Doanh nghiệp BOT của Đèo Cả trả lãi vay gần 3 tỷ đồng mỗi ngày

Trần Anh Thứ năm, 06/02/2020 - 11:56

Tiền lãi vay chủ yếu được thanh toán cho Vietinbank, ngân hàng đang cho Công ty Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả vay hơn hơn 19 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là nợ dài hạn.

Hồi tháng 7/2019, Công ty Cổ phần Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân công bố đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (DII), trở thành thành viên của Tập đoàn Đèo Cả, doanh nghiệp mới nổi trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Sau khi đổi tên, từ một công ty chuyên về sửa chữa, bảo dưỡng hầm đường bộ Hải Vân với số vốn gần 80 tỷ đồng và tổng tài sản chỉ hơn 360 tỷ, quy mô của DII đã tăng rất mạnh. 

Theo báo cáo tài chính mới được công ty công bố, đến cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu của công ty đạt trên 2.270 tỷ đồng nhờ phần vốn góp từ Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Thạch BOT, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng miền Bắc, Công ty Cổ phần tập đoàn Hải Thạch, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Quốc tế Hà Thành và Công ty Cổ phần BOT Hưng Phát.

Đây là 5 chủ nợ của DII khi công ty thực hiện mua cổ phần để đầu tư vào các dự án công trình giao thông và được DII phát hành cổ phần riêng lẻ để hoán đổi nợ thành cổ phần.

Doanh nghiệp BOT của Đèo Cả trả lãi vay gần 3 tỷ đồng mỗi ngày
Cơ cấu vốn của Công ty Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả sau khi hoán đổi nợ thành cổ phần

Sau khi hoán đổi nợ, DII trở thành nhà Công ty mẹ của các doanh nghiệp đang đầu tư hàng loạt các dự án hầm đường bộ, cao tốc lớn tại Việt Nam như Hầm đường bộ qua Đèo Cả, BOT Bắc Giang Lạng Sơn, BOT hầm Phước Tượng và Phú Gia. Tổng tài sản của DII sau khi hoán đổi nợ và hợp nhất các khoản đầu tư vào dự án giao thông, tổng tài sản đạt 29.600 tỷ đồng vào cuối năm 2019.

Mặc dù hợp nhất trở thành một công ty lớn hơn, hiệu quả kinh doanh của DII không tăng lên do các dự án hạ tầng chưa đóng góp nhiều vào doanh thu. Quý 4/2019, công ty đạt doanh thu 316,5 tỷ đồng, nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động duy tu, bảo dưỡng hầm, đường và doanh thu từ thu phí trạm BOT. Sau khi trừ đi giá vốn và các loại chi phí, công ty báo lỗ 83 tỷ đồng trong kỳ.

Khoản chi phí lớn nhất mà DII đang phải gánh chịu đó là chi phí lãi vay, với 244 tỷ đồng chỉ trong một quý, trung bình gần 3 tỷ đồng mỗi ngày. Đây là số tiền lãi DII phải trả cho các khoản vay để thực hiện các công trình giao thông quy mô lớn.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là đơn vị tài trợ tín dụng chính cho các khoản nợ của DII. Tính đến ngày 31/12/2019, DII đang nợ Vietinbank hơn 19.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 134 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 19.000 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Từ năm 2013, Vietinbank đã song hành với các dự án do tập đoàn Đèo Cả triển khai. Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả - Quốc lộ 1 tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân có tổng mức đầu tư 26.154 tỷ đồng đã được chủ đầu tư thế chấp nhiều lần tại Vietinbank.

Các tài sản thế chấp bao gồm quyền tài sản phát sinh từ nhiều hạng mục xây dựng thuộc dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả và quyền thu phí tại các trạm thu phí theo theo Hợp đồng Dự án BOT, BT tại Vietinbank.

Vietinbank cũng là một trong 4 ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng cho Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, được thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư 9.668 tỷ đồng. Sau 10 năm triển khai chậm, Tập đoàn Đèo Cả đã được mời tham gia phát triển dự án này để đẩy nhanh tiến độ. Hiện ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận.

Sau khi Tập đoàn Đèo Cả tiếp quản dự án này và khởi động trở lại từ giữa năm ngoái, hiện tiến độ thi công lũy kế đã đạt hơn 30% tổng khối lượng toàn dự án. Các nhà đầu tư của dự án đặt mục tiêu thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào cuối năm nay và vận hành chính thức đầu năm 2021.

Vietinbank cho vay loạt dự án BOT của Tập đoàn Đèo Cả

Vietinbank cho vay loạt dự án BOT của Tập đoàn Đèo Cả

Doanh nghiệp -  4 năm
Nhiều công ty thuộc Tập đoàn Đèo Cả đã thế chấp lợi ích, quyền thu phí từ các dự án BT, BOT để vay vốn của Vietinbank từ năm 2013.
Vietinbank cho vay loạt dự án BOT của Tập đoàn Đèo Cả

Vietinbank cho vay loạt dự án BOT của Tập đoàn Đèo Cả

Doanh nghiệp -  4 năm
Nhiều công ty thuộc Tập đoàn Đèo Cả đã thế chấp lợi ích, quyền thu phí từ các dự án BT, BOT để vay vốn của Vietinbank từ năm 2013.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".