Đô thị thông minh cần giải pháp vận chuyển thông minh

Việt Hưng - 14:05, 18/09/2020

TheLEADERKẹt xe, tắc đường không chỉ là vấn đề nan giải của riêng Việt Nam, mà là vấn đề chung của rất nhiều các đô thị, các đất nước đang phát triển trên thế giới.

Việt Nam là đất nước có mật độ dân số cao thứ 3 Đông Nam Á với 290 người/km2, với tỉ lệ sở hữu phương tiện cá nhân ở mức 88%, trong đó tính riêng ở Hà Nội và TP HCM là 94%. Tỉ lệ sở hữu xe máy đang là 80%. Tỉ lệ tăng trưởng số lượng phương tiện hàng năm đang là 10% với ô tô và 8% với xe máy.

Với mật độ dân số cao và tỉ lệ sở hữu phương tiện cá nhân cao, cần có tỷ lệ hạ tầng giao thông tương ứng, đồng bộ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ đang có số lượng đường mới và hạ tầng phát triển liên quan ở mức 0.39%/năm; với 8.65% quỹ đất được giao cho việc giao thông, so với 20 đến 25% của các nước trong khu vực.

Kẹt xe, tắc đường là hậu quả tất yếu. Theo Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải thì cứ mỗi giờ kẹt xe thiệt hại lên tới 2,64 tỷ đồng và mỗi năm chúng ta lãng phí hơn 1,2 triệu giờ công lao động.

Hai nguyên nhân gây ùn tắc chính là: tỉ lệ sở hữu phương tiện giao thông cá nhân cao, tỉ lệ nghịch với tỉ lệ sử dụng phương tiện công cộng và cơ sở dữ liệu dịch chuyển của người dân chưa được cập nhật trong thời gian thực.

Vấn đề này không chỉ là vấn đề nan giảicủa riêng Việt Nam, mà là vấn đề chung của rất nhiều các đô thị, các đất nướcđang phát triển trên thế giới.

Đô thị thông minh cần giải pháp vận chuyển thông minh
Đô thị thông minh cần giải pháp vận chuyển thông minh

"Điểm nghẽn" ở nhiều đô thị trên thế giới

Đan Mạch từng nhận định phải đối phó với nạn ùn tắc giao thông gia tăng lên đến 150% trong 10 năm. Ngày nay, Đan Mạch được biết đến là quốc gia triển khai mô hình chính phủ điện tử thành công nhất thế giới và cứ 10 người Đan Mạch thì có 9 người sở hữu và sử dụng xe đạp để di chuyển hàng ngày.

Ngoài việc quy hoạch đường dành cho xe đạp, Đan Mạch còn xây dựng một hệ thống tín hiệu đèn thông minh, ưu tiên xe đạp và các phương tiện công cộng, giúp giảm thời gian di chuyển bằng xe buýt từ 5% đến 20% và cho xe đạp là 10%. Hệ thống cũng tự thu thập dữ liệu giao thông và hoạch định các phương án đèn, thời gian, tín hiệu sao cho tối ưu nhất có thể.

Từ những việc làm này, đất nước Đan Mạchđã thu được những lợi ích lớn như: giảm 1,1 triệu ngày xin nghỉ vì bệnh và các lído liên quan; thành phố giảm tải được 20.000 tấn CO2/năm; mỗi km sử dụng xe đạpngười dân có thể nhận được 1.16 USD giá trị sức khỏe; giảm tải 6% ùn tắc giaothông đô thị và 175triệu USD/năm gánh nặng cho hệ thống y tế công.

Một bài học ở một đất nước gần gũi hơn với Việt Nam là Singapore - đã áp dụng thành công hệ sinh thái vận chuyển thông minh ITS; miễn phí dịch vụ công cộng trong giờ cao điểm buổi sáng và giúp xây dựng chỉ tiêu hạn chế xe di chuyển vào khu vực nội đô. 

Nổi bật nhất là hệ thống ERP – Electronic Road Pricing – sử dụng GPS và tần số radio, thông qua một đầu đọc trên các xe, để biết được lưu lượng giao thông và sẽ tính phí các phương tiện tham gia vào các điểm giao thông cụ thể.

Hệ thống cũng giúp thu thập một lượnglớn cơ sở dữ liệu nhằm giúp chính phủ thành lập các đề án, quy hoạch một cáchchính xác, sát sao với nhu cầu đi lại của người dân. Singapore qua đó, trởthành thành phố ít bị ùn tắc giao thông nhất với tốc độ di chuyển trung bìnhtrên các trục đường chính là 27km/h. Trong khi đó ở London là 16km/h, ở Nhật Bảnlà 11km/h và Jarkata là 5km/h.

Lời giải vận chuyển thông minh

Đô thị thông minh cần giải pháp vận chuyển thông minh 1
Bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO Be Group - đơn vị sở hữu và phát triển ứng dụng gọi xe be

Tại Hội thảo Quốc gia về Chính phủ Điện tử năm 2020, bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO Be Group - đơn vị sở hữu và phát triển ứng dụng gọi xe be đã đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng một mô hình vận chuyển đô thị thông minh của Việt Nam.

Đáng kể là giải pháp Virtual BOT - có thể thiết lập những cụm geo-fencing (vùng địa lý trong một vành đai ảo) tuỳ chọn khoanh vùng nhằm thu phí các phương tiện tham gia giao thông trong những giờ cao điểm.

Vị trí các geo-fencing có thể được tuỳ chỉnh và khi có đủ dữ liệu lớn, hệ thống sẽ tự động cập nhật và đề xuất các phương án thu phí phù hợp cho từng ngày hoặc từng giờ. Các phương tiện giao thông sẽ được nhận dạng và định vị bằng hệ thống GPS đi cùng với hệ thống “DriverBuddy” hoặc 1 bộ truyền tín hiệu khác.

DriverBuddy là một thiết bị thông minh mà Be Group sáng chế ra với mong muốn trở thành người bạn đồng hành của mỗi bác tài.

Thiết bị này ghi nhận các dữ liệu và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho tài xế thông qua ứng dụng được cài đặt trên điện thoại, ứng dụng tương tự như Google Map với chức năng dẫn đường và tìm kiếm địa điểm – nhưng hoàn toàn được xây dựng bởi người Việt, dành cho người Việt, tối ưu hoá với địa hình và cấu trúc quy hoạch của Việt Nam.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Be Group còn giới thiệu tính năng beMobility sẽ tích hợp tất cả các nhu cầu di chuyển của người dân với các phương tiện công cộng vào trong cùng một ứng dụng (app), giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu trải nghiệm người dùng.

Với những người dân không ở gần các bến xe buýt, metro, nhà ở sâu trong ngõ, hẻm thì giờ đây app beMobility sẽ giúp họ tìm kiếm các phương tiện giao thông khác như beBike, beCar, beTaxi để chở họ đến với các trạm xe buýt, metro nhanh chóng hơn thay vì phải sử dụng phương tiện cá nhân.

Tất cả việc tìm kiếm, mua vé, thanh toán cho toàn bộ lộ trình, với nhiều phương tiện khác nhau sẽ được thực hiện trên cùng một ứng dụng (app) và với một lần duy nhất.

Nếu giải quyết được bài toán về sự tiện lợi, Be Group tin rằng nó sẽ có tác dụng giúp khuyến khích người dân tích cực sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn, từ đó, giảm tỉ lệ sở hữu xe cá nhân và áp lực lên hạ tầng giao thông công cộng.

Một điểm rất hữu ích của ý tưởng này đó là hệ thống có thể tập hợp dữ liệu lớn Big Data, sử dụng công nghệ như AI để phân tích, dự đoán các điểm ùn tắc, lên các phương án điều hướng giao thông nhằm giảm tải lưu lượng lớn xe cộ di chuyển trong cùng một địa điểm, đồng thời phân tích tính hiệu quả của các tuyến đường dành cho các phương tiện công cộng, từ đó, tăng hiệu quả kinh tế cho các tuyến đường này.

Hiểu được hành vi và nhu cầu của người dân cũng sẽ giúp cho các cơ quan quản lý quy hoạch và phát triển hạ tầng cơ sở một cách dễ dàng và chính xác hơn, tránh lãng phí nguồn lực của Nhà nước.