Doanh nghiệp thụ động, nông sản ùn tắc cửa khẩu

Phạm Sơn Thứ bảy, 05/03/2022 - 10:17

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp là người trực tiếp bị ảnh hưởng nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ với thị trường, thụ động tìm kiếm thông tin thị trường mà “chỉ lo đi buôn bán”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: VGP.

Nói về thực trạng ùn tắc nông sản tại cửa khẩu hiện nay, bà Đoàn Thu Hà, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cho biết, sự vào cuộc của Chỉnh phủ và các bộ, ngành, cơ quan địa phương hết sức tích cực đã giúp khơi thông luồng nông sản trước dịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, sau tết, hiện tượng ùn ứ xuất hiện trở lại. Tính đến sáng ngày 4/3, riêng tại các cửa khẩu của Lạng Sơn đang có khoảng 1.400 xe hàng chờ xuất khẩu, trong đó 800 xe nông sản. Hiện tại, Lạng Sơn phải tạm ngừng tiếp nhận hoa quả tươi đến cửa khẩu Lạng Sơn cho đến 15/3.

Dự kiến, trong giai đoạn tiếp theo là từ 15/3 – 20/4, sẽ có khoảng 2.000 xe nông sản xuất khẩu được đưa lên cửa khẩu Lạng Sơn, thậm chí có thể tăng cao hơn nữa khi nông sản vào chính vụ.

“Năng lực thông quan chưa được cải thiện, trong khi hàng hóa vẫn tiếp tục lên cửa khẩu, do đó tình trạng ùn ứ nông sản sẽ tiếp diễn trong thời gian tới”, bà Hà cho biết.

Theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, ùn tắc hàng hóa ở cửa khẩu không phải là hiện tượng mới. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn do Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách “zero Covid-19”.

Nhiều giải pháp đã được triển khai, đem lại một số kết quả tích cực nhưng việc thông quan vẫn chưa thực sự triệt để.

Phá thế bế tắc cho nông sản Việt vào Trung Quốc

Đi tìm giải pháp căn cơ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan hồi tưởng lại, cách đây 3 – 4 năm, hiện tượng ùn tắc nông sản tại cửa khẩu thời điểm trước và sau tết vẫn xảy ra.

Những lúc đó, các nguyên nhân được đưa ra mổ xẻ, nhiều câu hỏi được đặt ra cho ngành nông nghiệp như tại sao lại lệ thuộc vào một thị trường lớn? Tại sao không phát triển thị trường trong nước với quy mô 100 triệu dân? Tại sao không tăng cường chế biến hàng hóa? Tại sao không xuất khẩu chính ngạch, không phát triển logistics?...

Tuy nhiên, sau mỗi lần đặt ra những câu hỏi, theo Bộ trưởng, chúng ta lại “hay quên”, chỉ tập trung tháo gỡ hiện tượng trước mắt, bỏ bê những giải pháp lâu dài.

Đến ngay cả thời điểm hiện tại, những giải pháp như thông báo bà con nông dân không đưa hàng lên cửa khẩu, theo Bộ trưởng Hoan, cũng chỉ là đang “làm phần ngọn” chứ chưa tính đến phần gốc.

“Cách làm vẫn mù mờ về cung và cầu, đôi khi giống như buôn chuyến nhiều hơn là hợp tác bài bản, kết nối cung cầu”, lãnh đạo ngành nông nghiệp thẳng thắn nhìn nhận.

Nguyên nhân được chỉ ra, tiếp tục lại là câu chuyện về “tư duy sản lượng” đã được ông Hoan nhiều lần nhắc đến. Tư duy đó khiến ngành nông nghiệp “say sưa với thành tích xuất khẩu”, “hồ hởi với báo cáo kết quả xuất khẩu hàng năm” mà không nhìn nhận, đánh giá rủi ro, dù rủi ro luôn hiện hữu ngay trước mắt.

Ông Hoan nhấn mạnh, đây là dịp quan trọng để không chỉ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mà cả Bộ Công thương, các hiệp hội ngành hàng nông sản cùng đặt câu hỏi, đưa ra giải pháp để chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch. Đây cũng chính là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho các bộ, ngành trước tình trạng ùn tắc nông sản.

Chúng ta nghĩ ngắn quá rồi khi gặp vấn đề lại trách thị trường khó tính, để ùn ứ. "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", nhiều khi chính chúng ta phải xem lại mình trước.

Ông Lê minh hoan

Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bên cạnh sự vào cuộc của các bộ ngành, sự chủ động, tích cực đến từ phía cộng đồng doanh nghiệp cũng hết sức quan trọng. Trong câu chuyện xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp là người trực tiếp bị ảnh hưởng nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ với thị trường, thụ động tìm kiếm thông tin thị trường mà “chỉ lo đi buôn bán”.

Đồng quan điểm với ông Hoan, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) nhận xét, nhiều doanh nghiệp vẫn đi theo lối mòn, vẫn coi Trung Quốc là thị trường dễ tính, dễ xâm nhập, vẫn “thích” xuất khẩu tiểu ngạch.

Có thể nói, doanh nghiệp đang “dễ dãi” với bản thân mình. Chính bởi vì sự dễ dãi ấy, đến khi thị trường Trung Quốc có sự thay đổi là doanh nghiệp rơi ngay vào tình trạng “trở tay không kịp”.

Đặt kỳ vọng vào việc doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thông tin thị trường, chủ động hướng dẫn bà con nông dân canh tác theo nhu cầu thị trường, lãnh đạo ngành nông nghiệp cũng đề nghị Vinafruit và các hiệp hội ngành hàng hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương trong việc tổ chức lại ngành hàng, tổ chức lại thị trường.

“Đây là giải pháp căn cơ và Bộ chấp nhận làm lại gần như từ đầu về một hệ sinh thái, một chuỗi ngành hàng nông nghiệp”, ông Hoan nhấn mạnh.

Ùn ứ nông sản và câu chuyện đạo đức nơi cửa khẩu

Ùn ứ nông sản và câu chuyện đạo đức nơi cửa khẩu

Tiêu điểm -  3 năm

Trong bối cảnh hàng nghìn xe xuất khẩu nông sản phải "ăn đợi, nằm chờ" tại cửa khẩu trong thời gian khá dài chưa tìm được hướng giải quyết triệt để, dư luận lại nổi sóng với với kiểu “làm luật” trắng trợn, kiếm tiền bất chấp đạo đức và pháp luật ở cửa khẩu Lạng Sơn.

Giải quyết nông sản ùn ứ cần chính sách điều tiết

Giải quyết nông sản ùn ứ cần chính sách điều tiết

Tiêu điểm -  3 năm

Câu chuyện hàng nghìn xe nông sản ùn tắc ở các cửa khẩu xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc đang khiến dư luận xôn xao.

Sau Tràng An và Tam Chúc, Xuân Trường muốn 'đánh thức' Phố Hiến cổ bằng dự án tỷ đô

Sau Tràng An và Tam Chúc, Xuân Trường muốn 'đánh thức' Phố Hiến cổ bằng dự án tỷ đô

Tiêu điểm -  1 giờ

Xuân Trường đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ tại Hưng Yên với mục tiêu biến nơi đây thành điểm đến văn hóa lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn

Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn

Tiêu điểm -  16 giờ

Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.

Bắt 2 cán bộ kiểm định kỹ thuật tại TP.HCM làm giả chứng nhận an toàn thiết bị

Bắt 2 cán bộ kiểm định kỹ thuật tại TP.HCM làm giả chứng nhận an toàn thiết bị

Tiêu điểm -  1 ngày

Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt giữ hai cán bộ, lãnh đạo thuộc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II tại TP.HCM vì cấp giấy hợp quy khống cho công trình, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.

Chốt thời điểm tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện tái tạo

Chốt thời điểm tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện tái tạo

Tiêu điểm -  1 ngày

Phó thủ tướng Nguyễn Hoà Bình yêu cầu các bộ, ngành , địa phương tiếp tục rà soát lại các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án năng lượng liên quan đến trình tự về thủ tục xây dựng, cấp phép, quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giá ưu đãi FIT.

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Rộng cửa cho năng lượng tái tạo

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Rộng cửa cho năng lượng tái tạo

Tiêu điểm -  2 ngày

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.

Toàn cảnh ngày đầu vận hành nhà ga sân bay hiện đại bậc nhất Việt Nam

Toàn cảnh ngày đầu vận hành nhà ga sân bay hiện đại bậc nhất Việt Nam

Ống kính -  1 giờ

Ngày 19/4, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.

Gamuda Land Việt Nam thúc đẩy cam kết ESG

Gamuda Land Việt Nam thúc đẩy cam kết ESG

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Hoạt động trồng cây ở TP.HCM và Hải Phòng tiếp tục khẳng định cam kết thúc đẩy các giá trị môi trường, xã hội và quản trị của Gamuda Land Việt Nam.

Sau Tràng An và Tam Chúc, Xuân Trường muốn 'đánh thức' Phố Hiến cổ bằng dự án tỷ đô

Sau Tràng An và Tam Chúc, Xuân Trường muốn 'đánh thức' Phố Hiến cổ bằng dự án tỷ đô

Tiêu điểm -  1 giờ

Xuân Trường đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ tại Hưng Yên với mục tiêu biến nơi đây thành điểm đến văn hóa lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn

Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn

Tiêu điểm -  16 giờ

Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.

Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?

Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.

Vingroup khởi công siêu đô thị du lịch trên biển Cần Giờ

Vingroup khởi công siêu đô thị du lịch trên biển Cần Giờ

Bất động sản -  20 giờ

Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất tại Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành khu đô thị phát triển theo mô hình ESG hàng đầu thế giới.

Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?

Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?

Tài chính -  23 giờ

Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.

Đọc nhiều