Tiêu điểm
Doanh nghiệp sản xuất tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng
Xuất khẩu trên đà hồi phục, hàng tồn kho giảm, đơn hàng mới tăng, hoạt động sản xuất của các nhà máy tại Việt Nam sẽ cần đẩy mạnh. Điều này khiến nhu cầu việc làm trong ngành sản xuất có xu hướng gia tăng thời gian tới.
Nhu cầu tuyển dụng lao động trong ngành sản xuất tăng từ đầu năm nay và dự báo sẽ khá sôi động trong cả năm. Theo Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương, do đơn hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm được cải thiện và mở rộng, các doanh nghiệp tỉnh này đã đẩy mạnh tuyển dụng lao động từ đầu năm nay, chủ yếu ở lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, cơ khí…
Dự kiến, năm 2024, các doanh nghiệp Hải Dương cần tuyển 54.000 lao động, tăng 9.000 lao động (17%) so với năm trước.
Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024 là khá lớn.
Một số doanh nghiệp Bắc Giang có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn trong năm 2024:
Tên doanh nghiệp | Khu công nghiệp | Nhu cầu |
---|---|---|
Công ty Luxshare - ICT | Vân Trung, Quang Châu | 47.000 |
Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải | Đình Trám, Quang Châu | 27.000 |
Công ty TNHH New wing Interconnect | Vân Trung | 27.000 |
Công ty TNHH Công nghệ Lens Việt Nam | Quang Châu | 12.000 |
Công ty TNHH Seojin Việt Nam | Song Khê - Nội Hoàng | 1.200 |
Công ty TNHH Ce Link Việt Nam | Vân Trung | 900 |
Riêng các doanh nghiệp tại tỉnh này là nhà cung cấp cho các thương hiệu điện tử hàng đầu như Apple, Samsung đã cần hơn 100.000 lao động.
Tại TP.HCM, theo trung tâm dự báo nhận lực và thông tin thị trường lao động của thành phố, qua khảo sát, tổng nhu cầu nhân lực trong quý I/2024 của 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu gồm cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, chế biến tinh lương thực thực phẩm, hóa dược – nhựa – cao su sẽ cần từ 13.800 – 15.300 lao động.
Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Bình Dương – ‘thủ phủ công nghiệp’ phía Nam, cũng cho biết, năm nay các doanh nghiệp sản xuất tỉnh này cần tuyển dụng 48.500 lao động.
Sau đợt cắt giảm mạnh vào năm 2023, nhu cầu lao động trong ngành sản xuất đã quay lại. Lương nhân công nhà máy hồi phục 5-7% sau khi chạm đáy, theo Tổng cục Thống kê.
Xu hướng này được kỳ vọng sẽ duy trì trong thời gian tới bởi hoạt động sản xuất của các nhà máy tại Việt Nam sẽ cần đẩy mạnh trong bối cảnh xuất khẩu trên đà hồi phục, hàng tồn kho giảm, đơn hàng mới tăng.
Cụ thể, xuất khẩu tăng trở lại từ quý 4/2023, và tiếp tục tăng mạnh 46% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 1/2024. Theo số liệu Tổng cục Hải quan, xuất khẩu vừa ghi nhận mức tăng hàng tháng cao nhất trong gần 2 năm qua.
“Mức tăng trưởng này là rất ấn tượng”, VinaCapital nhận định trong báo cáo mới nhất và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới bởi sự mạnh mẽ đáng kinh ngạc của nền kinh tế Mỹ - thị trường nhập hàng lớn nhất của Việt Nam, ngành máy tính và điện thoại trên toàn cầu tăng trưởng trở lại.
Ngành sản xuất trong tháng đầu năm nay tăng 19,3% so với cùng kỳ. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 46%. Theo VinaCapital, tăng trưởng xuất khẩu vượt xa tăng trưởng sản xuất, điều đó có nghĩa rằng hàng tồn kho của các nhà sản xuất đã giảm vào tháng trước. Chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 1 cũng xác nhận sự sụt giảm tồn kho hàng thành phẩm.
Sự kết hợp của sụt giảm hàng tồn kho và tăng đơn hàng mới đồng nghĩa với hoạt động sản xuất của các nhà máy tại Việt Nam cần đẩy mạnh để đáp ứng được nhu cầu tăng cao cho các sản phẩm ‘Made in Vietnam’.
Tín hiệu tích cực của ngành sản xuất
Tín hiệu tích cực của ngành sản xuất
Các nhà sản xuất Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng trở lại vào đầu năm 2024 khi những dấu hiệu ban đầu cho thấy sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng trở lại.
Nestlé rót thêm 100 triệu USD mở rộng sản xuất tại Việt Nam
Khoản đầu tư bổ sung được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng cà phê giá trị cao.
Tiếp tục hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh
Năm 2024, triển vọng kinh tế toàn cầu và thị trường quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong nước, nền kinh tế dự kiến vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, NHNN đặt mục tiêu tín dụng tăng trưởng 15%, tập trung dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng.
Doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam
Ngoài mục đích “đi vòng” để né hàng rào thuế quan từ Mỹ hay tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, việc các doanh nghiệp Trung Quốc có thể sớm chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị phần ngành sản xuất pin điện tại Việt Nam cũng nhờ năng lực làm chủ công nghệ sản xuất với chi phí ngày càng tối ưu.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.