Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng hàng Thái, Hàn Quốc và Nhật Bản

Quỳnh Như Thứ tư, 31/01/2018 - 08:00

Tỷ lệ người tiêu dùng yêu thích và thường xuyên mua sản phẩm trong nước đã giảm mạnh so với kết quả đợt khảo sát năm 2017 với mức giảm tương ứng 27% và 32%.

Hình ảnh người Việt chen chúc mua hàng trong ngày 7-Eleven khai trương.

Kết quả khảo sát trên quy mô lớn với 17.300 phiếu khảo sát từ người tiêu dùng cả nước được thực hiện trong 3,5 tháng của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho thấy nhiều kết quả đáng chú ý.

Theo đó, tỷ lệ người tiêu dùng yêu thích và thường xuyên mua sản phẩm trong nước đã giảm mạnh so với kết quả đợt khảo sát năm 2017 với mức giảm tương ứng 27% và 32%. 

Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng hàng nhập khẩu đặc biệt hàng hóa đến từ 3 nước Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cuộc khảo sát năm 2017, hàng Thái, Nhật Bản và Hàn Quốc được người tiêu dùng chọn mua chỉ dưới 3%/mỗi nước, hiện nay con số này đã tăng lên từ 8 - 10%/mỗi nước, thậm chí có những sản phẩm như bánh kẹo, đồ uống chiếm tỷ lệ khá cao từ 12 - 17%/mỗi nước.

Khảo sát của BSA cho thấy, có nhiều nguyên nhân khiến hàng hóa từ 3 nước kể trên được lòng người tiêu dùng Việt.

Lý do đầu tiên chính là vì niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu Việt có phần bị lung lay do hiện tượng làm ăn không minh bạch của doanh nghiệp Việt, hàng kém chất lượng, hàng nhái có xu hướng gia tăng đã gây ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trong lòng người tiêu dùng, như trường hợp một chiếc khăn hai nhãn mác của thương hiệu Khaisilk.

Đây không còn chỉ là câu chuyện riêng lẻ của từng doanh nghiệp, từng vụ việc mà còn là câu chuyện của các cơ quan quản lý và cả người tiêu dùng. Niềm tin của người tiêu dùng vào uy tín của hàng Việt bị xói mòn, càng tạo ra nhiều cơ hội cho hàng nhập khẩu.

Thứ hai, các doanh nghiệp Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc, ngoài tận dụng tốt tâm lý "sính ngoại” của người tiêu dùng Việt, họ còn tận dụng được tâm lý thận trọng trong việc lựa chọn của khách hàng khi e dè/tẩy chay hàng Trung Quốc (tỷ lệ yêu thích chỉ 0,6%), bởi nhiều tai tiếng về chất lượng và sự an toàn.

Lý do cuối cùng chính là chiến lược thâm nhập thị trường rất căn cơ của các đại gia bán lẻ ngoại. Hệ thống bán lẻ là nhân tố quan trọng, tạo được không gian để sản phẩm có thể tiếp cận, kết nối và từng bước chinh phục người tiêu dùng.

Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, các tập đoàn bán lẻ đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đang thể hiện rõ tham vọng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam bằng cách thâu tóm các hệ thống bán lẻ lớn của doanh nghiệp trong nước nhằm gia tăng thị phần cho sản phẩm. 

Hàng loạt thương vụ thâu tóm đình đám có giá trị hàng tỷ USD đã được thực hiện nhanh chóng trong vài năm gần đây, nhiều đại siêu thị lớn của Việt Nam đang thuộc sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài, trừ Vinmart và Coopmart.

Có thể kể đến như Central Group (Thái Lan) đã thâu tóm Big C với hệ thống 32 siêu thị khắp cả nước, đồng thời cũng nắm 49% cổ phần Nguyễn Kim. Mega Market (với tên gọi cũ Metro) có 19 siêu thị thuộc ập đoàn sở hữu của TTCC Holdings. 

B'smart sở hữu 163 cửa hàng tiện lợi, dự định sẽ mở 3.000 cửa hàng trong tương lai; chuỗi cửa hàng bách hóa chuyên bán đồ Thái Robinson…

Nhật Bản có Aeon Mall với 4 trung tâm thương mại quy mô lớn, trung tâm thương mại Saigon Centre; Family Mart đã mở 166 cửa hàng và theo kế hoạch sẽ tăng lên 300 vào cuối năm 2018. 7-Eleven mới vào Việt Nam tháng 6 năm ngoái nhưng đã kịp mở 11 cửa hàng… 

Trong khi đó, Hàn Quốc có Lotte có 14 siêu thị, hệ thống Emart và mới đây nhất là GS25 hợp tác với Tập đoàn Sơn Kim.

BSA nhận định: "Không chỉ dừng lại ở việc thâu tóm không gian kết nối người tiêu dùng với sản phẩm, các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Hàn Quốc,Thái Lan còn chủ động thực hiện nhiều chương trình kích hoạt nhằm đánh động cảm xúc, thu hút và chinh phục người tiêu dùng".

Cùng với đó, sự hỗ trợ cần thiết và hiệu quả từ phía các cơ quan hữu trách từ đất nước họ cũng đã giúp ích rất nhiều trong việc đưa sản phẩm chinh phục thị trường Việt Nam. 

Các kết quả nghiên cứu khảo sát gần đây cho thấy, xu hướng ưu tiên lựa chọn sản phẩm an toàn sẽ vẫn là xu hướng “hot” trong bức tranh tiêu dùng thực phẩm, đồ uống và nông sản năm 2018. 

62% người tiêu dùng cho biết họ rất lo ngại về các nguy cơ sau: Hàng hóa sử dụng chất cấm, nguyên liệu không hợp vệ sinh, quy trình sản xuất không hợp vệ sinh, dư lượng hoá chất độc hại trong sản phẩm...

Tỷ lệ này còn vượt xa những lo ngại như hàng giả hay tự ý thay đổi hạn sử dụng.

Tuỳ theo đặc điểm từng ngành hàng mà các kênh phân phối có ưu thế khác nhau, nhưng nhìn chung các kênh bán lẻ truyền thống vẫn còn sức hút đối với người tiêu dùng, tuy sức mua có giảm và đã xuất hiện xu hướng chuyển dịch sang các kênh phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện ích 29%).

Xu hướng chuyển dịch xảy ra chủ yếu từ kênh bán lẻ truyền thống là chợ hoặc tiệm tạp hoá nhỏ lẻ, sang các kênh bán lẻ hiện đại. 

Nếu như kết quả khảo sát năm 2016, tỷ lệ người tiêu dùng chọn mua sản phẩm ở chợ là 31%, thì năm 2017 giảm còn 11% và đến nay giảm còn 10%. Tiệm tạp hoá nhỏ lẻ cũng đang xuất hiện xu hướng giảm, năm 2017 so với 2018 giảm từ 17% còn 9%.

Hàng Việt tìm 'nước cờ chủ động' trên thị trường Thái

Hàng Việt tìm 'nước cờ chủ động' trên thị trường Thái

Tiêu điểm -  7 năm
Qua các lần xúc tiến thương mại với Thái Lan, có thể thấy rất rõ sản phẩm tài nguyên bản địa Việt Nam thu hút nhiều nhất sự chú ý của người tiêu dùng Thái. Tuy nhiên, cách nào để biến "sản phẩm bản địa" thành nước cờ chủ động tấn công vào thị trường Thái Lan là một bài toán không dễ đối với các doanh nghiệp Việt.
Hàng Việt tìm 'nước cờ chủ động' trên thị trường Thái

Hàng Việt tìm 'nước cờ chủ động' trên thị trường Thái

Tiêu điểm -  7 năm
Qua các lần xúc tiến thương mại với Thái Lan, có thể thấy rất rõ sản phẩm tài nguyên bản địa Việt Nam thu hút nhiều nhất sự chú ý của người tiêu dùng Thái. Tuy nhiên, cách nào để biến "sản phẩm bản địa" thành nước cờ chủ động tấn công vào thị trường Thái Lan là một bài toán không dễ đối với các doanh nghiệp Việt.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  1 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  2 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  50 phút

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  54 phút

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  4 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  20 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

Đọc nhiều