Doanh nghiệp 'lót tay' cho cán bộ thuế vì muốn giảm nhẹ tội

Thùy Linh Thứ ba, 17/12/2019 - 19:44

Không chỉ phải trả thêm các chi phí không chính thức, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính khi phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký.

Chi phí không chính thức cũng xuất phát một phần nguyên nhân từ doanh nghiệp khi muốn giảm nhẹ tội trong sai phạm

Hiện tượng “tham nhũng vặt” không được cải thiện nhiều là một trong những nội dung đáng chú ý trong báo cáo “Tình hình thực hiện Nghị quyết 02 năm 2019 và Nghị quyết 35 năm 2016: Góc nhìn từ doanh nghiệp” của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Báo cáo cho biết, năm 2018, hơn 58% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp nhũng nhiễu khi làm thủ tục hành chính. Gần 55% doanh nghiệp cho biết thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức. Bên cạnh đó, hơn 40% doanh nghiệp cần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký.

Cụ thể trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế, 30% doanh nghiệp cho biết phải mất chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra.

Tuy nhiên, thực trạng này có một phần trách nhiệm của doanh nghiệp, vẫn tồn tại tình trạng: Lót tay cho cán bộ thuế vì muốn giảm nhẹ tội khi bị phát hiện sai phạm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI, cho biết tại buổi công bố báo cáo trong khuôn khổ chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

Kiểm soát tham nhũng là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá môi trường kinh doanh. Báo cáo của VCCI nhận định qua các năm, vấn đề kiểm soát tham nhũng, giảm thiểu chi phí không chính thức đối với doanh nghiệp trên phạm vi rộng vẫn có nhiều diễn biến phức tạp.

Về điểm sáng, tỷ lệ doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức đã giảm từ mức 9,1% của năm 2016 và 9,8% của năm 2017 xuống mức 7,1% trong năm ngoái. Xét về mặt giá trị, 81% doanh nghiệp cho biết chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được, tăng từ con số 79% của năm 2017.

Liên quan đến việc xin giấy phép kinh doanh có điều kiện, ông Tuấn cho biết tỷ lệ doanh nghiệp phải xin đã giảm xuống 48% từ con số 58% của năm 2017. Số doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin giấy phép ở mức 34%, giảm 8%.

“Dù vậy, cần thẳng thắn nhìn nhận thì với 48% doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh vẫn ở mức cao. Vì nếu nhân con số này với hơn 714.000 doanh nghiệp hiện nay thì tức là có đến gần 350.000 doanh nghiệp vẫn phải xin một loại giấy phép con nào đó”, ông Tuấn nói.

Ông cho rằng trong năm nay, nhiều bộ, ngành “có vẻ như không muốn tiếp tục” thực hiện nhiệm vụ vì đã làm ở đợt cắt giảm năm 2018. Trong những bộ tiếp tục rà soát, mức độ cắt giảm cũng không được mạnh mẽ như năm trước trong khi vẫn còn nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh không hợp lý, không minh bạch, không khả thi.

Chia sẻ cùng quan điểm, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, băn khoăn: “Doanh nghiệp, địa phương sốt ruột nhưng thể chế thì dường như vẫn còn đủng đỉnh, phải chăng là như vậy?”. Nếu thủ tục được làm nhanh, mỗi dự án được đẩy nhanh một vài tháng, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn. Nhưng nếu thủ tục chậm trễ, nguồn vốn không vào được, đầu tư không thể triển khai thì nền kinh tế sẽ không phát triển với tốc độ như mong muốn.

Chủ tịch VCCI cho rằng cải thiện môi trường kinh doanh còn “khấp khểnh” và ngay cả các lĩnh vực đã đạt được điểm đột phá và tiên phong vẫn còn khoảng cách xa so với thế giới. Nhiều lĩnh vực thậm chí hầu như không có cải thiện trong nhiều năm qua.

“Chúng ta nói nhiều đến biển bạc rừng vàng, dân số vàng, cơ hội vàng, kho vàng tiềm năng xét về mọi góc độ nhưng chỉ có thể khai phá, làm bừng nở bằng thể chế kim cương, trong sạch, có khả năng hội tụ và tỏa sáng, minh bạch, vững chãi như kim cương”, ông Lộc nhấn mạnh.

Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước phải 'đặc biệt chống tham nhũng, lợi ích nhóm'

Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước phải "đặc biệt chống tham nhũng, lợi ích nhóm"

Tiêu điểm -  6 năm

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước phải hoàn thành tốt hai nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động mọi mặt của doanh nghiệp Nhà nước.

TS. Bùi Trinh: 'Kinh tế ngầm sống được là do tham nhũng'

TS. Bùi Trinh: 'Kinh tế ngầm sống được là do tham nhũng'

Leader talk -  6 năm

Việc thống kê thêm khu vực kinh tế chưa được quan sát vào quy mô của nền kinh tế sẽ không dễ dàng bởi đây là một khu vực rất phức tạp và khó kiểm soát, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhìn nhận.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  11 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

1,5 triệu chỗ dịp Tết Nguyên đán 2025 được Vietnam Airlines Group mở bán lần đầu

1,5 triệu chỗ dịp Tết Nguyên đán 2025 được Vietnam Airlines Group mở bán lần đầu

Thị trường -  11 giờ

Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán 2025, Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO mở bán sớm gần 1,5 triệu chỗ trên toàn mạng bay nội địa cho giai đoạn đi lại từ ngày 13/01 - 12/02/2025 (tức ngày 14 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng).

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  14 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  16 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  17 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  17 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  18 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.