.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký gói tài trợ dự án trị giá 107 triệu USD với Công ty Điện gió BIM, để hỗ trợ vận hành một trang trại điện gió công suất 88MW ở tỉnh Ninh Thuận.
Gói tài trợ dự án sáng tạo trị giá 107 triệu USD do ADB thu xếp với vai trò bên chủ trì thu xếp và bảo lãnh chính thức, bao gồm 25 triệu USD từ quỹ nguồn vốn thông thường của ADB, 25 triệu USD từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, 13 triệu USD từ Công ty TNHH Tập đoàn Tín chấp Hồng Kông (Hong Kong Mortgage Corporation Limited), 17 triệu USD từ Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui; 18 triệu USD từ Ngân hàng ING; và 9 triệu USD từ Ngân hàng Cathay United.
Ông Jackie B. Surtani, Trưởng ban tài chính cơ sở hạ tầng Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, thuộc Vụ nghiệp vụ khu vực tư nhân của ADB, nhận định nhu cầu năng lượng tại Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng ngay cả trong đại dịch, và điều hết sức quan trọng là cần đáp ứng nhu cầu này bằng nguồn năng lượng sạch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Dự án này là bước đi quan trọng góp phần nâng cao khả năng chống chịu và công cuộc phục hồi đang diễn ra của Việt Nam, nhờ việc mở rộng hơn nữa nguồn năng lượng tái tạo của quốc gia và đóng góp cho các mục tiêu phát thải ròng bằng không.
ADB cũng sẽ quản lý một khoản viện trợ trị giá 5 triệu USD từ Quỹ Phát triển và đổi mới khí hậu do Ngân hàng Goldman Sachs và tổ chức từ thiện Bloomberg Philanthropies tài trợ.
Khoản viện trợ này sẽ được sử dụng cho các sáng kiến liên quan tới các biện pháp bảo đảm an toàn môi trường và xã hội, như giảm tác động của bóng tối đối với các cư dân tại khu vực dự án, và bảo tồn môi trường sống hoang dã.
Giám đốc điều hành của Điện gió BIM, ông Đoàn Quốc Huy, chia sẻ: “Chúng tôi rất vinh dự được nhận tài trợ từ một tổ chức tài chính phát triển hàng đầu ở châu Á, cũng như các ngân hàng thương mại quốc tế. Chúng tôi đã rất nỗ lực làm việc cùng với ADB và các bên cho vay khác để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt trong vấn đề môi trường, xã hội và quản trị”.
“Thành công của giao dịch này giúp hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Chúng tôi tiếp tục theo đuổi sứ mệnh hướng tới phát triển bền vững năng lượng sạch ở Việt Nam”.
Điện gió BIM thuộc sở hữu của Tổng Công ty ACEN (thông qua công ty con là Công ty TNHH Đầu tư ACEN) và Tập đoàn BIM (thông qua công ty con là Công ty Tập đoàn Năng lượng BIM – BIMEH).
ACEN và Tập đoàn BIM đã và đang phát triển các dự án năng lượng tái tạo từ năm 2019. ACEN sở hữu 3.700MW công suất năng lượng đang được vận hành và xây dựng tại Australia, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam, với tỷ trọng năng lượng tái tạo chiếm 93%, thuộc nhóm cao nhất trong khu vực.
ACEN là một công ty con của Tập đoàn Ayala, một trong những tập đoàn lớn nhất và đa dạng nhất tại Philippines.
Tập đoàn BIM là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất tại Việt Nam, với hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, khách sạn, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, năng lượng tái tạo và dịch vụ khách hàng. BIMEH nằm trong số 5 nhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng đầu ở Việt Nam, với tổng công suất vận hành gần 800MW.
Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng
Đi tìm nguồn vốn cho năng lượng tái tạo Việt Nam
Theo nhận định của chuyên gia HSBC Việt Nam, các nhà phát triển năng lượng châu Á sẽ đóng vai trò xúc tác mạnh nhất tại thị trường Việt Nam, cả về chuyên môn kỹ thuật, lẫn các nguồn tài chính cần thiết.
Bạc Liêu muốn trở thành trung tâm năng lượng sạch
Với những lợi thế vốn có, Bạc Liêu đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng để trở thành trung tâm năng lượng sạch quốc gia.
100% tàu biển nội địa sử dụng năng lượng xanh vào 2050
Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ đầu tư phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh, hoặc có các biện pháp tương đương tại các cảng đầu tư mới, đầu tư bổ sung, sau đó thực hiện chuyển đổi để đạt mục tiêu 100% sử dụng năng lượng xanh vào 2050.
5 giải pháp thúc đẩy chuyển dịch năng lượng
Để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh, trước hết, cần thay đổi hành vi và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Trước bão thuế quan, Viconship vẫn tăng vốn 'khủng', đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp cảng biển
Cùng với việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành và tiến hành thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp logistics, Viconship đang dần hoàn thiện hệ sinh thái vận tải biển.
Giá vàng hôm nay 29/4: Tăng lần thứ hai trong ngày
Giá vàng hôm nay 29/4 bất ngờ tăng thêm vào gần giờ trưa ở tất cả các nhà bán thêm từ 200.000 – 500.000 đồng/lượng.