Doanh nghiệp "chật vật" để tồn tại

Dũng Phạm Thứ năm, 03/10/2024 - 14:05

Bên cạnh các biện pháp “cấp tốc” thanh lý tài sản, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải thể các đơn vị thành viên kém hiệu quả, thu hẹp quy mô kinh doanh.

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều thách thức, ngày càng nhiều doanh nghiệp buộc phải lựa chọn hàng loạt các biện pháp mạnh như tiết giảm bộ máy nhân sự, thu hẹp quy mô, thanh lý tài sản đến giải thể các đơn vị thành viên kém hiệu quả để cầm cự trong giai đoạn khó khăn.

Có thể thấy, đa số doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp mạnh tay cắt giảm nằm trong ngành bất động sản – lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong giai đoạn khó khăn những năm qua.

Điều này cũng phần nào lý giải việc các cổ phiếu trong ngành vẫn “ngụp lặn” ở vùng đáy, cách xa đỉnh lịch sử hồi đầu năm 2022 trong bối cảnh VNIndex có mức tăng ấn tượng tiệm cận vùng 1.300 điểm trong hai năm vừa qua với hàng loạt cổ phiếu vượt đỉnh ở các nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, sản xuất...

Việc tinh gọn bộ máy và danh mục hoạt động giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực cơ cấu tài sản cũng như tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, đảm bảo duy trì khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Thanh lý các loại tài sản hiện hữu

Mới đây, Công ty CP Đầu tư thương mại SMC đã phê duyệt việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng với giá trị dự kiến hơn 96 tỷ đồng.

Để duy trì hoạt động, trong khoảng 12 tháng trở lại đây, SMC đã thực hiện nhiều đợt thanh lý tài sản. Trên thị trường, lỗ lũy kế hơn 68 tỷ đồng tính tới hết quý II/2024 đã khiến cổ phiếu SMC rơi vào diện cảnh báo và vẫn “ngụp lặn” ở vùng giá đáy trong tám năm qua.

Trong khi đó, từng là “ông lớn” trong ngành thép nhưng đà thua lỗ của Công ty CP Thép Pomina chưa thể dừng lại bất chấp những nỗ lực tái cơ cấu trong thời gian qua của ban lãnh đạo công ty.

Theo kế hoạch tái cấu trúc, Pomina dự kiến thành lập một pháp nhân mới là Công ty CP Pomina Phú Mỹ với vốn điều lệ khoảng 2.700 - 2.800 tỷ đồng (chiếm 40% cơ cấu vốn) và vốn vay ngân hàng khoảng 4.000 tỷ đồng (chiếm 60% cơ cấu vốn).

Trong đó, Pomina sẽ góp vốn bằng hiện vật là toàn bộ đất đai, nhà xưởng, dây chuyền thiết bị của các nhà máy Pomina 1 và Pomina 3 được định giá gần 6.700 tỷ đồng, nhằm đổi lấy 35% vốn điều lệ. Nhà đầu tư khác sẽ góp bằng tiền mặt để nắm giữ 65% cổ phần còn lại.

Công ty kỳ vọng thu hồi lại khoảng hơn 5.000 tỷ đồng từ pháp nhân mới để trả nợ cho ngân hàng (ngắn hạn và dài hạn) khoảng 3.757 tỷ đồng và trả nợ cho nhà cung ứng khoảng 1.343 tỷ đồng.

Ở mảng bất động sản, theo báo cáo bán niên kiểm toán, cùng với khoản lỗ đột biến hơn 7.300 tỷ đồng, Novaland còn cho biết nhiều kết quả đạt được trong các giả định hoạt động liên tục đã được đơn vị kiểm toán độc lập ghi nhận.

Đáng chú ý, bên cạnh các khoản gia hạn nợ, hỗ trợ tài chính… công ty đã buộc phải lên kế hoạch thanh lý tài sản theo mức giá bán dự kiến là 25.439 tỷ đồng bao gồm một tài sản đã được bán thành công và thu về 1.000 tỷ đồng; các hợp đồng nguyên tắc cho việc bán bảy tài sản với tổng giá trị 12.363 tỷ đồng; các biên bản ghi nhớ cho việc bán ba tài sản với tổng giá trị 9.100 tỷ đồng và các thư đề nghị không ràng buộc từ người mua cho việc bán ba tài sản với tổng giá trị 1.982 tỷ đồng.

Với dòng tiền từ các hỗ trợ vốn, thanh lý tài sản cùng với các giải pháp đồng bộ từ các cấp quản lý trong việc giải quyết khó khăn chung của thị trường, Novaland kỳ vọng sẽ có đủ nguồn lực duy trì hoạt động kinh doanh và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn trong thời gian tới.

Cũng rơi vào cảnh “vật lộn” trong nợ vay, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã quyết định thoái vốn hoàn toàn khỏi hai công ty con là Công ty CP Cơ khí và nhôm kính Anh Việt cùng Công ty CP Kỹ thuật Jesco Hòa Bình vào tháng 6 vừa qua.

Đồng thời, công ty còn phát hành thêm hơn 73 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thu hút 99 cổ đông mới là các doanh nghiệp trong nước tham gia để hoán đổi công nợ.

Gần đây nhất, Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa phê duyệt phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu để hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD.

Đây là khoản nợ của Phát Đạt tại ACA Vietnam, được quyền chuyển đổi dư nợ gốc thành cổ phiếu phổ thông, không có tài sản đảm bảo và có giá trị hiện hành là hơn 730 tỷ đồng.

Nếu giao dịch chuyển đổi thành công, ACA Vietnam sẽ ngồi vào vị trí cổ đông của Phát Đạt thay vì là chủ nợ như hiện nay.

Tái cấu trúc danh mục đầu tư

Bên cạnh các biện pháp “cấp tốc” bán tài sản, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải thể các đơn vị thành viên kém hiệu quả, thu hẹp quy mô kinh doanh.

Ngay từ đầu năm nay, Tập đoàn Hà Đô đã đóng cửa chi nhánh miền Nam tại TP.HCM với lý do kế hoạch kinh doanh thay đổi, cần tổ chức lại doanh nghiệp.

Cũng trong lĩnh vực địa ốc, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) cũng đã giải thể liên tiếp ba công ty con nhằm tối ưu hóa hoạt động trong quý III/2024, bao gồm TTC Land Retail Management, TTC Land Phú Quốc và mới đây là TTC Land Hưng Điền. Đây đều là các thành viên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản của TTC Land.

Một trường hợp khác là Công ty CP Licogi 13 cũng có kế hoạch bán 30% vốn của Licogi13 – IMC, tương ứng 996.000 cổ phần cho ông Vũ Đức Lưu để thu về 9,96 tỷ đồng. Sau khi thoái bớt vốn, Licogi 13 sẽ hạ tỷ lệ sở hữu tại Licogi 13-IMC từ 62,78% xuống 32,78%.

Gần đây nhất, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động đã tuyên bố giải thể một loạt Công ty CP Thế giới số Trần Anh, Công ty CP 4KFarm và Logistics Toàn Tín như một phần trong chiến lược tái cấu trúc toàn diện, nhằm “giảm lượng tăng chất”.

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài khi đó khẳng định việc tái cấu trúc vẫn sẽ được tiếp tục thông qua quá trình thu nhỏ và cắt bỏ các bộ phận chưa hiệu quả, đầu tư thời gian và tiền bạc vào những thứ quan trọng để tạo tăng trưởng cho tập đoàn.

Tập đoàn DIC, sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh “bết bát” nửa đầu năm, cũng đã thoái vốn tại hai công ty thua lỗ. Cụ thể, công ty thoái một phần vốn tại Công ty CP Gạch Men Anh Em DIC (DIC Anh Em) và thoái toàn bộ vốn tại Công ty CP Cao su Phú Riềng Kratie.

Ngoài ra, Hội đồng quản trị cũng quyết định giải thể Công ty TNHH MTV Vũng tàu Centre Point với vốn điều lệ 300 tỷ đồng sau một năm thành lập.

Kìm đà tăng nóng bất động sản bằng cách nào?

Kìm đà tăng nóng bất động sản bằng cách nào?

Bất động sản -  5 tháng
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đề xuất điều tiết thị trường bằng chính sách tín dụng khi chỉ số giá tăng hoặc giảm trên 20% trong ba tháng.
Kìm đà tăng nóng bất động sản bằng cách nào?

Kìm đà tăng nóng bất động sản bằng cách nào?

Bất động sản -  5 tháng
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đề xuất điều tiết thị trường bằng chính sách tín dụng khi chỉ số giá tăng hoặc giảm trên 20% trong ba tháng.
Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  5 tháng

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Dấu hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản

Dấu hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản

Bất động sản -  5 tháng

Thị trường bất động sản đang cho thấy những dấu hiệu đảo chiều rõ rệt sau chu kỳ biến động, với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở nhiều phân khúc từ đầu năm 2024.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 tháng

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Doanh nghiệp -  13 giờ

Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Doanh nghiệp -  2 ngày

Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với 'khách sộp'

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"

Doanh nghiệp -  3 ngày

Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 ngày

Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Doanh nghiệp -  5 ngày

Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  33 phút

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  4 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  11 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.