Tiêu điểm
Doanh nghiệp ngành gỗ đối diện nguy cơ trở thành ổ dịch khi '3 tại chỗ'
Các doanh nghiệp ngành gỗ đang thực hiện “3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến” đang đối diện với nguy cơ trở thành ổ dịch nếu có 1 ca F0 do đặc thù sử dụng nhiều lao động.
Nguy cơ trở thành ổ dịch
Bên cạnh việc đối mặt với những khó khăn do đứt gãy chuỗi sản xuất, logistics thì các doanh nghiệp ngành gỗ thực hiện “3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến” đang có nguy cơ trở thành ổ dịch do đặc thù phải sử dụng nhiều lao động.
Ông Lê Phước Vân, Giám đốc công ty Hạnh Gia cho rằng thời gian qua nhiều doanh nghiệp gỗ ở Bình Dương đã thực hiện “3 tại chỗ và 1 cung đường, 2 địa điểm”.
Các doanh nghiệp đã tái cơ cấu công năng của nhà máy, thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, lập đường dây liên lạc với chính quyền địa phương…Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp lại phải đối mặt với việc phát hiện F0 trong xưởng sản xuất.
Khi phát hiện f0 trong nhà máy, bắt buộc những nhà quản trị doanh nghiệp trở thành nhà dịch tế học, trở thành bác sĩ không chuyên nên lúng túng, gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra còn áp lực từ luật, cụ thể là một loạt văn bản của cơ quan quản lý khiến chủ doanh nghiệp buộc phải quyết định khi chưa hiểu đầy đủ, quyết định trong hoàn cảnh nhà máy biến thành nơi vừa ở, vừa sản xuất.
Còn đại diện Công ty sản xuất An Khang (An Khang Furniture) ở phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên (Bình Dương) cho biết, đang thực hiện “3 tại chỗ”. Dù chưa phát hiện ca f0 trong nhà máy tuy nhiên với vai trò là giám đốc sản xuất vị này cảm nhận được những khó khăn và nguy cơ thường trực.
“Hiện nay chúng tôi đang rất phân vân vì không biết sẽ thực hiện đến bao giờ. Chúng tôi cảm thấy rất mỏng manh trước dịch Covid - 19, chỉ cần nhà máy có 1 ca F0 thì phải dừng lại tất cả. Chúng tôi cũng xác định luôn là nếu phát hiện 1 ca F0 thì sẽ dừng “cuộc chơi”, đại diện An Khang Furniture nói.
Tuy nhiên điều làm An Khang Furniture lo hơn là không biết khi nào phát hiện F0. Nếu không may phát hiện ở ngày thứ 6 hoặc thứ 7 (tính từ ngay đầu tiên bắt đầu thực hiện “3 tại chỗ”) thì tỷ lệ F0 trong nhà máy sẽ lên đến 60% đến 70%.
“Dù có tuân thủ chỗ ngủ của công nhân là 5m2/người theo quy định của Bộ Y tế nhưng chủng delta này là siêu lây nhiễm, người với người chỉ cần lướt qua nhau thôi cũng có thể bị lây. Cho nên những nơi như nhà tắm, nhà vệ sinh trong công ty trở thành nơi có nguy cơ lây rất cao, bởi vì khi đi tắm thì làm sao đeo khẩu trang được. Làm sao có thể bắt mọi người ăn cũng đeo khẩu trang, ngủ cũng đeo khẩu trang” vị đại diện này đặt vấn đề.
An Khang Furniture thực hiện “3 tại chỗ” không phải vì lợi ích doanh nghiệp. Bởi vì khi thực hiện chi phí đội lên rất lớn mà nhà nước không có khả năng hỗ trợ, doanh nghiệp phải lo hết nhưng An Khang Furniture vẫn thực hiện vì muốn những anh, chị em công nhân đã gắn bó với công ty có việc làm, thu nhập và cùng vượt qua thời điểm khó khăn này.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay doanh nghiệp lại lo lắng vì nếu không may để xảy ra 1 ca F0 thì nguy cơ gây ra ổ dịch trong nhà máy. Lúc này lại gây áp lực cho hệ thống y tế, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.
Lãnh đạo An Khang Furniture không biết sẽ thực hiện “3 tại chỗ” được đến lúc nào, vì mình hoạt động nhưng không biết đối tác có hoạt động được bao lâu. Ngành gỗ thì cần nhiều linh kiện, nguyên liệu, chỉ cần thiếu 1 chi tiết cũng không hoàn thiện được sản phẩm. “Đến lúc này chúng tôi đang đặt ra câu hỏi là việc thực hiện “3 tại chỗ” với ngành gỗ có thực sự đúng và cần thiết không?” vị này nói.
Làm gì khi phát hiện F0 trong nhà máy?
Thực tế trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành gỗ đang thực hiện “3 tại chỗ” đã có đơn vị không kiểm soát được dịch bệnh và để nhà máy trở thành ổ dịch.
Đơn cử như sự việc Công ty Gỗ kỹ nghệ Long Việt ở TP. Dĩ An, Bình Dương phát hiện 248 công nhân bị nhiễm Covid-19 buộc phải dừng sản xuất.
Chủ doanh nghiệp này đã phải cầu cứu chính quyền cho công nhân bị nhiễm đi cách ly. Còn nguyên nhân doanh nghiệp trở thành ổ dịch thì chính quyền TP. Dĩ An cho rằng Long Việt dấu không báo cáo kịp thời khi test phát hiện F0 trong nhà máy.
Dù chưa lâm vào cảnh nhà máy trở thành ổ dịch như Long Việt, nhưng chủ một doanh nghiệp sản xuất gỗ khác ở Bình Dương cho biết đã phải dừng sản xuất và đang xử lý ca F0 trong nhà máy.
Cụ thể, theo vị này thì ngày 15/7 quyết định thực hiện “3 tại chỗ”. Sau đó trong quá trình test sàng lọc ngày 21/7 thì phát hiện 1 ca F0.
Lúc này toàn bộ xưởng phát hiện ca F0 dừng sản xuất, đưa ca F0, F1 vào nơi cách ly đã chuẩn bị trước. Bộ phận nhân sự liên lạc với bệnh viện để tiến hành xét nghiệm PCR, đồng thời báo cáo với cơ quan chức năng địa phương.
Nhưng khó ở chỗ, dù trong hướng dẫn của cơ quan chức năng đã ghi đầu mối liên hệ nhưng khi nhà máy có ca F0 thì liên lạc với chính quyền địa phương lại không được, liên hệ thị xã cũng không nghe và gọi điện đến cấp cao hơn cũng không ai giải quyết cho mình cả.
Đến ngày thứ 5 kể từ thời điểm phát hiện F0 vẫn không có người giải quyết, khiến công nhân rất hoang mang. Không giải quyết ở đây không phải cơ quan y tế họ chối bỏ trách nhiệm mà hệ thống đang quá tải họ làm không kịp.
Qua ngày thứ 6 thì nhận tin báo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Dương là nhà máy có ca F0, lúc này y tế phường mới liên lạc, song hành với doanh nghiệp để đưa ca F0 đến nơi cách ly.
Đến kỳ test rà soát lần 4, doanh nghiệp tiếp tục phát hiện thêm 2 ca F0 và đến ngày 29/7, hai ca F0 này vẫn còn đang cách ly ở trong nhà máy chờ kết quả của CDC.
Đến ngày thứ 8 kể từ khi thực hiện “3 tại chỗ” thì doanh nghiệp này đã phải để 138 công nhân ở một xưởng độc lập với xưởng phát hiện ca F0 về phòng trọ sau khi đã test có kết quả âm tính.
Vị đại diện này cho biết, trước khi thực hiện “3 tại chỗ” chúng tôi hiểu là khi phát hiện F0 trong nhà máy thì liên lạc với phường, phường sẽ có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp đưa ca F0 đi cách ly.
Tuy nhiên đến khi xảy ra, cũng là lúc địa phương có nhiều ca F0 nên phường bị quá tải. Cho nên khi nhà máy có ca F0 trước mắt các doanh nghiệp xử lý cách ly theo kịch bản đã chuẩn bị trước, rồi chờ kết quả của CDC.
Doanh nghiệp TP.HCM mắc kẹt khi thực hiện ‘3 tại chỗ’
Doanh nghiệp TP.HCM mắc kẹt khi thực hiện ‘3 tại chỗ’
Doanh nghiệp TP. HCM đang gặp khó khi chưa có bộ hướng dẫn chung và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”.
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.