Cuộc đua tiếp sức chuyển đổi xanh, ‘sức’ đâu để ‘tiếp’ cho doanh nghiệp?
Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.
Những cơn mưa trái mùa đầu tiên kéo đến đã phần nào giải tỏa cơn khát cho cộng đồng cư dân Tây Nam Bộ sau thời gian hạn mặn khốc liệt kéo dài và theo đó, nhu cầu dụng cụ trữ nước ngọt trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Có nước sạch nấu ăn là mừng
Kéo chiếc khăn rằn lau mồ hôi chảy dọc gò má xương xương, sạm nắng, bà Sáu Ngọc (xã An Minh Bắc, U Minh Thượng) thỏ thẻ trong hơi thở ngắt quãng: “Trước tui còn lấy nước kênh trước nhà để cho lóng phèn, còn giờ dựt tới đáy, chỉ chờ nước trời. Giờ mong sao trữ đủ nước sạch để uống, nấu ăn là mừng lắm rồi, tắm giặt thì sao cũng xong chứ đừng nói chi là trồng màu.”
Cùng cảnh ngộ, hộ dân Hai Chính (xã Mỹ Đức, Hà Tiên) cho biết: “Thiếu nước dữ lắm, nhiễm mặn hết, tắm giặt nhiều lúc phải chờ đến 12h đêm để nước lên. Nếu có bồn chứa thì khi nào có nước mình bơm để xài dần.”
Khan hiếm nước sinh hoạt nghiêm trọng, nhiều hộ dân trong khu vực hết hi vọng vào con nước kiệt cùng, lại trông chờ vào nguồn nước mưa để phục vụ nhu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, khi những cơn mưa trái mùa đổ xuống, chưa kịp mừng, nỗi lo khác lại ập đến vì thiếu dụng cụ, thiếu bể chứa, không giữ được nguồn nước ngọt quý giá.
Hợp lực “giải khát” miền Tây
Hạn mặn bủa vây, nhiều tỉnh thành khu vực miền Tây lần lượt công bố tình trạng khẩn cấp, mức độ rủi ro thiên tai. Trước thực trạng đó, mạnh thường quân và doanh nghiệp nhiều nơi đã cùng nhau vận chuyển hàng ngàn mét khối nước ngọt đến tận tay các hộ dân trong khu vực, tài trợ lắp đặt các hệ thống lọc nước cho các vùng nhiễm mặn nghiêm trọng.
Và khi những cơn mưa đầu tiên kéo đến, công ty PNJ và Hội Nữ doanh nhân TP.HCM – Hawee đã kịp thời trao tặng gần 2.000 bồn chứa nước dung tích 500l đến các hộ dân tại Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre và Tiền Giang như một giải pháp lâu dài, giúp bà con trong khu vực phần nào giải được “cơn khát” và chủ động hơn để đối phó hạn mặn. Công ty bồn nước Nam Thành cũng đã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ sản xuất và kịp thời vận chuyển đến cho bà con từng huyện, xã dù đang trong giai đoạn dịch bệnh.
Đến nhận bồn nước, hộ dân Trần Thị Pha (xã An Minh Bắc, U Minh Thượng) không giấu được sự vui mừng: “Nghe cô chú cho bồn chứa, mừng mừng quá, mình đi trước từ sớm để chờ nhận, bà con ở đây ai cũng khổ, ở đây trong bờ bao không nhiễm mặn nhưng mà nước không có, mưa rồi cũng cạn khô cạn khốc, không có cái gì chứa để dành”.
Thực trạng hạn mặn vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, sự nỗ lực của PNJ, Hawee cùng các doanh nghiệp, các mạnh thường quân trên cả nước tuy chỉ phần nào hỗ trợ bà con miền Tây đối phó khó khăn trước mắt.
Tuy nhiên, những hành động này có sức lan tỏa ngày càng lớn, không chỉ nhằm kêu gọi nguồn lực hỗ trợ lớn hơn từ cộng đồng, mà còn giúp bà con trong vùng hạn mặn có thêm động lực để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.
Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, nội địa hoá nguồn cung cùng công nghệ tái chế là chìa khoá thành công cho doanh nghiệp nhôm Việt Nam từ 2025.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.
Các chuyên gia đều đồng tình, kiểm soát lạm phát dưới 5% không phải bài toán khó trong năm nay. Thậm chí, nền kinh tế vẫn còn dư địa giảm thêm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng
Nghị định 75 ban hành kịp thời được kỳ vọng sẽ tháo gỡ vướng mắc cho hàng loạt dự án nhà ở thương mại chưa thể thực hiện do không có đất ở.
PV GAS đang tiến gần hơn tới dự án kho LNG Bắc Trung Bộ tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư hơn 26.735 tỷ đồng.
Sau 12 năm triển khai và nhiều lần “trễ hẹn”, dự án KRX đang rất gần tới ngày hoạt động.
Thay đổi lãnh đạo, không vay nợ, đổi mới đội tàu, công ty từng nổi danh là những "thủy thủ Vosco" đang chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
Vicem Hà Tiên liên tiếp kiến nghị nhiều địa phương có biện pháp đảm bảo minh bạch, tránh nhầm lẫn cho khách hàng sử dụng sản phẩm xi măng của công ty.
Chuyển đổi số đang cách mạng hóa sản xuất, tối ưu hóa hiệu quả, giảm thiểu lãng phí, và thúc đẩy quản trị bền vững.