Quốc tế

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến Việt Nam vì chiến tranh thương mại

Hoàng Linh Thứ tư, 14/08/2019 - 08:16

Nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đang "theo chân" các nhà sản xuất nước ngoài chuyển ra khỏi quốc gia này nhằm giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại kéo dài.

Không chỉ các nhà đầu tư ngoại, nhiều doanh nghiệp nội địa Trung Quốc cũng rời sản xuất sang Việt Nam vì lo ngại căng thẳng thương mại.

Theo dữ liệu tổng hợp bởi Nikkei, 33 doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc đã thông báo về kế hoạch thiết lập hoặc mở rộng sản xuất ra nước ngoài kể từ tháng 6 năm ngoái.

Giống như các nhà sản xuất ngoại quốc, các đợt thuế quan mà Mỹ áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc cùng với tiền lương và các chi phí khác gia tăng đang khiến nhiều doanh nghiệp tại đây rời đi. 

Gần 70% trong số các doanh nghiệp trên lựa chọn Việt Nam là điểm đến trong khi số còn lại chọn Cam-pu-chia, Ấn Độ, Malaysia, Mexico, Serbia và Thái Lan.

Theo thông báo của Jinhua Chunguang Rubber & Plastic Technology Co., Ltd gửi lên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải tháng trước, doanh nghiệp này sẽ đầu tư 4,35 triệu USD vào Việt Nam để thành lập cơ sở sản xuất, bổ sung vào 3 nhà máy hiện có đặt ở Malaysia và Trung Quốc.

Dự kiến nhà máy tại Việt Nam sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 380 mét vuông và đi vào sản xuất từ tháng 3 năm sau.

Jinhua Chunguang cho biết việc đầu tư trên nhằm tiếp tục khám phá thị trường quốc tế, tăng cường khả năng ứng phó với các thay đổi của môi trường quốc tế, tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng phục vụ khách hàng cũng như phù hợp với chiến lược “Đi ra” (go out) của Trung Quốc.

Jinhua Chunguang là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất vòi hút sử dụng trong các máy hút bụi. Đây là sản phẩm nằm trong danh sách bị gia tăng thuế quan khi Mỹ quyết định áp thuế cao hơn với 200 tỷ USD giá trị hàng xuất khẩu từ Trung Quốc. 

Huafu Fashion – nhà sản xuất len cuộn cuối năm ngoái cho biết đã đầu tư 2,5 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 362 triệu USD để xây dựng nhà máy tại Việt Nam nhằm tiếp cận tới các nguồn nguyên liệu rẻ hơn, giảm chi phí lao động cũng như tránh được hàng rào thuế quan.

Nhà máy này được đặt lại tỉnh Long An với công suất khoảng 500.000 cuộn mỗi năm, theo thông tin doanh nghiệp gửi lên Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến.

Theo số liệu từ Tổ chức lao động quốc tế (ILO), trong vòng 5 năm tính đến 2017, mức lương của Trung Quốc đã tăng 44%, lớn hơn nhiều con số 30% của Việt Nam, 28% của Malaysia và 11% của Mexico trong cùng thời kỳ. 

Theo Nikkei, các nhà phân tích cho biết, chi phí tăng đã kéo các doanh nghiệp di chuyển ra nước ngoài ngay cả trước cuộc chiến thương mại.

Kể từ năm 2001, Trung Quốc đã sử dụng chiến lược "đi ra" nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nội đầu tư ra nước ngoài nhưng sức hút từ bản thân thị trường này quá lớn.

Thời gian qua, không ít nhà sản xuất lớn của thế giới đã có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc và đổ đầu tư vào Việt Nam vì chiến tranh thương mại.

Hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản và thế giới Sharp cách đây không lâu thông báo sẽ xây nhà máy tại Việt Nam và thành lập công ty con 100% sở hữu Sharp Manufacturing Vietnam để quản lý hoạt động của nhà máy này.

Công ty trên dự kiến được thành lập tháng 2/2020 với mức vốn 25 triệu USD, tọa lạc tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Sharp đã loại bỏ kế hoạch sản xuất màn hình LCD bán cho thị trường Mỹ tại Trung Quốc và thay vào đó, chuyển sang Việt Nam nhằm tránh thuế quan gia tăng trong chiến tranh thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh.

Apple được cho là nhiều khả năng sẽ bắt đầu sản xuất thử nghiệm tai nghe không dây AirPods tại Việt Nam trong kế hoạch đa dạng hóa sản xuất sản phẩm điện tử tiêu dùng ra ngoài Trung Quốc.

Dự kiến, quá trình sản xuất đối với thế hệ AirPods mới nhất sẽ được thử nghiệm tại nhà máy nằm ở miền Bắc Việt Nam vào mùa hè này.

iPhone có thể ‘Made in Vietnam’ bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

iPhone có thể ‘Made in Vietnam’ bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Quốc tế -  5 năm
Một chiếc iPhone sản xuất tại Việt Nam là viễn cảnh có thể xảy ra nhưng để biến thành sự thật, các nhà cung cấp tại đây được cho cần giải quyết trở ngại liên quan đến nguyên liệu, quy mô sản xuất.
iPhone có thể ‘Made in Vietnam’ bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

iPhone có thể ‘Made in Vietnam’ bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Quốc tế -  5 năm
Một chiếc iPhone sản xuất tại Việt Nam là viễn cảnh có thể xảy ra nhưng để biến thành sự thật, các nhà cung cấp tại đây được cho cần giải quyết trở ngại liên quan đến nguyên liệu, quy mô sản xuất.
Kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Tiêu điểm -  5 năm

Theo Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế, xã hội quốc gia, tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ lan toả dần từ thương mại sang các lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, càng các năm sau sẽ có tác động lớn hơn các năm trước.

Chủ tịch VCCI khuyến nghị doanh nghiệp giữa chiến tranh thương mại

Chủ tịch VCCI khuyến nghị doanh nghiệp giữa chiến tranh thương mại

Tiêu điểm -  5 năm

TS. Vũ Tiến Lộc nhận định doanh nghiệp khi đầu tư cần hướng tới tầm nhìn dài hạn, có sự cẩn trọng cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động tới Việt Nam.

Hình ảnh Hạ Long tan hoang sau bão số 3

Hình ảnh Hạ Long tan hoang sau bão số 3

Ống kính -  26 phút

Cơn bão Yagi đổ bổ vào Quảng Ninh ngày 7/8 đã gây hư hại nhiều công trình, cửa hàng tại khu du lịch Bãi Cháy và Hòn Gai.

Siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng nề tại miền Bắc

Siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng nề tại miền Bắc

Tiêu điểm -  12 giờ

Siêu bão Yagi đổ bộ vào miền Bắc đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến nhiều tỉnh thành.

Quảng Ninh quyết không để ùn tắc tại cửa khẩu Móng Cái

Quảng Ninh quyết không để ùn tắc tại cửa khẩu Móng Cái

Tiêu điểm -  16 giờ

Hàng trăm container, xe tải đã đăng ký xuất khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) trong ngày đầu tiên hoạt động trở lại sau bão số 3.

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn Danh Khôi

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn Danh Khôi

Tài chính -  20 giờ

Đơn vị kiểm toán lo ngại khả năng của Danh Khôi trong việc thanh toán, gia hạn hoặc tái cấu trúc các khoản nợ, hay thu hồi dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh.

Gam màu sáng tối trong bức tranh kinh doanh của ngành hàng không

Gam màu sáng tối trong bức tranh kinh doanh của ngành hàng không

Doanh nghiệp -  20 giờ

Ngành hàng không đã ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong nửa đầu năm 2024 nhờ hoạt động vận chuyển phục hồi ấn tượng.

Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

Ống kính -  20 giờ

Cơn bão số 3 mang tên Yagi quét qua thủ đô với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 làm nhiều cây xanh ngã đổ, đường phố tan hoang.

Đất trúng đấu giá gấp nhiều lần giá khởi điểm: Đúng thực tế!

Đất trúng đấu giá gấp nhiều lần giá khởi điểm: Đúng thực tế!

Tiêu điểm -  22 giờ

Liệu có lỗi từ cơ chế chính sách hay lỗi do quá trình tổ chức trong hai phiên đấu giá đất ở ngoại thành Hà Nội gây xôn xao dư luận vẫn chưa được xác định cụ thể.