Tiêu điểm
Doanh nghiệp Nhật đang gặp 5 rào cản khi đầu tư tại Việt Nam
Các doanh nghiệp Nhật đã phản ánh khó khăn này với Chính phủ Việt Nam và hiện vẫn đang đợi câu trả lời, ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro TP. HCM cho biết.

Trong một khảo sát do Jetro tiến hành với sự tham gia của 652/1.345 doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại TP. HCM, có tới 65,1% doanh nghiệp tiết lộ làm ăn có lãi, tăng nhẹ so với năm 2016. Trong đó, lợi nhuận của khối gia công xuất khẩu là tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu so với các nước trong khu vực, tỷ lệ có lãi của doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam lại thấp nhất. Có 79,5% doanh nghiệp Nhật tại Philippines báo có lãi, Malaysia là 73,9%, Trung Quốc 70,3%, Thái Lan 66%.
Nhân công là vấn đề gây khó xử nhất
Theo Jetro, vẫn có tới gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có ý định "mở rộng hoạt động", trong khi ở Philippines chỉ có 63,4%, Malaysia 51,3% và cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc 4,3%...
Hai lý do chính khiến họ muốn "mở rộng hoạt động" là vì doanh thu đang tăng và tính tăng trưởng - tiềm năng cao. Có tới 58,4% doanh nghiệp Nhật trong khối dịch vụ chọn tính tăng trưởng - tiềm năng cao.
"Có thể thấy tính tăng trưởng và tiềm năng của Việt Nam trội hơn các nước khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật còn đánh giá cao tình hình chính trị xã hội ổn định, môi trường sống tốt và chi phí nhân công rẻ", ông Takimoto Koji cho biết thêm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp Nhật thì một vài thuận lợi nói trên có thể không còn nữa trong tương lai bởi họ đang vấp phải 5 khó khăn lớn.
Các rào cản đối với doanh nghiệp Nhật như sau: Chi phí nhân công tăng cao; Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dụng pháp luật không rõ ràng; Cơ chế và thủ tục thuế phức tạp; Khó tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại; Rào cản ngôn ngữ.
52,5% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cho biết, tới thời điểm hiện tại, chi phí nhân công ở Việt Nam vẫn còn tương đối rẻ chỉ đứng sau Bangladesh, Philippines, Lào và Pakistan. Nhưng loại chi phí này đang ngày càng tăng cao.
Năm 2016, chỉ có 58,5% số doanh nghiệp lo lắng về điều đó, nhưng năm 2017 con số này đã tăng lên 61,6%. Nhân viên Việt Nam liên tục đòi tăng lương, tỷ lệ nhảy việc cao nên chất lượng nhân viên giảm sút.
Để khắc phục vấn đề này, các doanh nghiệp Nhật muốn sản xuất ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nhưng họ lại không thể bởi khó quản lý chất lượng đồng thời khó tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu tại chỗ.
Thông thường, một nền kinh tế tăng trưởng tốt, tỷ lệ cung ứng nội địa sẽ tăng theo, nhưng ở Việt Nam lại không phải thế. Năm 2017, tỷ lệ cung ứng nguyên vật liệu linh kiện nội địa của Việt Nam cho doanh nghiệp Nhật chỉ có 33,2% trong khi năm 2016 là 34,2%.
Như vậy, số tiền các doanh nghiệp Nhật chi trả cho Việt Nam trong một sản phẩm đang giảm đi, khó tăng giá trị thặng dư quốc gia.
"Trong các buổi xúc tiến thương mại, Jetro luôn cố gắng tăng tỷ lệ cung ứng nội địa bằng cách kết nối các doanh nghiệp cung và cầu với nhau. Có như thế mới giúp Việt Nam thu lợi lớn nhất", ông Takimoto Koji nhấn mạnh
Liên quan đến việc hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dụng pháp luật không rõ ràng, thể hiện rõ nhất ở vấn đề: Quy chế nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng. Với quy chế này, các doanh nghiệp Nhật không thể tận dụng máy móc đang sử dụng của mình (nhất là những loại đã vượt quá 10 năm tuổi) để mang đến Việt Nam sản xuất.
Đó là một trong những nguyên chính khiến nguồn vốn đổ vào lĩnh vực chế tạo năm 2017 giảm gần 20% như đã nói ở trên.
"Các doanh nghiệp Nhật đã phản ánh khó khăn này với Chính phủ Việt Nam và hiện chúng tôi vẫn đang đợi câu trả lời", ông Takimoto Koji cho biết.
Vốn Nhật vào bất động sản đang tăng lên
Báo cáo kết quả khảo sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam năm 2017 vừa được Jetro công bố ngày 6/2 cho thấy, giới đầu tư Nhật Bản vừa có một năm khá tưng bừng trên thị trường Việt Nam.
Nhật Bản chính là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có số vốn cấp phép cao nhất trong 125 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 8,64 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2016.
Sự tăng vọt đó là nhờ 3 dự án tỷ USD gồm: Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 và dự án đường ống dẫn khí Ô Môn "Lô B".
Tuy nhiên, cũng như các năm trước, dự án có vốn dưới 1 triệu USD vẫn chiếm đa số với 247 dự án, chiếm 67%.
Cơ cấu tỷ lệ ngành đầu tư cũng có một vài dịch chuyển, ngành chế biến - chế tạo giảm xuống gần 20% trong khi đó bất động sản tăng lên 16%.
Dòng vốn Nhật Bản đổ vào bất động sản trong năm 2017 đã tăng hơn 4 lần so với năm 2016, đạt con số 232 triệu USD.
"Các dự án Aeon Mall, như Aeon Mall Hà Đông, khiến mảng bất động sản có sự tăng trưởng ấn tượng. Trong quá trình xúc tiến đầu tư, tôi cũng trình bày với các doanh nghiệp của mình rằng, bất động sản ở Việt Nam là mảng rất có tiềm năng", ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro TP. HCM cho biết.
70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.