Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ Luật Điện lực sửa đổi
Luật Điện lực sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, mở ra chương mới cho ngành năng lượng Việt Nam.
Luật Điện lực sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua là dự án luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia.
Luật Điện lực sửa đổi đã bao quát được các chính sách lớn như quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan, bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ những điểm nghẽn đã tồn tại trong thời gian dài.
Có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, Luật Điện lực 2024 đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đặc biệt, cơ chế mới về sản lượng hợp đồng tối thiểu, giá điện hai thành phần, và hợp đồng tương lai mua bán điện trực tiếp (DPPA) được kỳ vọng sẽ giảm thiểu rủi ro, đảm bảo lợi nhuận và thu hút nhà đầu tư.
Luật Điện lực sửa đổi cũng nhấn mạnh vai trò của năng lượng tái tạo và điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong việc đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Đây là yếu tố then chốt để thực hiện Quy hoạch Điện VIII, hướng tới mục tiêu Net Zero mà Việt Nam đã cam kết tại COP26. Bằng cách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, luật mới góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng.
Đồng thời, các cơ chế như tư nhân hóa lưới điện truyền tải và hợp đồng BOT cho LNG và điện gió ngoài khơi mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này không chỉ tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế mà còn đặt nền móng cho một hệ thống năng lượng ổn định, hiệu quả.
Trong bối cảnh Luật Điện lực sửa đổi mở ra cơ hội lớn cho ngành năng lượng tái tạo, BCG Energy (UPCoM: BGE) được đánh giá như một trong những doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất.
Là công ty thành viên của Công ty CP Tập đoàn Bamboo Capital, BCG Energy đã xây dựng nền tảng vững chắc qua việc triển khai hoà lưới thành công các dự án điện mặt trời với tổng công suất gần 600 MW. Bên cạnh đó, BCG Energy sở hữu danh mục các dự án điện gió lên đến hơn 900MW trong Quy hoạch Điện VIII.
Không chỉ là doanh nghiệp tiềm năng, cổ phiếu mã BCG của Bamboo Capital còn được đánh giá là một trong những mã cổ phiếu đáng đầu tư trong giai đoạn hiện nay.
Các chuyên gia phân tích từ Yuanta và Vietcap nhận định rằng, các cổ phiếu thuộc nhóm năng lượng tái tạo, bao gồm BCG, được dự báo sẽ có mức tăng trưởng vượt trội nhờ hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách ưu đãi và quy định mới.
Với tiềm năng mở rộng các dự án lớn, năng lực triển khai dự án và lợi thế cạnh tranh về công nghệ, cổ phiếu BCG là lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn.
Luật Điện lực sửa đổi cũng tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho cơ chế DPPA, mở đường cho các doanh nghiệp và đơn vị phát điện tiếp cận trực tiếp với nhau. Nhiều chuyên gia nhận định rằng các quy định mới này sẽ giúp định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, từ đó thúc đẩy Bộ Công Thương nhanh chóng ban hành hướng dẫn triển khai cơ chế DPPA.
Trong dài hạn, cơ chế này không chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch của Việt Nam mà còn đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch Điện VIII. Đồng thời, DPPA sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư mới trong lĩnh vực năng lượng và hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn.
Đối với các doanh nghiệp như Bamboo Capital và BCG Energy, đây là cơ hội lớn để hưởng lợi từ cơ chế DPPA.
Với chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, BCG Energy có thể trực tiếp cung cấp điện cho các khách hàng doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, đặc biệt là những doanh nghiệp FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng sạch để đáp ứng yêu cầu ESG (môi trường, xã hội và quản trị).
Đây cũng là động lực thúc đẩy BCG Energy củng cố vị thế trong ngành năng lượng và đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam.
Bên cạnh các dự án điện mặt trời, điện gió và điện rác, Bamboo Capital và BCG Energy đang đặt mục tiêu mở rộng sang lĩnh vực điện khí hóa lỏng (LNG), một trong những giải pháp năng lượng sạch và bền vững.
Đây là chiến lược quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng, đồng thời tận dụng lợi thế từ chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ.
Dự kiến, các dự án LNG của BCG Energy sẽ được tích hợp công nghệ hiện đại, bảo đảm hiệu quả cao và giảm phát thải khí nhà kính. Bằng cách tận dụng sự hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng, BCG Energy kỳ vọng sẽ không chỉ tăng trưởng doanh thu mà còn góp phần nâng cao an ninh năng lượng quốc gia.
Trong bối cảnh Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua, lĩnh vực LNG hứa hẹn sẽ trở thành động lực mới trong chiến lược phát triển dài hạn của Bamboo Capital.
BCG Energy hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận
BCG Energy chính thức lên sàn UPCoM
BCG Energy sẽ là thành viên thứ 5 trong Tập đoàn Bamboo Capital được niêm yết chính thức tại các sàn giao dịch chứng khoán.
Bamboo Capital thoái vốn tại BCG Energy
Thương vụ diễn ra trong bối cảnh Bamboo Capital thực hiện hàng loạt động thái tái cơ cấu tài chính trong toàn bộ tập đoàn và các đơn vị thành viên, đẩy mạnh huy động vốn để tập trung thực hiện các thương vụ M&A tiềm năng.
BCG Energy bắt tay với SK Group phát triển điện gió, điện mặt trời
Hai bên dự kiến sẽ cùng nhau phát triển dự án năng lượng tái tạo có công suất 700MW, bao gồm điện gió trên bờ, điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời trên bờ.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.