Tiêu điểm
Doanh nghiệp nhà nước cần tái cấu trúc quản trị
Thủ tướng nhấn mạnh doanh nghiệp nhà nước cần tái cấu trúc quản trị gồm bộ máy hoạt động, lực lượng lao động, nguồn vốn; tạo chuỗi giá trị và liên kết với các tập đoàn nước ngoài, tư nhân để tạo chuỗi giá trị, không làm ăn riêng lẻ trong bối cảnh hiện nay

Việt Nam có 676 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó 70% đơn vị do Nhà nước nắm toàn bộ vốn điều lệ, còn lại giữ cổ phần chi phối. Đây là khối doanh nghiệp giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản và thu hút 700 nghìn lao động.
Năm 2023, kinh tế nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp nhà nước ghi nhận tổng doanh thu 1,65 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 126 nghìn tỷ đồng. Các chỉ tiêu này đều vượt 4-8% kế hoạch.
Mặc dù vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty phát triển chưa tương xứng với nguồn lực, vẫn có một số doanh nghiệp thua lỗ trong đó có doanh nghiệp quy mô lớn; hiệu quả đầu tư chưa như kỳ vọng, đầu tư ra nước ngoài khó khăn, một số dự án lỗ lũy kế lớn trong nhiều năm, tái cơ cấu chưa hiệu quả.
Một số doanh nghiệp để xảy ra sai phạm, tham nhũng, phải xử lý. Doanh nghiệp nhà nước chưa thể hiện được vai trò dẫn dắt.
Nguyên nhân là có nơi, có lúc còn bị động, lúng túng trước những biến động lớn, phản ứng chính sách chưa kịp thời, tái cấu trúc chưa phù hợp tình hình; tinh thần đổi mới sáng tạo ở một số tập đoàn, tổng công ty còn hạn chế, còn sợ sai, sợ trách nhiệm, một số chế độ, chính sách chưa phù hợp.
Để khắc phục tình trạng này, tại hội nghị với các doanh nghiệp nhà nước ngày 3/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tái cấu trúc quản trị theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, từ bộ máy hoạt động, lực lượng lao động, nguồn vốn, đến quy trình sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, sức chống chịu với các cú sốc kinh tế cả ở trong nước và nước ngoài.
Ông lưu ý vai trò của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trong sử dụng vốn cho đầu tư phát triển.
Doanh nghiệp nhà nước phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, các ngành mới nổi; trên cơ sở đó đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng và liên kết với các tập đoàn, tổng công ty nước ngoài, tập đoàn tư nhân để tạo ra chuỗi giá trị, không làm ăn riêng lẻ trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước đổi mới quản trị
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước đổi mới quản trị
Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trọng điểm của quốc gia, tiên phong dẫn dắt đổi mới sáng tạo và tháo gỡ các điểm nghẽn là các giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong các ngành mới nổi
Doanh nghiệp nhà nước cần đi đầu trong đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung cho chuyển đổi số, chuyển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, những ngành mới nổi.
Doanh nghiệp nhà nước không phải cứ muốn là chuyển đổi số được
Thậm chí có tình trạng "trên chỉ đạo, dưới không nghe, thiếu sự cam kết từ người lao động" trong quá trình chuyển đổi số ở khối các doanh nghiệp nhà nước.
Thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước thu về hơn 2.200 tỷ đồng
Bộ Tài chính đánh giá trong 9 tháng đầu năm, tiến độ triển khai cổ phần hóa, thoái vốn vẫn chậm. Cơ quan này đang rà soát lại các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.