Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ
Bộ Tài chính Mỹ cho biết không có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận Việt Nam và Thụy Sĩ có thao túng tiền tệ.
Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt tích cực đối với quan hệ kinh tế thương mại song phương, môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam.
Cơ quan đại diện Thương mại Mỹ (USTR) sẽ không ban hành biện pháp hạn chế thương mại với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, theo Bộ Công thương.
Đây là kết luận điều tra của USTR về các hành vi, chính sách, thực tiễn áp dụng của Việt Nam liên quan đến vấn đề về định giá thấp tiền tệ, trên cơ sở thỏa thuận đạt được vào ngày 19/7 giữa Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước về các chính sách tiền tệ của Việt Nam.
"Quyết định này có ý nghĩa tích cực đối với quan hệ kinh tế thương mại song phương, môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam và hướng tới quan hệ ổn định và bền vững, có lợi cho cả hai nước trên tinh thần Đối tác toàn diện", Bộ Công thương đánh giá.
Cơ quan này cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động hợp tác với Mỹ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của Mỹ với Việt Nam, nhằm duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, hai bên cùng có lợi.
Trước đó, báo cáo tháng 12/2020 của Bộ Tài chính Mỹ xác định Việt Nam và Thụy Sĩ đáp ứng ba tiêu chí bị gắn nhãn "thao túng tiền tệ" theo Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015.
Các tiêu chí của Bộ Tài chính Mỹ đưa ra là thặng dư cán cân tài khoản vãng lai tương đương với ít nhất 2% GDP, tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng và thặng dư thương mại song phương với Mỹ ít nhất đạt 20 tỷ USD.
Đến báo cáo vào tháng 4/2021, Bộ Tài chính Mỹ cho biết không có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn bị đưa vào danh sách giám sát tăng cường khi có dấu hiệu đáng ứng cả 3 tiêu chí trên.
Tại cuộc làm việc mới nhất với Bộ trưởng Thương mại Mỹ ngày 19/7, Ngân hàng Nhà nước luôn khẳng định chính sách tỷ giá của Việt Nam, trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung, hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại không công bằng.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, trong giai đoạn 2015-2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 230%, trong khi xuất khẩu từ Mỹ vào Việt Nam cũng tăng trưởng tới hơn 175%.
Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ. Riêng trong năm 2020 - năm đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa 2 nước vượt qua mốc 90 tỷ USD (đạt 90,8 tỷ USD).
Trong 7 tháng đầu năm nay, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 53,6 tỷ USD, tăng hơn 37% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ khoảng 8,9 tỷ USD, tăng gần 10%.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết không có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận Việt Nam và Thụy Sĩ có thao túng tiền tệ.
Trong trường hợp tiêu cực nhất, VCBS nhận định các mặt hàng có nguy cơ chịu mức thuế cao cũng sẽ tương đối đặc thù và có thể không phải là các nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không nên quá lo lắng trước việc Bộ Tài chính Mỹ xem Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ, bởi đây mới chỉ là cáo buộc ban đầu, chưa phải phán quyết cuối cùng.
Ngay từ tháng 5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dùng hình ảnh đôi giày Nike để minh họa lợi nhuận của các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam, từ đó, giúp thấy rõ hơn thực chất của quan hệ thương mại giữa hai bên. Còn theo các chuyên gia, Việt Nam hoàn toàn không có chủ đích hay ý đồ thao túng tiền tệ, chưa bao giờ Việt Nam có chủ trương phá giá đồng tiền để tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu. Và bản chất là như vậy.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.