Doanh nghiệp Việt 'tìm cơ trong nguy' ở thị trường Mỹ

Đặng Hoa Thứ ba, 21/09/2021 - 08:02

Nếu có sự chuẩn bị tốt, các doanh nghiệp sẽ có khả năng tiến sâu và chinh phục thị trường Mỹ vốn đang thu hẹp “cánh cửa cơ hội” cho hàng hoá Trung Quốc và mở rộng cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Sản phẩm khẩu trang vải của Việt Nam được sử dụng trên thị trường Mỹ. Ảnh: Nature2you

Câu chuyện tìm cơ trong nguy ở Mỹ của một doanh nhân Việt

Là một trong những quốc gia đầu tiên “dính” Covid-19, Mỹ đã không có sự chuẩn bị nào và rơi vào một cuộc khủng hoảng về y tế khi thiếu trầm trọng các trang thiết bị cần thiết như nước rửa tay, khẩu trang… vào đầu năm ngoái.

Tính đến ngày 21/9/2021, Covid đã khiến hơn 690 nghìn người chết ở Mỹ. 

Số liệu tháng 1/2020, cho thấy, doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở quốc gia này với 34% doanh nghiệp phá sản, đa phần hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, khách sạn và hàng loạt trung tâm mua sắm. Bạo động xảy ra, nhiều vấn đề phát sinh đã ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế Mỹ.

Tuy nhiên, một số điểm thuận lợi có thể kể đến như sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để duy trì, hỗ trợ ngân sách cho từng cá nhân và hỗ trợ thất nghiệp cho những người có báo cáo thuế đầy đủ. Cũng nhờ vậy mà hoạt động mua sắm của người dân vẫn diễn ra, chủ yếu chuyển qua các nền tảng trực tuyến.

Trong bối cảnh đó, Công ty Nature2you LLC (Mỹ) do bà Trần Thị Phương Linh sáng lập vẫn luôn quyết tâm sinh tồn dù đối mặt với muôn vàn khó khăn. Bà Linh xác định, phải luôn tìm cơ hội trong nguy nan và nắm bắt cơ hội để tồn tại.

Trước hết là nắm bắt cơ hội và nhu cầu của thị trường. Bà Linh hợp tác với một doanh nghiệp ở Việt Nam để chuyển qua kinh doanh hàng hoá mùa dịch như khẩu trang và các thiết bị y tế nhập khẩu. Nhờ đẩy mạnh quảng cáo, bà Linh cho biết đã phân phối được 400 nghìn chiếc khẩu trang vải của Việt Nam đến người tiêu dùng Mỹ.

Bà cho biết, người tiêu dùng ở Mỹ sử dụng và rất thích các sản phẩm của Việt Nam. Đến nay, họ vẫn đang sử dụng các sản phẩm của Nature2you.

Tuy nhiên, bà Linh cũng thừa nhận, cơ hội kinh doanh các mặt hàng mùa Covid thường khá ngắn do các đơn vị khác cũng nắm bắt được xu hướng sau một thời gian quan sát và nguồn cung ứng cho thi trường tăng lên nhanh chóng. Gần một năm, các sản phẩm mùa dịch trở nên bão hoà.

“Tuy nhiên, chúng tôi không dừng lại ở đó mà tiếp tục coi đó là động lực để mang các sản phẩm khác của Việt Nam đến tay người tiêu dùng ở Mỹ. Lúc này, sự thay đổi và thích ứng nhanh chóng, linh hoạt là những từ khoá quan trọng với Nature2you”, bà Linh chia sẻ trong toạ đàm "Trỗi dậy" do Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 tổ chức.

Cơ hội lớn của doanh nghiệp Việt ở thị trường Mỹ
Bà Trần Thị Phương Linh, nhà sáng lập Công ty Nature2you LLC (Mỹ)

Cụ thể, Nature2you tập trung đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến, qua truyền hình và các kênh phát trực tiếp (livestream) vì nhu cầu mua sắm của người Mỹ vẫn không ngừng, cơ hội cho các doanh nghiệp vẫn có nhiều. Đồng thời, công ty này triển khai tốt các kênh tiếp thị.

Doanh nghiệp này cũng đầu tư kiểm soát chất lượng hàng hoá cung cấp ra thị trường, yếu tố này được đặc biệt quan tâm trong mùa dịch.

Bà Linh cho biết, các doanh nghiệp hiện nay còn trụ lại trên thị trường là đã trở lại 100% cách đây khoảng ba tháng.

Hiện nay, người Mỹ đã quay trở lại cuộc sống bình thường trong trạng thái bình thường mới mà không cần đeo khẩu trang với những người đã được tiêm hai mũi vaccine. Thói quen tiêu dùng ở Mỹ đã thay đổi với việc dịch chuyển lên các nền tảng trực tuyến. Đồng thời, nhu cầu hàng hoá của Mỹ tăng lên, đặc biệt là nhu cầu mua hàng hoá từ các nước như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan…

Cơ hội lớn của doanh nghiệp Việt

Cách đây không lâu, bà Linh đến hội chợ ở California và Las Vegas. Quy mô các hội chợ chỉ bằng một nửa so với các năm về trước, số lượng doanh nghiệp tham gia đa phần là doanh nghiệp hoạt động tại Mỹ.

Đáng chú ý, 70% sản phẩm tại các hội chợ này trước đây đến từ Trung Quốc. Quốc gia châu Á này đã dành mười năm để chinh phục thị trường Mỹ bằng nhiều kênh khác nhau. Hàng Trung Quốc đã đi sâu vào cuộc sống người Mỹ.

Nhưng do khó khăn về chi phí kho vận cộng với những ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng doanh nghiệp Trung Quốc tham gia hội chợ cũng không nhiều. Bà Linh cho biết, logistics bị ách tắc, giá tăng từ 4.000 USD lên 15 – 18 nghìn USD mỗi container.

“Với Việt Nam là nguy cơ là cả cơ hội và khó khăn. Nếu không có hướng giải quyết thì sẽ mất đi cơ hội để nhập khẩu vào Mỹ. Hiện nay, các doanh nghiệp đang rất cần hàng và đã bắt đầu mở cơ hội cho Việt Nam”, bà Linh nói.

Sau mười năm, hàng hoá Trung Quốc đã đạt được 70% thị phần bán hàng trên Amazon. Tuy nhiên, Mỹ hiện đang “thanh lọc” hàng hoá Trung Quốc và dành nhiều cơ hội cho các nước khác, trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo của The Verge, Amazon hiện đã cấm cửa vĩnh viễn hơn 600 thương hiệu Trung Quốc vì gian lận trong việc đánh giá sản phẩm.

Năm nhà bán hàng lớn của Trung Quốc với doanh số hàng năm vượt trên 1 tỷ USD đã bị Amazon loại khỏi cuộc chơi. Do bị tác động nên các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang chuyển qua thị trường trực tuyến của Walmart.

Hơn thế nữa, theo Viện Kinh tế quốc tế Peterson, mức thuế trung bình áp dụng với phần lớn hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ là hơn 19%, cao gấp sáu lần thời điểm trước khi chiến tranh thương mại bùng nổ năm 2018. Trong khi đó, mức thuế trung bình với các quốc

“Đó là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam với nhiều ưu đãi như hiện nay. Việc đánh thuế cao như vậy cho thấy sản phẩm của Trung Quốc sắp tới không thể nào trụ lâu với cái giá thấp được, ngoại trừ có các chính sách gì đó ưu tiên”, nhà sáng lập Nature2you nhấn mạnh.

Cơ hội lớn của doanh nghiệp Việt ở thị trường Mỹ 1
Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong tám tháng đầu năm 2021 tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xây dựng thương hiệu Việt để nắm bắt cơ hội

Bà Linh cho rằng, các doanh nghiệp Việt nếu muốn tiến sâu vào thị trường Mỹ thì cần tìm hiểu về đối thủ cũng như thị trường. Cụ thể, đối thủ là ai, đang làm gì và làm như thế nào, ai chiếm thị phần nhiều nhất, giá bao nhiêu, chất lượng như thế nào… “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Đặc biệt, các doanh nghiệp nên tự xây dựng thương hiệu bán hàng bằng chính thương hiệu của mình, chinh phục thế giới bằng chính thương hiệu của người Việt.

Để làm được điều đó, trước hết, chất lượng hàng hoá phải được đặt lên hàng đầu. Hàng giá rẻ cũng phải tốt, nếu giá rẻ mà không tốt thì đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội thứ nhất, sẽ không có cơ hội thứ hai.

Trước đây, nói đến sản phẩm ti vi ở Mỹ, người ta sẽ nghĩ ngay đến Sony vì đó là thương hiệu của Nhật với chất lượng rất tốt. Nhưng sau một thời gian, Hàn Quốc đã nhìn ra vấn đề và thay đổi, đã hướng đến chất lượng và nhanh chóng chinh phục thị trường. Giờ đây, thương hiệu ti vi được ưa chuộng ở Mỹ là Samsung, LG nhờ giá hợp lý, chất lượng tốt và mẫu mã đẹp.

Thứ hai, cần xây dựng song song các kênh bán hàng. Khi xu hướng tiêu dùng đã dịch chuyển lên các nền tảng trực tuyến thì các doanh nghiệp cũng phải chú trọng kênh này, áp dụng bán hàng đa kênh (omni channel). Đặc biệt, phải xây dựng website bán hàng riêng của công ty để chinh phục thị trường bằng những cái tên của người Việt.

Bà Linh lưu ý, khi xây dựng kênh bán hàng B2C, cần hiểu đối thủ, làm thương hiệu và có vốn đầu tư. Còn khi xây dựng kênh bán hàng B2B thì cần phải hiểu thị trường.

Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt muốn tiến sâu vào thị trường Mỹ cần có một đối tác mạnh ở Mỹ, hiểu văn hoá, thị trường và tin tưởng, có nguồn vốn.

Nhà sáng lập Nature2you nhìn nhận, Covid-19 đã ghé thăm tất cả quốc gia nhưng rồi cũng sẽ qua, như sự kết thúc của một “giấc mơ u ám” kéo dài 1,5 năm ở Mỹ. Vì vậy, các doanh nghiệp nên đón nhận một cách thông minh, vui vẻ và cần có sự chuẩn bị tốt.

“Lúc này, hãy trỗi dậy, sốc lại đội ngũ và cần có sự chuẩn bị thật tốt để khi đại dịch qua đi thì sẽ không bỡ ngỡ và nuối tiếc”, bà Linh nói.

Để xuất khẩu có thương hiệu vào Mỹ

Để xuất khẩu có thương hiệu vào Mỹ

Leader talk -  3 năm
Việc xuất khẩu có thương hiệu vào Mỹ sẽ giúp xoá bỏ tâm lý nhược tiểu bấy lâu nay của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Để xuất khẩu có thương hiệu vào Mỹ

Để xuất khẩu có thương hiệu vào Mỹ

Leader talk -  3 năm
Việc xuất khẩu có thương hiệu vào Mỹ sẽ giúp xoá bỏ tâm lý nhược tiểu bấy lâu nay của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Hướng đi khác biệt của thương hiệu mỹ phẩm Việt từng lên CNN

Hướng đi khác biệt của thương hiệu mỹ phẩm Việt từng lên CNN

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Sự khác biệt trong sản phẩm, thị trường mục tiêu và cách xây dựng thương hiệu đã làm nên sự thành công của thương hiệu mỹ phẩm Việt Skinlosophy.

Phó tổng thống Mỹ thăm Việt Nam: Củng cố chuỗi cung ứng quan trọng

Phó tổng thống Mỹ thăm Việt Nam: Củng cố chuỗi cung ứng quan trọng

Tiêu điểm -  3 năm

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết chuyến thăm Singapore và Việt Nam sắp tới nhằm mục đích xây dựng quan hệ thương mại với các quốc gia quan trọng trong chuỗi cung ứng.

Mỹ ‘kéo’ ngân hàng đa phương vào phát triển năng lượng sạch

Mỹ ‘kéo’ ngân hàng đa phương vào phát triển năng lượng sạch

Phát triển bền vững -  3 năm

Trong thời gian tới, Mỹ sẽ hướng đầu tư của các ngân hàng phát triển đa phương vào năng lượng sạch, chỉ đầu tư nhiên liệu hóa thạch nếu không có phương án khác khả thi.

Mỹ sẽ không áp biện pháp hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam

Mỹ sẽ không áp biện pháp hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt tích cực đối với quan hệ kinh tế thương mại song phương, môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  11 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  11 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  12 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều